Tái cơ cấu nông nghiệp: 8 chỉ đạo, điều hành nổi bật của Bộ NNPTNT

Hà Vũ Thứ hai, ngày 23/12/2019 14:59 PM (GMT+7)
Năm 2019, nông nghiệp nước ta tiếp tục hội nhập sâu hơn, đồng thời đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức khi chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất manh mún, hiệu quả thấp, sức cạnh tranh nông sản hàng hóa còn yếu, lại chịu tác động lớn bởi Dịch tả lợn châu Phi xâm nhiễm và lan rộng trên cả nước, gây thiệt hại chưa từng có đối với ngành chăn nuôi...
Bình luận 0

Chủ động rà soát, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch, cơ cấu sản xuất phù hợp, dựa trên lợi thế, thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu

Đối với sản xuất lúa, Bộ đã chỉ đạo các địa phương chuyển đổi khoảng 100 nghìn ha lúa có khả năng hạn, thiếu nước tưới chuyển sang cây trồng khác, cùng với chuyển đổi diện tích lúa hiệu quả thấp sang các cây trồng, nuôi trồng thủy sản có thu nhập cao hơn. Tập trung kiểm soát, nâng tỷ lệ giống lúa chất lượng, giá trị cao chiếm trên 80% gạo xuất khẩu, vì vậy đã nâng giá gạo xuất khẩu bình quân tăng từ 502 USD/tấn năm 2018 lên 510 USD/tấn năm nay. Về tổng quát, ngành lúa gạo Việt Nam tiếp tục giữ đà tăng năng suất, sản lượng, giá trị “Thương hiệu hạt gạo Việt” từng bước khẳng định uy tín trên trường quốc tế như: Gạo hữu cơ Quảng Trị; gạo ST25 đạt giải “Gạo ngon nhất thế giới”...

Mở rộng thực hiện các quy trình sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường (như VietGAP, Global GAP...). Năm 2019 đã có 39,3 nghìn ha cây trồng được chứng nhận VietGAP là, trong đó: quả 22,66 nghìn ha; rau 5,99 nghìn ha; lúa 5,27 nghìn ha; chè 5,12 nghìn ha; cà phê 101 ha; cây khác 105 ha.

img

Công tác mở cửa thị trường, xúc tiến thương mại nông lâm thủy sản được chú trọng, kịp thời giải quyết các vướng mắc để thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường truyền thống và mở rộng thêm đối với các thị trường có tiềm năng. Thặng dư thương mại nông lâm thủy sản tăng cao

Năm 2019, mặc dù khó khăn về thị trường, các mặt hàng nông sản giảm giá từ 10 - 15%, nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu NLTS ước đạt 41,3 tỷ USD, tăng khoảng 3,5% so với với năm 2018, riêng lĩnh vực lâm nghiệp đạt trên 11 tỷ USD, tăng gần 20%. Thặng dư thương mại toàn ngành ước đạt mức kỷ lục 9,9 tỷ USD, tăng 14%, cao hơn 1,12 tỷ USD so với năm 2018. Tiếp tục duy trì 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1,0 tỷ USD; trong đó có 5 mặt hàng trên 3 tỷ USD (gỗ và sản phẩm gỗ; tôm; rau quả; cà phê; hạt điều). Bộ đã chỉ đạo các đơn vị tích cực đàm phán để có thêm các loại quả tươi có giá trị cao xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc...; đồng thời, thúc đẩy xuất khẩu thịt gà chế biến đi Nhật Bản; xuất khẩu lợn sữa vào Malaysia, Hồng Kông; xuất khẩu mật ong đi EU, Hoa Kỳ. Lô sữa đầu tiên được xuất vào Trung Quốc trong tháng 10/2019, hoàn thành đàm phán với cơ quan có thẩm quyền của Hồng Kông (Trung Quốc) để xuất khẩu thịt lợn mảnh đông lạnh, thịt gà chế biến và tổ yến sang Hồng Kông. Đối với lĩnh vực thủy sản, Mỹ đã công nhận tương đương đối với mặt hàng các da trơn Việt Nam, giảm thuế nhập khẩu cá tra, tôm từ nước ta vào Mỹ hầu hết ở mức 0%; Trung Quốc đã chấp thuận nhập khẩu chính ngạch 48 loài thủy sản sống và 128 loại sản phẩm thủy sản sơ chế, chế biến từ Việt Nam. Đối với lĩnh vực lâm nghiệp, việc phê chuẩn và triển khai thực hiện Hiệp định VPA/FLEGT và tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) đã mang lại nhiều cơ hội cho ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản.

Tạo môi trường thuận lợi và hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác, doanh nghiệp phát triển mạnh, trở thành động lực phát triển nông nghiệp, nông thôn và cơ cấu lại ngành nông nghiệp; hình thành các chuỗi liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp, hợp tác xã

Năm 2019, đã thành lập mới được 06 Liên hiệp HTX NN, 1.800 HTX NN, nâng tổng số lên 45 Liên hiệp HTX NN, 15.300 HTX NN, trong đó có 72,89% số HTX hoạt động hiệu quả (năm 2018 là 55%), tỷ lệ HTX tham gia dịch vụ tiêu thụ nông sản cho xã viên tăng từ dưới 10% trước đây lên 24,5%. Cả nước có 36.000 trang trại theo tiêu chí mới, tăng 500 trang trại so với năm 2018; các trang trại ngày càng sử dụng nhiều đất đai, lao động và sản xuất lượng nông sản hàng hóa lớn; tổ chức sản xuất theo chuỗi, hợp tác liên kết quy mô lớn tiếp tục được nhân rộng ở các lĩnh vực và nhiều địa phương.

Xây dựng và vận hành ổn định 1.484 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, tăng 388 chuỗi so với năm 2018, với 2.374 sản phẩm, tăng 948 sản phẩm và 3.267 địa điểm bán nông sản hàng hóa ATTP, tăng 93 địa điểm. Bước đầu tiến hành xây dựng các chuỗi liên kết một số sản phẩm chủ lực trên quy mô vùng, như: Chuỗi liên kết cá tra ba cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL; Chuỗi liên kết trồng, chế biến, xuất khẩu lâm sản; Chuỗi liên kết lúa gạo với hàng ngàn hộ trồng lúa ở vùng ĐBSCL.

img

Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khuyến khích, thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, tạo ba trục sản phẩm chất lượng, an toàn thực phẩm

Thực hiện đồng bộ các giải pháp theo ba trục sản phẩm: Nhóm sản phẩm chủ lực cấp quốc gia; Nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; Nhóm sản phẩm địa phương (OCOP), tạo ra các sản phẩm nông nghiệp chất lượng, an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nhiều sản phẩm chủ lực cấp quốc gia, cấp tỉnh có hàm lượng KHCN cao được áp dụng từ khâu sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến như tôm, cá tra, sản phẩm gỗ…; rất nhiều vùng nuôi trồng, nhiều nhà máy chế biến sản phẩm công nghệ cao đã đi vào hoạt động và đang phát huy hiệu quả; ở nhóm sản phẩm OCOP kết hợp truyền thống với ứng dụng khoa học công nghệ đa dạng, phong phú, chất lượng, mẫu mã bao bì đẹp, truy xuất được nguồn gốc. Ở cấp quốc gia, đến nay đã có 03 khu NNƯDCNC được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập (Hậu Giang, Phú Yên và Bạc Liêu); 08 Khu đang trong quá trình hoàn thiện đề án. Cấp địa phương, có 09 vùng NNUDCNC nuôi trồng thủy sản, trồng hoa, lúa, chuối được địa phương công nhận; 124 khu sản xuất NNƯDCNC do doanh nghiệp đầu tư được UBND cấp tỉnh thành lập; và 45 Doanh nghiệp nông nghiệp được công nhận là doanh nghiệp NNUDCNC.

Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới về đích sớm trước 1,5 năm

Đến nay, cả nước có 4.806 xã (54%) đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân cả nước đạt 15,66 tiêu chí/xã, không còn xã dưới 5 tiêu chí, hoàn thành mục tiêu 10 năm (2010 - 2020) trước 1,5 năm; có 63 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, một số địa phương có xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 111/664 đơn vị cấp huyện (16,86%) của 41 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM; 08 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 100% số xã đạt chuẩn NTM (năm 2018 có 3.787 xã, chiếm 42,4%, bình quân đạt 14,33 tiêu chí/xã; 61 đơn vị cấp huyện thuộc 31 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương); 94% cư dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh (tăng 2% so với năm 2018, tăng 8% so với năm 2015), vượt mục tiêu đề ra vào năm 2020.

Chủ động, tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ từ trung ương đến địa phương trong công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi đã đạt hiệu quả tích cực rõ rệt

Trung ương Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đặc biệt quan tâm, chỉ đạo rất cụ thể các giải pháp phòng ngừa, chỗng xâm nhiễm; tổ chức tiêu độc, khử trùng và dập dịch. Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì, chỉ đạo tại 05 Hội nghị về phòng, chống bệnh DTLCP và trực tiếp đến cơ sở để kiểm tra và chỉ đạo tổ chức công tác phòng, chống bệnh DTLCP. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật và triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh; phối hợp với các tổ chức quốc tế (OIE, FAO) và các nước hỗ trợ Việt Nam trong phòng, chống dịch bệnh và tổ chức nghiên cứu vắc xin DTLCP... Tham mưu Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh DTLCP, theo đó đã bố trí ngân sách hơn 5.000 tỷ đồng để hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh.

Đến nay, nhiều địa phương đã kiểm soát tốt dịch bệnh và duy trì chăn nuôi lợn an toàn sinh học, gia tăng sản xuất chăn nuôi gia cầm, gia súc lớn thay thế thịt lợn giảm sản lượng, góp phần ổn định giá cả thị trường và chỉ số CPI... Nhờ vậy, sản lượng các sản phẩm chăn nuôi khác đều tăng mạnh, như thịt gia cầm đạt 1,3 triệu tấn, tăng 15% (tăng 145 nghìn tấn), trứng gia cầm tăng 12% (tăng 1,4 tỷ quả), gia súc lớn tăng 4,2%...

Công tác thủy lợi và phòng chống thiên tai đã có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước chủ động ứng phó và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.

Trong năm, đã hoàn thành 51 dự án đầu tư từ nguồn vốn do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý, nhiều dự án được đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành sớm. Kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, hệ thống các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất và phòng chống thiên tai. Hệ thống thủy lợi tiếp tục được đầu tư theo hướng đa mục tiêu; làm tốt công tác dự báo quản lý tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước, đảm bảo phòng tránh úng ngập. Tiếp tục chỉ đạo nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi. Năng lực tưới của hệ thống thủy lợi tăng thêm khoảng 10 nghìn ha, năng lực tiêu tăng thêm khoảng 10 nghìn ha.

Năm 2019, công tác phòng chống thiên tai đã được triển khai chủ động, bài bản hơn, giảm thiệt hại nhiều so với năm 2018; trong đó, số người chết và mất tích là 130 (năm 2018 là 224 người); về kinh tế, thiệt hại khoảng 7.000 tỷ đồng (năm 2018 là 20.000 tỷ đồng). Tập trung cao độ xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển ở những điểm nguy hiểm cùng với sắp xếp dân cư, ổn định đời sống, sản xuất ở những vùng sạt lở.

Thực hiện hiệu quả 3 đột phá chiến lược, trong đó chú trọng hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp và PTNT

Năm 2019, trình Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Đê điều, Luật Phòng chống thiên tai; Chính phủ ban hành 6 Nghị định, Thủ tướng Chính phủ ban hành 1 Quyết định; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành 30 Thông tư; hoàn thành 16/16 đề án trình Chính phủ.

Thực hiện Nghị quyết 18, 19 của BCH Trung ương Đảng khóa XII, năm 2019 giảm khoảng 2,1% biên chế công chức, viên chức so với năm 2018; tinh gọn 3 tổ chức trực thuộc Bộ, giảm trên 41 đơn vị trực thuộc các trường; hệ thống quản lý nhà nước ngành ở các cấp cũng được rà soát, giảm đầu mối trung gian, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý. 

Thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ: số 35/NQ-CP, số 02/NQ-CP, năm 2019, Bộ đã đẩy nhanh tiến độ, chất lượng xây dựng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, cả năm có thêm khoảng 187.810 hồ sơ tiếp nhận qua hệ thống. Thực hiện mạnh mẽ việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; đã ban hành Danh mục TTHC lĩnh vực nông nghiệp và PTNT với tổng số 386 TTHC; số TTHC được cắt giảm so với trước đó là 122 thủ tục, đã công bố 1.768 dòng hàng phải kiểm tra chuyên ngành.

3 năm liên tiếp khủng hoảng giá, người trồng cà phê đuối sức

Ông Lương Văn Tự - Chủ tịch Hiệp hội Cà phê, Ca cao Việt Nam cho biết như thế tại Diễn đàn Phát triển cà phê Việt Nam bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu và khủng hoảng giá diễn ra ngày 3/12 tại TP.HCM.

img

Ông Lương Văn Tự - Chủ tịch Hiệp hội Cà phê, Ca cao Việt Nam

Ông Tự kể, tại một cuộc họp ở London mới đây, các chuyên gia thế giới đã bàn rất nhiều đến giải pháp làm sao trợ giá cho nông dân. Một quan điểm được nêu ra là khuyến khích tiêu dùng cà phê nhiều hơn.

Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy cà phê có tác dụng trong việc chống ung thư. “Tuy nhiên, trong lúc cà phê rớt giá thê thảm, viễn cảnh đối nghịch đặt ra khi người tiêu dùng được dùng cà phê nhiều hơn, góp phần bảo vệ sức khỏe nhưng người trồng cà phê thì ngắc ngoải. Mức sống của người trồng cà phê hiện nay rất đáng quan tâm” - ông Tự nói.

img

Nông dân trồng cà phê đang tiếp tục đối diện cuộc khủng hoảng rớt giá kéo dài. Ảnh: Hương Giang

Theo ông Tự, cần phải mất nhiều thời gian để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay. Hiện Việt Nam đã trải qua năm thứ 3 của khủng hoảng giá, và vẫn chưa biết chắc năm sau tình hình có cải thiện hơn hay không.

Hiện, giá cà phê thế giới đã có dấu hiệu nhích lên nhưng mặt bằng chung vẫn còn rất thấp. Các biện pháp sắp tới phải giúp người trồng tiếp tục gắn bó với cây cà phê thay vì bỏ cây trồng đã gắn bó lâu năm hoặc chuyển đổi sang loại cây trồng khác.

img

Khuyến khích tiêu dùng cà phê nội địa là một trong những giải pháp nhằm tăng sức tiêu thụ.

Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ tài chính vì nông dân đang đối diện với rất nhiều khó khăn trong việc thanh toán lãi suất ngân hàng. Hoặc các biện pháp giãn nợ từ phía ngân hàng cũng cần đặt ra. Nếu không, mùa trồng sau, nông dân lại tiếp tục đối diện những khó khăn cũ.

Trao đổi với các diễn giả quốc tế, ông Tự cho biết Chính phủ Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do. Đây là cơ hội tốt mở cửa thị trường; nhất là sản phẩm chế biến như cà phê hòa tan, rang xay.

img

Giá cà phê thế giới gần đây đã nhích lên nhưng việc phục hồi sản xuất còn hạn chế.

Hiện Việt Nam và các nhà xuất nhập khẩu đang cải thiện chuỗi giá trị, các doanh nghiệp cũng đang nỗ lực nâng cao năng lực chế biến. “Đây là giải pháp quan trọng để nâng cao giá trị gia tăng và thúc đẩy tiêu thụ cà phê trong nước. Thông qua đó, các doanh nghiệp có thể hỗ trợ nông dân tiêu thụ tốt hơn và giúp họ sớm vượt qua khủng hoảng” - ông Tự chia sẻ.

Ông Thái Như Hiệp – Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Hiệp (Gia Lai), cho rằng trong việc thích ứng với BĐKH hiện nay, nước và giống đang là những vấn đề nan giải đặt ra với nông dân trồng cà phê.

Thực tế hiện nay, người trồng loay hoay đối diện với nhiều khó khăn. Các yếu tố này khiến giá thành sản xuất trong tăng cao so với thế giới. Chỉ khi giải quyết tốt nguồn giống thích ứng và vấn đề nước tưới mới giúp việc kháng cự BĐKH có hiệu quả.

img

Các diễn giả quốc tế bàn giải pháp giúp phát triển cà phê bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu và biến động giá

Ông Lê Văn Đức - Phó Cục trưởng Cục Trồng Trọt lại nhìn nhận cuộc khủng hoảng giá hiện nay là cơ hội để thay thế nguồn giống cà phê mới, cho năng suất cao hơn.

Chương trình tái canh cà phê và hàng loạt biện pháp như xen canh, tưới nước tiết kiệm... mà ngành nông nghiệp thực hiện nhiều năm qua đang cho những kết quả tích cực.

"Việt Nam xác định khi đã ký hàng loạt hiệp định thương mại tự do thì chuyện giá lên xuống là tất yếu theo quy luật thị trường. Việc cần thiết là tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ từ kỹ thuật, tài chính đến thống tin để người trồng điều chỉnh việc sản xuất”, ông Đức chia sẻ.

Nguyễn Vy

Gần 2.800 doanh nghiệp mới được thành lập

Theo Bộ NNPTNT: Lực lượng doanh nghiệp nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng mạnh, năm 2019 thành lập mới 2.756 doanh nghiệp, tăng 25,3% so với năm 2018, nâng tổng số doanh nghiệp NN lên 12.581 doanh nghiệp, tăng 36,23% (NLTS là một trong những lĩnh vực có số doanh nghiệp quay lại hoạt động cao hơn đáng kể so với lượng tạm ngừng). Bên cạnh sự đầu tư, phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, một số tập đoàn, doanh nghiệp lớn đã mở rộng đầu tư vào nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng CNC, như: Tập đoàn lớn như Vinamilk, Nafoods, TH, Dabaco Việt Nam, Masan, Lavifood, Ba Huân, Biển Đông… Cùng với hiệu ứng của nhiều chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, công nghiệp phụ trợ được nâng cao năng lực, một số tập đoàn kinh tế lớn đã chú trọng đầu tư vào chế biến sâu.

Năm 2019 có 17 dự án với tổng mức đầu tư trên 20.000 tỷ đồng được khánh thành, đi vào hoạt động (Từ năm 2018 đến nay, tổng vốn đầu tư trên 33.000 tỷ đồng với 30 dự án đã hoạt động và đang triển khai cả nước), giúp nâng cao chất lượng, mẫu mã và đa dạng các mặt hàng nông sản, lâm, thủy sản.

K.L

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem