Nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ bị “dồn đến chân tường” sau thảm hoạ động đất kép

Huỳnh Dũng Thứ tư, ngày 08/02/2023 10:41 AM (GMT+7)
Thổ Nhĩ Kỳ đã sa lầy trong suy thoái kinh tế, cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ngày càng tồi tệ trong nhiều năm qua. Giờ đây, trận động đất kép sẽ gây rất nhiều áp lực lên nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ ở mọi phương diện.
Bình luận 0

Hơn 7.800 người chết ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria sau trận động đất mạnh

Theo thông tin cập nhật từ trang Theguardian vào lúc 5:29 phút sáng ngày 8/2, tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, số người chết mới nhất từ trận động đất kép thảm khốc hôm 6/2 (7,8 độ richter và 7,5 độ richter) đã vượt qua con số 7.800.

*Tác động của động đất Thổ Nhĩ Kỳ đến dân cư, kinh tế địa phương sẽ cực khủng.

*Tác động của động đất Thổ Nhĩ Kỳ đến dân cư, kinh tế địa phương sẽ cực khủng.

Trong khi đó, Phó tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Fuat Oktay, cho biết cho đến nay, khoảng 380.000 người đã trú ẩn trong các nhà tạm trú hoặc khách sạn của chính phủ, trong khi những người khác co ro trong các trung tâm mua sắm, sân vận động, nhà thờ Hồi giáo và trung tâm cộng đồng.

Một người đàn ông tìm kiếm người trong đống đổ nát của một tòa nhà bị phá hủy ở Gaziantep, Thổ Nhĩ Kỳ, vào ngày 6 tháng 2 năm 2023. Ảnh: @Mustafa Karali/AP.

Một người đàn ông tìm kiếm người trong đống đổ nát của một tòa nhà bị phá hủy ở Gaziantep, Thổ Nhĩ Kỳ, vào ngày 6 tháng 2 năm 2023. Ảnh: @Mustafa Karali/AP.

Còn Cơ quan quản lý thiên tai của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ có 11.342 báo cáo về các tòa nhà bị sập, trong đó 5.775 báo cáo đã được xác nhận. Bộ giao thông và cơ sở hạ tầng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có 3.400 người đã trú ẩn trong các chuyến tàu được sử dụng làm nơi ở khẩn cấp. Về cứu hộ, Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai hơn 24.400 nhân viên tìm kiếm và cứu nạn tới các khu vực động đất.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 3 tháng cho các khu vực bị động đất

Mới đây, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 3 tháng tại 10 tỉnh của nước này hôm 7/2. Được biết, Thổ Nhĩ Kỳ và nước láng giềng Syria đang quay cuồng với hai trận động đất liên tiếp - mạnh nhất trong khu vực trong gần một thế kỷ. Nó đã tàn phá những vùng lãnh thổ rộng lớn, cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người và các tòa nhà.

Tron khi đó, Syria, vốn đã bị tê liệt sau nhiều năm chiến tranh và khủng bố, là quốc gia ít được chuẩn bị nhất cho một cuộc khủng hoảng như vậy. Các khu vực bị ảnh hưởng lại là nơi sinh sống của hàng nghìn người di tản nội bộ đã sống trong điều kiện tồi tệ như lều và lán tạm bợ, với rất ít cơ sở hạ tầng dịch vụ khẩn cấp và y tế để dựa vào.

Người dân cứu vớt một đứa trẻ nhỏ từ đống đổ nát của một tòa nhà bị sập sau trận động đất ở thị trấn Jandaris, ở vùng nông thôn của thành phố Afrin phía tây bắc Syria, thuộc khu vực do phiến quân kiểm soát của tỉnh Aleppo, vào ngày 6 tháng 2 năm 2023. Ảnh: @AFP qua Getty Images.

Người dân cứu vớt một đứa trẻ nhỏ từ đống đổ nát của một tòa nhà bị sập sau trận động đất ở thị trấn Jandaris, ở vùng nông thôn của thành phố Afrin phía tây bắc Syria, thuộc khu vực do phiến quân kiểm soát của tỉnh Aleppo, vào ngày 6 tháng 2 năm 2023. Ảnh: @AFP qua Getty Images.

Charles Lister, một thành viên cấp cao tại Viện Trung Đông ở Washington DC, đã viết trên Twitter: "Tây Bắc Syria - đặc biệt là Idlib & Aleppođã phải hứng chịu 12 năm xung đột tàn khốc. Sau trận động đất kép hôm 6/2, hơn 65% cơ sở hạ tầng cơ bản của khu vực bị phá hủy hoặc hư hại nặng nề, khiến các khu vực này càng bị tổn thương nghiêm trọng".

Về phần mình, Thổ Nhĩ Kỳ đã sa lầy trong suy thoái kinh tế và cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ngày càng tồi tệ trong vài năm qua. Điều đó được thúc đẩy bởi sự kết hợp của giá năng lượng toàn cầu cao, đại dịch Covid-19 và chiến tranh ở Ukraine, và chủ yếu là các chính sách kinh tế do Erdogan chỉ đạo đã kìm hãm lãi suất bất chấp lạm phát ở mức hơn 80%, khiến đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ mất giá, xuống mức thấp kỷ lục so với đồng đô la.

Công nhân, dân phòng và người dân tìm kiếm trong đống đổ nát của các tòa nhà bị sập ở thị trấn Harem gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, tỉnh Idlib, Syria, ngày 6 tháng 2 năm 2023 (Ảnh AP / Ghaith Alsayed).

Công nhân, dân phòng và người dân tìm kiếm trong đống đổ nát của các tòa nhà bị sập ở thị trấn Harem gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, tỉnh Idlib, Syria, ngày 6 tháng 2 năm 2023 (Ảnh AP / Ghaith Alsayed).

"Đáng buồn thay, nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đang gặp khó khăn nghiêm trọng như lạm phát cao, thâm hụt ngân sách, thâm hụt tài khoản vãng lai, v.v", Arda Tunca, một nhà kinh tế tại PolitikYol có trụ sở tại Istanbul, nói với Đài CNBC hôm 7/2. Ông còn nhận định rằng: "Và rõ ràng là trận động đất này sẽ gây nhiều áp lực lên nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ về mặt lạm phát cũng như về mặt ngân sách". Ông còn nói: "Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ phải chịu một số hậu quả sâu sắc từ thảm họa kép đáng tiếc này".

Người dân đưa một bé gái bị thương ra khỏi đống đổ nát của một tòa nhà bị sập sau trận động đất ở thị trấn Jandaris, ở vùng nông thôn của thành phố Afrin phía tây bắc Syria, thuộc khu vực do phiến quân kiểm soát của tỉnh Aleppo, vào ngày 6 tháng 2 năm 2023. Ảnh: @AFP.

Người dân đưa một bé gái bị thương ra khỏi đống đổ nát của một tòa nhà bị sập sau trận động đất ở thị trấn Jandaris, ở vùng nông thôn của thành phố Afrin phía tây bắc Syria, thuộc khu vực do phiến quân kiểm soát của tỉnh Aleppo, vào ngày 6 tháng 2 năm 2023. Ảnh: @AFP.

Các dư chấn tiếp tục được dự kiến sẽ xảy ra ở các khu vực bị ảnh hưởng, bởi sau thảm họa kép hôm 6/2 thì một trận động đất khác với cường độ 5,6 độ richter đã tấn công miền trung Thổ Nhĩ Kỳ vào hôm 7/2. Các trận động đất cho đến nay đã gây ra hàng loạt đám cháy, trong đó có một đám cháy lớn ở cảng Iskenderun, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ. Tình thế này buộc Thổ Nhĩ Kỳ đã tạm dừng xuất khẩu dầu để đề phòng nguy cơ cháy nổ lan rộng.  Trước mắt, nhiều nhà lãnh đạo và tổ chức trên thế giới đã cam kết hỗ trợ cho Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.

Trận động đất kép sẽ tác động đến nền kinh tế vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề của Thổ Nhĩ Kỳ

Người ta lo ngại con số thiệt hại về người và tài sản sẽ còn tăng thêm, khi người dân tiếp tục mắc kẹt dưới đống đổ nát, và thời tiết cản trở các nỗ lực cứu hộ, khiến quy mô thiệt hại chưa thể xác định được.

Hình ảnh từ trên không này cho thấy người dân được máy ủi trợ giúp, tìm kiếm nạn nhân và những người sống sót trong đống đổ nát của các tòa nhà bị sập, sau trận động đất ở thị trấn Sarmada ở vùng nông thôn phía tây bắc tỉnh Idlib của Syria, vào sáng sớm ngày 6 tháng 2 năm 2023. Ảnh: AFP qua Getty Images.

Hình ảnh từ trên không này cho thấy người dân được máy ủi trợ giúp, tìm kiếm nạn nhân và những người sống sót trong đống đổ nát của các tòa nhà bị sập, sau trận động đất ở thị trấn Sarmada ở vùng nông thôn phía tây bắc tỉnh Idlib của Syria, vào sáng sớm ngày 6 tháng 2 năm 2023. Ảnh: AFP qua Getty Images.

Cem Çakmaklı, trợ lý giáo sư kinh tế tại Đại học Koç ở Istanbul, nói với trang The Media Line rằng, trận động đất sẽ gây thêm áp lực cho khu vực. Ông cho biết quy mô thiệt hại rộng lớn của khu vực bị ảnh hưởng sẽ gây khó khăn cho việc phân phối viện trợ, có thể dẫn đến các cuộc tranh luận về việc số tiền sẽ được chuyển đến thành phố nào và ngành công nghiệp nào.

"Vấn đề chính là cần bao nhiêu tiền để tái thiết khu vực và liệu việc này có khả thi với tín dụng địa phương hay không", ông nói, đồng thời cho biết thêm rằng có khả năng sẽ cần đến sự hỗ trợ từ nước ngoài.

Cem Çakmaklı chỉ rõ, nền kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ đã gặp khó khăn, với sự mất giá lớn của tiền tệ trong những năm gần đây. Lạm phát chính thức ở mức đáng kinh ngạc là hơn 80%, mặc dù các nhà kinh tế độc lập tin rằng con số này thực tế sẽ cao hơn nhiều.

Çakmaklı cho biết: "Mức độ ảnh hưởng của nền kinh tế từ trận động đất này sẽ rõ ràng hơn sau khi xác định được các mức thiệt hại cụ thể".

Ông tin rằng kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu sự giúp đỡ của quốc tế, thì cuối cùng họ sẽ tìm đến các tổ chức tài chính quốc tế, chẳng hạn như Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, để được hỗ trợ.

Thổ Nhĩ Kỳ đã sa lầy trong suy thoái kinh tế, cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ngày càng tồi tệ trong nhiều năm qua. Giờ đây, trận động đất kép sẽ gây rất nhiều áp lực lên nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ ở mọi phương diện.

Thổ Nhĩ Kỳ đã sa lầy trong suy thoái kinh tế, cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ngày càng tồi tệ trong nhiều năm qua. Giờ đây, trận động đất kép sẽ gây rất nhiều áp lực lên nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ ở mọi phương diện.

Çakmaklı cho biết một lưu ý tích cực đối với nền kinh tế là cho đến nay, có vẻ như các tòa nhà thương mại ít bị thiệt hại hơn so với các tòa nhà dân cư, nghĩa là các doanh nghiệp sẽ ít bị ảnh hưởng hơn. Điển hình là Công ty SASA Polyester cho biết hôm 6/2 rằng, các cơ sở của họ ở Adana không bị hư hại đáng kể, và việc sản xuất vẫn tiếp tục.

Tâm chấn của trận động đất lại xảy ra gần một trong những thủ đô sản xuất và công nghiệp chính của đất nước, đó là thành phố Gaziantep. Trong khi đó, hàng ngàn nhà máy lại có trụ sở tại thành phố phía nam gần 3 triệu dân này, gần biên giới Syria.

Theo dữ liệu chính thức của Thổ Nhĩ Kỳ, hoạt động sản xuất đã ngừng trên quy mô lớn ở thành phố Gaziantep do lo ngại dư chấn trong những ngày tới. Trong khi đó, ngành du lịch cũng sẽ bị ảnh hưởng trong thời gian ngắn.

Trong khi quan hệ với nhiều đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ trở nên xấu đi trong những năm gần đây, khi quan hệ của họ với Nga được củng cố, giờ đây Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã nhanh chóng kêu gọi sự giúp đỡ của quốc tế sau trận động đất. Điều đó đã được đáp ứng với những lời hứa hỗ trợ trên khắp thế giới, với các đội quốc tế đã đến vùng đông nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Thảm họa động đất kép đưa nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ vào chế độ “dồn chân tường”.

Thảm họa động đất kép đưa nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ vào chế độ “dồn chân tường”.

Đức cho biết họ đang gửi máy phát điện, lều, chăn và các thiết bị lọc nước và sẽ giúp cung cấp nơi trú ẩn khẩn cấp sau trận động đất. Còn Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden hứa sẽ "cung cấp bất kỳ và tất cả các hỗ trợ cần thiết", trong khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã viết dòng tweet rằng đất nước của ông đã sẵn sàng gửi viện trợ khẩn cấp.

Được biết, Thổ Nhĩ Kỳ từng là một trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới và có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng dưới thời Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan. Tuy nhiên, nước này đang phải đối mặt với thảm họa thiên nhiên lớn thứ hai trong vòng 24 năm, sau trận động đất năm 1999 khiến hơn 17.000 người thiệt mạng. Đây có thể là một nguyên nhân khác làm cạn kiệt nguồn dự trữ tài chính của Thổ Nhĩ Kỳ, và sẽ làm căng thẳng nghiêm trọng tình hình kinh tế của nước này.

Một người phụ nữ thất thần khi lực lượng cứu hộ tìm kiếm những người sống sót qua đống đổ nát của các tòa nhà bị sập ở Adana, Thổ Nhĩ Kỳ, vào ngày 6 tháng 2 năm 2023, sau trận động đất mạnh 7,8 độ richter tấn công phía đông nam của đất nước. Ảnh: @AFP.

Một người phụ nữ thất thần khi lực lượng cứu hộ tìm kiếm những người sống sót qua đống đổ nát của các tòa nhà bị sập ở Adana, Thổ Nhĩ Kỳ, vào ngày 6 tháng 2 năm 2023, sau trận động đất mạnh 7,8 độ richter tấn công phía đông nam của đất nước. Ảnh: @AFP.

Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ chạm mức thấp kỷ lục sau trận động đất lớn gây thêm áp lực kinh tế

Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ chạm mức thấp kỷ lục mới và thị trường chứng khoán sụt giảm vào ngày 6/2, sau khi một trận động đất kép cường độ 7,8 và 7,5 độ richter xảy ra hôm 6/2. Thảm họa này đã làm gia tăng thêm áp lực, bởi trước đó đồng đô la mạnh, rủi ro địa chính trị và Thổ Nhĩ Kỳ hứng chịu chỉ số lạm phát bất ngờ.

Cụ thể, sau thảm họa ngay lập tức tỷ giá đồng lira giảm xuống với tỷ giá 18,85 lira đổi 1 USD. Trong khi đó, Chỉ số chứng khoán chính của đất nước đã giảm tới 4,6%. Trước mắt, sàn Borsa Istanbul thông báo rằng, họ đã tạm thời ngừng giao dịch cổ phiếu của một số công ty nằm trong vùng động đất.

Piotr Matys, nhà phân tích ngoại hối cấp cao tại In Touch Capital Markets, cho biết: "Các sự kiện bi thảm tại phía nam của Thổ Nhĩ Kỳ bị ảnh hưởng bởi trận động đất mạnh như thế này là nguồn gốc của sự không chắc chắn, bổ sung trước các cuộc bầu cử quan trọng mà rất có thể sẽ được tổ chức vào tháng 5 tới đây".

Tác động của động đất Thổ Nhĩ Kỳ đến dân cư, kinh tế địa phương sẽ cực khủng

Một trận động đất mạnh ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria cũng được cảm nhận ở Lebanon và Israel sẽ có tác động "lớn" đến người dân và nền kinh tế của đất nước, một chuyên gia cho biết vài giờ sau khi thảm họa thiên nhiên này xảy ra.

Trận động đất có cùng cường độ 7,8 độ richter, giống như trận động đất mạnh nhất được ghi nhận ở Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1939. Dữ liệu ban đầu về dư chấn cho biết trận động đất có chiều dài đứt gãy hơn 300 km, giáo sư Paul Martin Mai, chuyên gia trong lĩnh vực này, cho biết.

"Trên chiều dài 300km, các ngôi làng và thị trấn bị phá hủy, nền kinh tế bị ảnh hưởng, cơ sở hạ tầng cuộc sống gồm khí đốt, điện, đường ống dẫn nước đều bị gián đoạn", Paul Martin đến từ khoa Khoa học và Kỹ thuật Trái đất tại Đại học Khoa học và Công nghệ King Abdullah ở Ả-rập Xê-út nói với tờ Asia Now của CNA.

Trận động đất có cùng cường độ 7,8 độ richter, giống như trận động đất mạnh nhất được ghi nhận ở Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1939. Dữ liệu ban đầu về dư chấn cho biết trận động đất có chiều dài đứt gãy hơn 300 km, giáo sư Paul Martin Mai, chuyên gia trong lĩnh vực này, cho biết.

Trận động đất có cùng cường độ 7,8 độ richter, giống như trận động đất mạnh nhất được ghi nhận ở Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 1939. Dữ liệu ban đầu về dư chấn cho biết trận động đất có chiều dài đứt gãy hơn 300 km, giáo sư Paul Martin Mai, chuyên gia trong lĩnh vực này, cho biết.

Mặt khác, kết nối internet kém và những con đường bị hư hỏng giữa một số thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ, nơi sinh sống của hàng triệu người, tất cả đã cản trở nỗ lực đánh giá và giải quyết tác động của thảm họa. Trận động đất cũng làm ngừng hoạt động tại trung tâm xuất khẩu dầu của Thổ Nhĩ Kỳ ở Ceyhan và chặn dòng dầu thô từ Iraq và Azerbaijan.

"Tác động đối với dân số và nền kinh tế địa phương sẽ cực khủng, vì trận động đất lớn như vậy đã ảnh hưởng đến một khu vực rộng lớn", giáo sư Paul Martin Mai cho biết thêm.

Giáo sư Paul Martin Mai còn nói rằng thời gian tìm kiếm những người sống sót sau trận động đất thường kéo dài 72 giờ. "Họ phải tập trung nỗ lực trong 24 đến 72 giờ tới. Sau đó, rất khó có thể tìm thấy bất kỳ người sống sót nào nữa".

Ngoài ra, ông còn lưu ý rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang ở giữa mùa đông và gần đây có tuyết rơi trong khu vực. "Những người rời khỏi nhà sau vụ động đất, giờ họ sẽ phải tạm ở bên ngoài trong điều kiện thời tiết rất khó chịu. Vì vậy, nó đòi hỏi các hoạt động viện trợ quốc tế cũng như quốc gia để cung cấp chỗ ở, nước sạch, thực phẩm và đồ tiếp tế", ông nói thêm.

Theo thông tin cập nhật từ trang Theguardian vào lúc 5:29 phút sáng ngày 8/2, tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, số người chết mới nhất từ trận động đất kép thảm khốc hôm 6/2 (7,8 độ richter và 7,5 độ richter) đã vượt qua con số 7.800.

Theo thông tin cập nhật từ trang Theguardian vào lúc 5:29 phút sáng ngày 8/2, tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, số người chết mới nhất từ trận động đất kép thảm khốc hôm 6/2 (7,8 độ richter và 7,5 độ richter) đã vượt qua con số 7.800.

Tiến sĩ Januka Attanayake đến từ Trường Khoa học Trái đất tại Đại học Melbourne cho biết, nhiều dư chấn hơn - những trận động đất nhỏ hơn sau chấn động chính của một trận động đất lớn- dự kiến sẽ diễn ra trong vài tuần hoặc thậm chí vài tháng tới.

Ông nói thêm, các dư chấn có thể dẫn đến nhiều người chết hơn, đồng thời lưu ý rằng các quy chuẩn xây dựng của Thổ Nhĩ Kỳ lại "không đến mức hoàn hảo".

"Nếu bạn đến một nơi như Nhật Bản, bạn sẽ biết rằng các tiêu chuẩn xây dựng cực kỳ chặt chẽ, bởi họ xây dựng theo những tiêu chuẩn kiên cố, khoa học để đối phó với thảm họa thường xuyên xảy ra, nhưng ở Thổ Nhĩ Kỳ thì không như vậy", nhà nghiên cứu có chuyên môn về địa chấn động đất, Tiến sĩ Januka Attanayake nói với Đài CNA Asia Now.

Huỳnh Dũng- Theo English.alarabiya/Themedialine/CNN/ Channelnewsasia/Al-monitor/VOX/CNBC

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem