Chủ nhật, 12/05/2024

"Mua 1 tặng 1" qua câu chuyện cái nón

18/03/2024 9:46 AM (GMT+7)

Khi mới ra đời, Nón Sơn chỉ sản xuất nón vải cho nữ. Với những sản phẩm lên đến vài triệu đồng hiện nay nhưng luôn treo biển ‘Mua 1 tặng 1’, thương hiệu Nón Sơn đã tồn tại như thế nào trong 28 năm qua với hơn 200 cửa hàng tại Việt Nam?

Quá trình khởi nghiệp 

Vào mùa hè năm 1992, trong thời tiết nắng nóng như đổ lửa ở Sài Gòn, hai vợ chồng ông Trần Anh Sơn chật vật khắp các con ngõ để tìm mua một chiếc mũ che nắng nhưng không thể tìm được một chiếc vừa ý. Từ đó, ông Sơn nảy ra ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh mũ nón mà ông cảm thấy phù hợp nhất cho người dân địa phương.

Khi ấy, bà Nguyễn Thị Thu Hà - vợ ông Sơn - đang là tiếp viên hàng không đã nhận trách nhiệm nhập hàng hoá từ Hàn Quốc còn ông Sơn tìm các đầu mối bán quần áo để ký gửi nón bán kèm.

Sau 3 năm chăm chỉ nhập hàng, ông Sơn nhận thấy người tiêu dùng có xu hướng sử dụng các sản phẩm có mẫu mã đa dạng hơn và ông quyết định đầu tư sản xuất cũng như mở những cửa hàng đầu tiên mang tên mình - Nón Sơn - vào năm 1996.

Năm 2007, khi Chính khủ quy định người lái xe gắn máy bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, thương hiệu Nón Sơn bắt đầu được cập nhật dây chuyền sản xuất mũ bảo hiểm chất lượng cao bên cạnh các loại nón thời trang. Từ bước đệm đó, Nón Sơn được khách hàng tin dùng như một thương hiệu bán nón uy tín và chất lượng cùng nhiều mẫu mã đa dạng, phù hợp cho đa dạng độ tuổi người tiêu dùng.

"Mua 1 tặng 1" qua câu chuyện cái nón - Ảnh 1.

Định hướng “Nói không với quảng cáo" và câu chuyện ‘Mua 1 tặng 1”

Đến nay, Nón Sơn đã có 176 chi nhánh, cửa hàng trên toàn quốc, tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn tại khu vực phía Nam. Doanh nghiệp của ông Sơn khá kín tiếng và ít khi chia sẻ các hoạt động kinh doanh cho truyền thông, ngoại trừ các tin tức về chống hàng giả và hàng nhái.

Nón Sơn có độ nhận biết thương hiệu cao nhờ màu sắc trang trí bắt mắt và vị trí đắc địa của mỗi cửa hàng để dễ dàng nhận ra từ xa, đây được xem là cách thương hiệu tự thuê mặt bằng để đặt một biển quảng cáo với giá hời.

Bởi dù xuất hiện ở vị trí ngã ba, ngã tư hoặc mặt tiền các con đường lớn nhưng do diện tích thuê khiêm tốn và nhân viên ít sẽ duy trì đầu ra của Nón Sơn ở mức tối thiểu. Tức là nếu xem mỗi cửa hàng là một điểm đặt quảng cáo ngoài trời, doanh thu của họ chỉ cần trang trải đủ chi phí thuê mặt bằng và nhân viên là thương hiệu đã có thể có một vị trí quảng cáo miễn phí.

Ngoài ra, Nón Sơn cũng từng tuyên bố họ không tập trung vào quảng cáo mà muốn sử dụng khoản tiền đó để thực hiện các chương trình khuyến mãi trực tiếp cho khách hàng. Đó là lý do thương hiệu luôn treo biển khuyến mãi “Mua 1 tặng 1” gần như quanh năm.

"Mua 1 tặng 1" qua câu chuyện cái nón - Ảnh 2.

Kín tiếng, chống hàng giả liên tục

Dù không xuất hiện nhiều trên truyền thông và có cuộc sống khá kín tiếng, Nón Sơn lại rất tích cực trong việc lên tiếng đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng. Theo chia sẻ của CEO Nguyễn Ngọc Tý, các cơ sở làm hàng giả mọc lên nhiều do siêu lợi nhuận với chi phí sản xuất chưa tới 100.000 đồng nhưng bán ra thị trường với giá hàng thật. Trong khi đó, một chiếc mũ bảo hiểm sơn mài từ thương hiệu Nón Sơn có giá đến 10 triệu đồng và phải mất 1 tháng để hoạ sĩ có thể vẽ được hai chiếc như vậy.

Tính đến đầu năm 2022, đã có hơn 30.000 cây vải giả thương hiệu Nón Sơn và hơn 121.000 sản phẩm giả mạo bị thu giữ. Vì thế, thay vì đầu tư một số tiền lớn để quảng cáo, marketing, Nón Sơn tập trung cho công việc chống hàng giả để giữ vững uy tín thương hiệu cũng như bảo vệ việc làm cho hơn 1.000 công nhân tại công ty.

Nón Sơn hiện có một cơ sở sản xuất rộng 14 ha tại huyện Hóc Môn, TP.HCM và đang có kế hoạch mở rộng thêm hơn 400 cửa hàng xuyên suốt Việt Nam vào năm 2025.

Theo tạp chí nhaquanly.vn

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Siết xử phạt kinh doanh sản phẩm thuốc lá sai quy định tại TP.HCM

Siết xử phạt kinh doanh sản phẩm thuốc lá sai quy định tại TP.HCM

TP.HCM yêu cầu kiểm soát chặt chẽ hoạt động bán buôn, bán lẻ các sản phẩm thuốc lá; tăng cường xử phạt các hành vi vi phạm về kinh doanh các sản phẩm thuốc lá.

Gỡ khó tiền sử dụng đất tại TP.HCM

Gỡ khó tiền sử dụng đất tại TP.HCM

Công tác xác định tiền sử dụng đất là một vướng mắc về pháp lý mà doanh nghiệp bất động sản TP.HCM đang gặp phải. Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã đề xuất nhiều giải pháp để khơi thông điểm nghẽn trên.

Hàng loạt biển quảng cáo, trang trí lớn tắt điện sau 22 giờ.

Hàng loạt biển quảng cáo, trang trí lớn tắt điện sau 22 giờ.

Đẩy mạnh thực hiện tiết kiệm điện, từ ngày 1/5 đến 30/6, UBND TP.HCM yêu cầu yêu tắt hoặc giảm 50% công suất hệ thống chiếu sáng quảng cáo, hệ thống chiếu sáng hành lang, bãi xe, khuôn viên, các khu vực công cộng từ 22 giờ và tắt toàn bộ hệ thống chiếu sáng trang trí từ 22 giờ để tiết kiệm điện

TP.HCM tiêu huỷ hàng loạt quần áo, giày, dép, khẩu trang… không rõ nguồn gốc

TP.HCM tiêu huỷ hàng loạt quần áo, giày, dép, khẩu trang… không rõ nguồn gốc

Cơ quan chức năng đã tiến hành tiêu huỷ hơn 15.000 sản phẩm quần, áo, váy, giày thể thao, khẩu trang… không rõ nguồn gốc đã được thu giữ trước đó trong quá trình kiểm tra các cơ sở.

Phong cách thanh lịch của Trương Tịnh Nghi

Phong cách thanh lịch của Trương Tịnh Nghi

Hình ảnh của Trương Tịnh Nghi trong một sự kiện gần đây nhận nhiều lời khen ngợi.

Tư vấn hỗ trợ nông nghiệp - Hội đồng hành cùng nông dân phát triển kinh tế.

Tư vấn hỗ trợ nông nghiệp - Hội đồng hành cùng nông dân phát triển kinh tế.

Mô hình điểm tư vấn hỗ trợ nông nghiệp được kỳ vọng trở thành nơi giao lưu, học hỏi và đặc biệt giúp nông dân yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế.