Một di chỉ khảo cổ nổi tiếng ở Quảng Ngãi bên đầm nước mặn cảnh quan còn hoang sơ

Thứ tư, ngày 14/02/2024 19:55 PM (GMT+7)
Di tích khảo cổ văn hóa Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt ngày 29/12/2022, gồm 6 địa điểm: Thạnh Đức, Long Thạnh, Phú Khương, quần thể di tích Chăm Pa, đầm An Khê và đập An Khê sông Cửa Lỗ, với diện tích khoanh vùng bảo vệ khu vực I và khu vực II là hơn 500 héc ta.
Bình luận 0

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có văn bản đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn lập hồ sơ di tích khảo cổ văn hóa Sa Huỳnh trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận chủ trương và hoàn thiện hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh là Di sản Thế giới.

Một di chỉ khảo cổ nổi tiếng ở Quảng Ngãi bên đầm nước mặn cảnh quan còn hoang sơ- Ảnh 1.

Đầm An Khê ở thị xã Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi) có cảnh quan thiên nhiên còn hoang sơ gắn liền với văn hóa Sa Huỳnh.

Di tích khảo cổ văn hóa Sa Huỳnh (thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt ngày 29/12/2022, gồm 6 địa điểm: Thạnh Đức, Long Thạnh, Phú Khương, quần thể di tích Chăm Pa, đầm An Khê và đập An Khê sông Cửa Lỗ, với diện tích khoanh vùng bảo vệ khu vực I và khu vực II là hơn 500 héc ta.

vTrên cơ sở nhận định di tích khảo cổ văn hóa Sa Huỳnh đáp ứng một số tiêu chí có giá trị nổi bật toàn cầu, tính toàn vẹn và tính xác thực theo Hướng dẫn thực hiện Công ước Di sản Thế giới của UNESCO, đồng thời để tăng cường hiệu quả công tác bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị di sản của văn hóa, tỉnh Quảng Ngãi đã chủ động triển khai công tác nghiên cứu, xây dựng hồ sơ di sản thế giới đối với di tích khảo cổ văn hóa Sa Huỳnh.

Một di chỉ khảo cổ nổi tiếng ở Quảng Ngãi bên đầm nước mặn cảnh quan còn hoang sơ- Ảnh 3.

Công tác khai quật khảo cổ ở Long Thạnh thuộc di chỉ khảo cổ Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. 

Di tích khảo cổ văn hóa Sa Huỳnh dự kiến tiếp tục mở rộng thực hiện tại các điểm di tích khảo cổ đã được khai quật nghiên cứu khoanh vùng bảo vệ. 

Các di chỉ khảo cổ được nghiên cứu, bảo tồn với chất lượng rất tốt trong lòng đất, tình trạng di tích khảo cổ văn hóa Sa Huỳnh với không gian bao quanh còn gần như nguyên vẹn, thể hiện sự đa dạng về môi trường cư trú của cư dân, sự giao lưu trao đổi với các văn hóa khảo cổ đồng đại trong khu vực. 

Tính xác thực của di tích văn hóa Sa Huỳnh được đảm bảo, ở các địa điểm khảo cổ còn giữ nguyên vẹn đặc điểm cấu tạo tầng văn hóa di chỉ cư trú, hình dáng các khu mộ táng của cư dân Sa Huỳnh. 

Các di tích, di vật phát hiện khai quật được bảo tồn theo phương pháp mới đã bảo quản nguyên khối cấu trúc mộ chum, hiện nay đang được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi.

Một di chỉ khảo cổ nổi tiếng ở Quảng Ngãi bên đầm nước mặn cảnh quan còn hoang sơ- Ảnh 5.

Hiện vật khảo cổ thuộc văn hóa Sa Huỳnh được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ngãi.

Ông Nguyễn Tiến Dũng - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi cho biết: “Hiện nay, tỉnh đang tập trung xây dựng kế hoạch hoàn thiện các hồ sơ thủ tục để trình Thủ tướng xin lập nhiệm vụ quy hoạch về Di tích quốc gia đặc biệt và lập hồ sơ gửi UNESCO ghi danh là Di sản Thế giới. 

Đây là di tích có tính chất rất đặc biệt, là 1 trong 3 nền văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam là Văn hóa Sa Huỳnh, Văn hóa Óc Eo và Văn hóa Đông Sơn, cho nên rất cần sự bảo vệ, phát huy và gìn giữ”.


Thành Long (VOV-Miền Trung)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem