Thứ bảy, 18/05/2024

Khu ăn chơi độn thổ ở Sài thành vắng tanh như chùa Bà Đanh

12/11/2021 7:00 AM (GMT+7)

Central Market - chợ dưới lòng đất nổi tiếng tại TP.HCM - đang trải qua những ngày tháng buồn chưa từng có khi lượng khách vắng quá sức tưởng tượng.

Ngồi cả ngày bán được cốc kem 25.000 đồng

Nguyễn Thị Nghi - nhân viên tiệm kem Bingsu ngồi ngáp và nhìn về dãy ghế không một bóng người phía trước. Việc không có hoạt động giao tiếp nào với khách, khiến cơn buồn ngủ ập đến thường xuyên khi cô đang trông quầy hàng.

Trước dịch, tiệm kem nằm trong Central Market (quận 1) có thể kiếm được 2 triệu đồng/ngày nhưng giờ có ngày thu về 100.000-200.000 đồng, doanh thu giảm còn 1/10. Thậm chí, cả ngày mở chỉ bán được phần kem cuộn 25.000 đồng rồi hết giờ. Nghi tắt điện, đóng cửa đi về.

“Mấy năm bán kem ở đây, chưa bao giờ tôi thấy khách vắng ngoài sức tưởng tượng như hiện tại. Nhìn cảnh này buồn mà bất lực. Tất cả chỉ vì dịch bệnh”, cô nói.

Ghi nhận của PV. VietNamNet ở khu ẩm thực dưới lòng đất, hầu như các gian hàng đều trong tình trạng đóng cửa, phủ bụi, ghế ngồi sắp chổng người vì không dùng đến. Nhiều gian đã tháo dỡ đồ đạc cho thấy ý định ngừng hẳn công việc kinh doanh tại đây của chủ. Phố ẩm thực có 52 gian hàng thì nay vỏn vẹn 3 gian hoạt động.

Khu ăn chơi độn thổ ở Sài thành vắng như chùa Bà Đanh - Ảnh 1.

Không một bóng khách tại trung tâm thương mại dưới lòng đất Central Market (ảnh: Trần Chung)

Khu ăn chơi độn thổ ở Sài thành vắng như chùa Bà Đanh - Ảnh 2.

Chủ quán đến ngồi cho hết ngày rồi về (ảnh: Trần Chung)

Khu ăn chơi độn thổ ở Sài thành vắng như chùa Bà Đanh - Ảnh 3.

Ghế ngồi tại khu ẩm thực lâu ngày không dùng nên úp ngược (ảnh: Trần Chung)

Chị Nguyễn Thị Trung Trinh, quản lý Thái Ngon Ngon, cho biết, trước đây, khách đến ăn uống đông đến mức không có chỗ ngồi thì giờ khách gọi đồ tại chỗ đếm trên đầu ngón tay. Một số chủ quán muốn mở lại, nhưng nếu ngày không kiếm nổi 1 đồng thì tiền đâu trả các chi phí vận hành. Thế nên, họ mặc kệ quán đóng cửa. Từ ngày 1/11, khi các hàng ăn mở lại ở Central Market, lượng khách đều lèo tèo. Nhiều người xuống thấy quán đóng nhiều quá lập tức quay lên.

Theo chị Trinh, lý do vắng khách vì tâm lý còn e ngại dịch ở nơi công cộng. Ngoài ra, kinh tế khó khăn cũng ảnh hưởng tới chi tiêu. Nhiều tháng giãn cách, người dân đã quen với nếp tự nấu ăn tại nhà, tiết kiệm tiền tối đa thay vì đi ăn tiệm.

Còn ngồi đếm ca bệnh Covid-19 thì dân còn bất an

Đại diện Central Market thông tin, khách đến với khu mua sắm, ẩm thực giảm tới 70%, còn khoảng 200 lượt/ngày. 80% lượng khách trước đây là người nước ngoài nên việc chậm mở cửa đón khách quốc tế đã cắt sạch nguồn khách của trung tâm thương mại ngầm.

Mấy tháng đóng cửa do giãn cách xã hội, chi phí duy trì cho Central Market lên tới 500 triệu/tháng, trong khi không tính tiền thuê sạp, không có nguồn thu. Mặc dù đơn vị đang hỗ trợ giảm từ 30-50% chi phí thuê mặt bằng nhưng các chủ sạp vẫn không mở vì ế khách. Đã có tới 200 quầy trả lại mặt bằng kinh doanh.

Khu ăn chơi độn thổ ở Sài thành vắng như chùa Bà Đanh - Ảnh 4.

Thông tin về dịch bệnh ảnh hưởng phần nào tới tâm lý người dân khi đến các địa điểm công cộng (ảnh: Trần Chung)

Khu ăn chơi độn thổ ở Sài thành vắng như chùa Bà Đanh - Ảnh 5.

Quá nhiều quán ăn đóng cửa, trả mặt bằng nên khu ẩm thực phải tắt đèn để tiết kiệm điện (ảnh: Trần Chung)

Central Market đảm bảo tiêu chí an toàn về phòng, chống dịch Covid-19 đối với thương nhân, khách cũng như không gian hoạt động, nhưng các thông tin về dịch bệnh đang có ảnh hưởng nhất định tới hành vi của người dân.

“Khi đã xác định sống chung với dịch thì hãy chấp nhận việc ai cũng có thể là F0. Chúng tôi hiểu việc thống kê là cần thiết trong lĩnh vực y tế nhưng nếu cứ ngồi đếm số ca, số ổ dịch rồi thông tin sẽ càng gây tâm lý bất an cho người dân. Từ đó, tác động tới các hoạt động khác”, đại diện đơn vị nêu quan điểm.

Hoàng Trinh (quận 3) - khách đến trung tâm thương mại ngầm - cũng thấy việc đã được tiêm vắc xin đầy đủ, khai báo y tế, đo nhiệt độ khiến bản thân không có gì phải quá lo lắng khi đến các địa điểm mua sắm. Trinh mong muốn phố ẩm thực ngầm này sớm trở lại với hoạt động bình thường như trước để có thể cùng bạn thưởng thức các món ăn ngon.

Lãnh đạo Sở Công Thương TP.HCM cho rằng, dịch vụ ăn uống đóng góp lớn vào tổng mức bán lẻ, doanh thu của TP. Hoạt động này còn chưa sôi động không hẳn do giới hạn thời gian hoạt động tới 21h mà vì tâm lý còn e ngại của khách hàng. Căn cứ tình hình hiện tại, Sở sẽ phối hợp với một số cơ quan rà soát, đánh giá các yếu tố liên quan để tham mưu UBND TP hỗ trợ dịch vụ ăn uống.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Khi thời trang, ăn uống phủ đầy các trung tâm thương mại

Khi thời trang, ăn uống phủ đầy các trung tâm thương mại

Hầu hết các giao dịch thuê được ghi nhận đến từ ngành hàng F&B, thời trang thể thao và mỹ phẩm… điều này đã thay đổi đáng kể và đặt ra yêu cầu về nâng cấp, tái cơ cấu đối với các trung tâm mua sắm.

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Kết thúc giai đoạn 1 chương trình “Chinh phục Olympic Games Paris 2024”, Sacombank đã tìm ra 41 khách hàng may mắn sở hữu các phần thưởng giá trị. Giai đoạn 2, Sacombank triển khai chương trình hoàn tiền khi chi tiêu tại nước ngoài với tổng ngân sách đến 2 tỷ đồng.

Tái hiện không gian trồng sâm Ngọc Linh tại Lễ hội sâm TP.HCM

Tái hiện không gian trồng sâm Ngọc Linh tại Lễ hội sâm TP.HCM

Tại Lễ hội Sâm và Hương liệu, dược liệu Quốc tế TP.HCM năm 2024 sẽ có không gian nhà màng, tái hiện mô hình trồng sâm Ngọc Linh.

Sản phẩm cân bằng dinh dưỡng của Meiji đã có mặt tại thị trường Việt Nam

Sản phẩm cân bằng dinh dưỡng của Meiji đã có mặt tại thị trường Việt Nam

Công ty Cổ phần Sóng Thần Hà Nội (Magicwave) vừa phối hợp với Công ty TNHH Meiji Food Việt Nam tổ chức “Lễ ra mắt sản phẩm cân bằng dinh dưỡng MeiBalance của hãng sản xuất Meiji Nhật Bản và công bố hệ thống phân phối sản phẩm MeiBalance chính hãng tại Việt Nam”.

TP.HCM lần đầu tiên có hội chợ sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP

TP.HCM lần đầu tiên có hội chợ sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP

Hội chợ, triển lãm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP lần 1 năm 2024 chính thức khai mạc với gần 200 gian hàng, gồm các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm OCOP.

Thả ga mua đặc sản, thưởng thức phở, gỏi cuốn tại TP.HCM

Thả ga mua đặc sản, thưởng thức phở, gỏi cuốn tại TP.HCM

Đặc sản, món ngon, sản phẩm OCOP khắp cả nước đổ về TP.HCM tham dự triển lãm quốc tế ngành lương thực thực phẩm 2024 để tăng cường kết nối giao thương. Ngoài ra, người tiêu dùng có thể thả ga mua đặc sản với giá hấp dẫn.