Thứ bảy, 01/06/2024

Ngành điều với "bẫy" số 1 thế giới

28/02/2022 9:47 AM (GMT+7)

Nếu tự bằng lòng với những gì đã có mà quên đầu tư cho đổi mới sáng tạo, ngành điều Việt Nam có thể bị đánh bại bởi những đối thủ mới

Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) đặt mục tiêu năm 2022 là giữ ổn định về lượng, tăng chất và tăng giá với kim ngạch xuất khẩu phấn đấu đạt 3,8 tỉ USD, tăng 3,9% so với năm 2021.

Năm 2021, vượt qua những khó khăn thách thức của dịch Covid-19, ngành điều tiếp tục tăng trưởng dương 14% so với năm 2020, đạt 3,659 tỉ USD. Đến nay, ngành điều Việt Nam vẫn giữ vị trí số 1 thế giới về công nghệ và sản lượng điều nhân xuất khẩu (chiếm 80% thương mại điều nhân toàn cầu), có vai trò quan trọng đối với thị trường điều thô toàn cầu.

Những năm gần đây, nổi lên vấn đề các nước châu Phi - nơi chủ yếu xuất khẩu điều thô cho Việt Nam - từng bước đầu tư vào chế biến và đánh thuế điều thô xuất khẩu ở mức 5%. Ông Nguyễn Minh Họa - Giám đốc Công ty TNHH Bimico, Phó Chủ tịch Vinacas - cảnh báo tình trạng vài năm gần đây, một số doanh nghiệp (DN) gia tăng nhập khẩu điều nhân sơ chế từ châu Phi.

"Tốc độ nhập khẩu dòng hàng này tăng hơn 100%, sản lượng điều nhân sơ chế nhập khẩu lên đến hơn 88.200 tấn vào năm 2021. Đây là điều nhân mới bóc vỏ cứng, chưa bóc vỏ lụa được nhập về để lấy C/O (xuất xứ hàng hóa) Việt Nam nhưng do kỹ thuật chế biến chưa bằng ta nên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng điều nhân xuất khẩu nói chung. 

Dòng hàng này được các nước châu Phi khuyến khích nên không chịu thuế xuất khẩu và còn được chính phủ trợ cấp vài trăm USD/tấn, cộng thêm chi phí vận chuyển thấp (5 container điều thô mới chế biến được 1 container điều nhân). Với những lợi thế đó, nếu Việt Nam tiếp tục mở cửa cho nhập khẩu điều nhân sơ chế bình thường như với điều thô sẽ giúp ngành điều chế biến châu Phi phát triển nhanh chóng, cạnh tranh trực tiếp với điều nhân Việt Nam" - ông Họa phân tích và đề xuất rất cần một hàng rào kỹ thuật đối với dòng hàng này để tránh rơi vào tình trạng tiếp tay cho đối thủ mạnh lên.

Ngành điều với bẫy số 1 thế giới - Ảnh 1.

Ngành điều Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí số 1 thế giới về chế biếnẢnh: AN NA

Theo ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương, năm 2022, ngành điều có nhiều thuận lợi khi nhu cầu tăng ở hầu hết các thị trường nhập khẩu do kinh tế phục hồi sau đại dịch Covid-19 cùng với xu hướng tăng sử dụng đạm thực vật. Tuy nhiên, vẫn có một số thách thức do yêu cầu của thị trường về chất lượng an toàn thực phẩm, môi trường, trách nhiệm xã hội ngày càng cao trong khi ngành điều vẫn còn nhiều DN nhỏ, cần sự hỗ trợ để đáp ứng được. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ Ấn Độ, Tanzania và mới nổi gần đây là một số nước châu Phi như Mozambique, Ghana... ở khâu chế biến, phân phối, thương hiệu trong khi họ lại chủ động được vùng nguyên liệu.

"Qua nghiên cứu của các chuyên gia quốc tế, ngành điều Việt Nam chỉ mới tham gia 18% chuỗi giá trị điều toàn thế giới. Những phân khúc cao như điều chế biến thành phẩm và phân phối chiếm 80% giá trị chưa phải là lợi thế của DN Việt Nam. Do đó, DN Việt Nam cần quan tâm đến việc chế biến sâu, nâng cao thương hiệu hơn là mở rộng diện tích, tăng sản lượng" - ông Phú nhìn nhận.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan khuyến cáo các DN ngành điều không để rơi vào cái bẫy của chính mình khi tự bằng lòng với vị trí số 1 thế giới. Người đứng đầu ngành nông nghiệp gợi ý ngành điều nên mở cuộc thi phát triển sản phẩm mới, dù thành quả 5-10 năm tới mới được thu về. Ngoài ra, không chỉ nhân điều mà những phần khác từ cây điều, hạt điều cần được nhìn ra giá trị để khai thác nhằm nâng cao giá trị cũng như kết hợp hạt điều với nhiều loại thực phẩm khác để nâng giá trị lẫn nhau. 

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thấu vàng miếng: Chuyển phương án bình ổn là cần thiết

Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thấu vàng miếng: Chuyển phương án bình ổn là cần thiết

Theo các chuyên gia kinh tế việc Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thầu vàng miếng cho thấy biện pháp can thiệp thông qua đấu thầu thời gian qua nhằm hạ nhiệt giá vàng chưa thực sự phát huy hiệu quả. Việc điều chỉnh sang phương án khác nhằm bình ổn thị trường vàng trong thời gian tới là cần thiết.

Kiểm soát chặt, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thương mại điện tử

Kiểm soát chặt, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thương mại điện tử

Để đảm bảo thị trường thương mại điện tử (TMĐT) kinh doanh được minh bạch và đảm bảo hiệu lực, hiệu quả về quản lý nhà nước, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục trình Chính phủ sửa đổi bổ sung quy định pháp lý để kiểm soát chặt chẽ hoạt động TMĐT và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Các chuỗi cà phê giành "đất vàng" TP.HCM

Các chuỗi cà phê giành "đất vàng" TP.HCM

Khu vực quanh Bưu điện TP.HCM hay bến Bạch Đằng, bến Bình An đang có sự hiện diện của nhiều thương hiệu cà phê và trà sữa như %Arabica, Highlands Coffee, Katinat, Phê La...

Tạm thời thì cứ… thu phí

Tạm thời thì cứ… thu phí

TP.HCM chuẩn bị trở thành thành phố đầu tiên trên cả nước thu phí kẹt xe, nhằm hạn chế xe cá nhân vào khu vực trung tâm thành phố, bằng giải pháp thu phí xe vào giờ cao điểm.

400 USD một quả dứa - phép thử của nhà buôn trái cây hảo hạng

400 USD một quả dứa - phép thử của nhà buôn trái cây hảo hạng

Dứa Rubyglow - được lai tạo để có bề ngoài màu đỏ và vị ngọt đặc biệt - có giá 395,99 USD tại Melissa's Produce, một công ty bán trái cây và rau đặc sản có trụ sở tại California, Mỹ. Nhà phát triển loại trái cây này kỳ vọng vào “thị trường ngách” mà chỉ người giàu mới có ý định mua.

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT của ông Trương Gia Bình liên tục chinh phục định giá mới trong lịch sử hoạt động đã đưa vốn hoá của doanh nghiệp tăng cao. Các cổ phiếu công nghệ khác cũng đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư khi nhiều mã trong ngành bật tăng từ tháng 4, đẩy mặt bằng giá lên cao.