Người dân lặng lẽ vãn cảnh chùa Hà rằm tháng Giêng giữa dịch virus Corona

Thủy Vũ Thứ bảy, ngày 08/02/2020 18:22 PM (GMT+7)
Chùa Hà mở cửa rằm tháng Giêng sau những ngày tạm dừng đón khách trong dịp Tết Canh Tý vì dịch virus Corona.
Bình luận 0

img

Hôm nay là ngày duy nhất chùa Hà mở cửa kể từ Tết Canh Tý đến giờ vì dịch virus Corona.

img

Chùa Hà là ngôi chùa có tiếng linh thiêng nên bình thường vào ngày rằm, mùng 1 rất đông các bạn trẻ đến chùa để cầu duyên.

img

So với bình thường, ngày rằm tháng Giêng năm Canh Tý, người đến chùa có vẻ vãn hơn.

img

Mọi người lặng lẽ vãn cảnh chùa và hầu hết đều đeo khẩu trang.

img

Được biết sau ngày rằm tháng Giêng, chùa sẽ tiếp tục đóng cửa vì tình hình dịch virus Corona vẫn đang có những diễn biến phức tạp.

img

Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, cùng với Đình Bối Hà, lập thành cụm di tích Đình - Chùa Hà nằm trên một mảnh đất, trước kia thuộc làng Dịch Vọng (tên nôm là làng Vòng), huyện Từ Liêm, nay là số nhà 86 phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Chùa Hà cùng với chùa Duyên Ninh là 2 ngôi chùa cầu duyên ở miền Bắc.

img

Về thời điểm có chùa Hà có hai truyền thuyết. Truyền thuyết thứ nhất: vào thời Lý vùng Dịch Vọng đã có nhiều danh thắng nổi tiếng. Vua Lý Thánh Tông (trị vì 1054 - 1072) lúc 42 tuổi vẫn chưa có con nên đã cầu tự ở một ngôi chùa mà sinh ra Thái tử Càn Đức, do đó ngôi chùa này gọi là chùa Thánh Chúa để kỷ niệm sự kiện này. Trên đường đi vua còn ghé qua một ngôi chùa khác và ban tiền bạc cho chùa để trùng tu lại, vì vậy chùa này còn có tên là Thánh Đức tự. Vua Lý Thánh Tông đột ngột mất năm 50 tuổi, thái tử Càn Đức lên ngôi lúc 7 tuổi, tức là Lý Nhân Tông.

img

Truyền thuyết thứ hai: Chùa Hà được xây dựng lên để vua Lê Thánh Tông  (trị vì 1460-1497) bày tỏ lòng nhớ ơn các đại thần Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí, Đinh Liệt đã cưu mang mình và phế bỏ  Lê Nghi Dân để đưa mình lên ngôi vua vào năm 1460.

img

Trải qua bao phen binh hỏa, chùa Thánh Đức đã bị phá hủy nhiều lần. Đến năm 1680 chùa vẫn còn lợp lá gồi, tường xây bằng gạch vồ nên người dân gọi là chùa Vồi. Đến đời vua Lê Hy Tông (1675-1705) có hai người quê làng Thổ Hà tỉnh Bắc Giang sang ở chùa để bán các đồ gốm sứ rất phát đạt, đã tình nguyện công đức số tiền lớn cùng nhân dân trong xóm xây dựng lại chùa với quy mô lớn bằng gạch ngói vào năm Chính Hòa (1680). Từ đó hai làng Thổ Hà và Dịch Vọng Trung kết nghĩa, đặt tên xóm có ngôi chùa là Bối Hà và chùa có tên nôm là chùa Hà.

img

Phường Dịch Vọng và Ban quản lý di tích chùa triển khai nâng cấp, xây dựng lại chùa Hà và đình Bối Hà rất khang trang, bề thế từ năm 1995 - 2003, tam quan được giữ nguyên vẹn. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem