Nghệ Nhân Lưu Quang Hưởng chia sẻ cách nhận biết lan phi điệp đột biến 5CT

Thứ tư, ngày 12/05/2021 13:55 PM (GMT+7)
Là một trong những giống lan đột biến đặc biệt được săn lùng hiện nay, nghệ nhân Lưu Quang Hưởng chia sẻ cách nhận biết lan phi điệp đột biến 5 cánh trắng (5CT).
Bình luận 0

img

Anh Lưu Quang Hưởng (thứ 4 từ trái qua) cùng các khách thăm vườn Nam Sông Thương của mình

Anh Lưu Quang Hưởng (1973), hay còn được biết đến với biệt danh Hưởng thép, là một trong những nghệ nhân sinh vật cảnh tại Bắc Giang. Không những là một nghệ nhân hoa lan đột biến có tiếng trong giới, anh Lưu Quang Hưởng còn nức tiếng xa gần với những tác phẩm bonsai đẹp, lạ và vô cùng quý hiếm, được rất nhiều khách yêu sinh vật cảnh ưa chuộng.

img

Một trong những tác phẩm bonsai đẹp và lạ của nghệ nhân Lưu Quang Hưởng

Là một nghệ nhân hoa lan nhiều năm kinh nghiệm, anh Lưu Quang Hưởng vô cùng háo hức khi giới thiệu về các giò lan đột biến dòng lan phi điệp đột biến 5 cánh trắng (5CT) đang khoe sắc trong khu vườn của mình. Theo anh Hưởng, nhiều người mới đến với lan đột biến đều có một số nhầm tưởng khi chơi lan dòng lan phi điệp đột biến 5CT, anh Hưởng cho hay: “Cách nhận biết lan phi điệp đột biến 5CT đối với người chơi lan lâu năm rất dễ. Tuy nhiên để phân loại lan phi điệp đột biến 5CT khi đã nhận biết được nó có lẽ nhiều người còn chưa để ý.”

img

Anh Lưu Quang Hưởng có một niềm đam mê đặc biệt với lan đột biến

Nghệ nhân Lưu Quang Hưởng chia sẻ để nhận biết một bông lan phi điệp đột biến này bằng mắt thường thì người chơi lan phải chú ý đến 3 yếu tố chính gồm: 5 cánh hoa phải trắng, mắt phải gọn, mũi hoa – cựa hoa phải trắng; vạch thùy – họng hoa phải sạch.

Cũng theo anh Hưởng, cách nhận biết lan phi điệp đột biến dễ nhất là đặt bông hoa lan phi điệp đó lên tờ giấy trắng. Nếu cả 5 cánh hoa đều có màu trắng thì đó là dấu hiệu đầu tiên. Tuy nhiên nên nhìn kỹ từng viền cánh nếu thấy có hiện màu hồng mờ thì không phải rồi. Nhiều bông mép cánh đài thường có viền hồng nhưng hôm sau lại bay hết gọi là ám khói. Bông nào không bay hết của ngày nở thứ hai gọi là ám.

“Một điểm để nhận biết lan phi điệp đột biến 5CT nữa là họng và vạch thùy (là vạch kẻ giữa hai mắt) cũng phải sạch. Ta vẫn thường nghe có câu “mắt gọn thùy trơn” là vậy. Nếu 5 cánh trắng mà cái vạch thùy không sạch coi như không đạt. Có chơi cũng chỉ vì nó đẹp nhưng tên nó vẫn là ám thùy.” _ nghệ nhân Lưu Quang Hưởng chia sẻ về yếu tố thứ hai để phân biệt lan phi điệp đột biến 5CT.

img

Vườn lan của anh Hưởng với hàng trăm giống lan đột biến quý hiếm

Anh Hưởng nói tiếp: “cựa là 2 vạch nằm dưới mũi bông, họng là dưới mũi sát trong đôi mắt hoa lan phi điệp. Hai điểm này mà bị màu lem vào cũng gọi là ám họng. Mắt không gọn lem vào thùy, lem màu vào họng gọi chung là ám. Đây cũng là 1 chú ý nhỏ cho các bạn mới chơi. Nhiều bạn hay nhầm với 1 bông ám khói và 1 bông CT.”

Hiện nay trên thị trường, lan phi điệp đột biến được phân ra làm 2 loại chính: Phi điệp đột biến 5 cánh trắng thường và phi điệp đột biến 5 cánh trắng hoàn hảo. Trong thực tế giá trị giao dịch của một bông 5ct hoàn hảo luôn luôn cao hơn bông 5CT thường. Lan phi điệp đột biến đẹp luôn cho ra các yếu tố hài hoà. Sự vượt trội về hình dáng, màu sắc tạo ra xúc cảm hưng phấn cho người chơi lan cũng như cộng đồng tiếp nhận.

img

Các kieki lan đột biến tại vườn anh Lưu Quang Hưởng

Nghệ nhân Lưu Quang Hưởng kể anh cũng đã trải qua thời gian đầu đến với lan đột biến với rất nhiều vất vả, từ việc kiến thức trồng lan khan hiếm đến tài chính rồi mối quan hệ không có… Vậy nhưng, nỗ lực nào cũng sẽ có quả ngọt, cùng với đam mê bền bỉ, đến nay anh Hưởng đã có một cuộc sống sung túc và hạnh phúc nhờ vào nguồn thu nhập ổn định từ công việc kinh doanh cây cảnh và lan đột biến mang lại.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem