Thứ hai, 13/05/2024

Hà Nội sẽ có thêm 10 cầu vượt bắc qua sông Hồng

01/09/2022 5:00 AM (GMT+7)

Theo quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Thủ đô Hà Nội sẽ có thêm 10 cầu vượt bắc qua sông Hồng bên cạnh 7 cây cầu hiện có.


Hà Nội sẽ có thêm 10 cầu vượt bắc qua sông Hồng - Ảnh 1.

Cầu Nhật Tân - một trong 7 cây cầu huyết mạch nối 2 bờ sông Hồng.

Hà Nội hiện đang có 7 cầu vượt bắc qua sông Hồng, bao gồm: Cầu Long Biên, Chương Dương, Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Thăng Long, Nhật Tân, Vĩnh Thịnh.

Theo Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 519, Hà Nội sẽ có thêm 10 cầu vượt bắc qua sông Hồng được triển khai xây dựng trong giai đoạn tới.

10 cầu vượt dự kiến sẽ xây dựng gồm có: Cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2, Thượng Cát, Vân Phúc, Hồng Hà, Mễ Sở, Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Thăng Long mới, Ngọc Hồi, Phú Xuyên.

Theo kế hoạch, cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2, Thượng Cát, Vân Phúc, Hồng Hà, Mễ Sở sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2025 (cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2 đã được khởi công ngày 9/1/2021, dự kiến hoàn thành trong năm 2023).

Cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu (tổng mức đầu tư hơn 9,4 nghìn tỷ đồng) đang được Sở Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến thẩm định về chủ trương đầu tư.

Cầu Vân Phúc đang được Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp triển khai thực hiện theo quy định.

Cầu Hồng Hà, cầu Mễ Sở (thuộc Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai 4) sẽ được xem xét thông qua tại kỳ họp Quốc hội khoá XV.

Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo đang được nghiên cứu đầu tư theo hình thức PPP.

Với cầu Thăng Long mới, cầu Ngọc Hồi, cầu Phú Xuyên - Ban quản lý đầu tư công trình giao thông Hà Nội cho biết - hiện nay chưa có văn bản giao nhiệm vụ cho ban nên chưa có cơ sở triển khai thực hiện.

Đông thời, TP Hà Nội sẽ đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại gắn với phát triển đô thị. Đồng thời hoàn thành xây dựng các tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc và đầu tư khép kín 7 tuyến đường vành đai.

7 tuyến đường vành đai được thành phố quy hoạch với tổng chiều dài 285km, mới hoàn thành hơn 132km. Trong đó, 5 tuyến vành đai chính là 1, 2, 3, 4, 5 và 2 tuyến vành đai hỗ trợ là 2,5 và 3,5.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Giá thuê mặt bằng bán lẻ tại TP.HCM không hạ

Giá thuê mặt bằng bán lẻ tại TP.HCM không hạ

Tỷ lệ lấp đầy các trung tâm thương mại đã vượt mức trên 90% với giá thuê duy trì mức tăng trưởng tốt. Tại TP.HCM, khu vực trung tâm duy trì giá thuê ở mức cao, khoảng 140 USD/m2/tháng.

Gỡ khó tiền sử dụng đất tại TP.HCM

Gỡ khó tiền sử dụng đất tại TP.HCM

Công tác xác định tiền sử dụng đất là một vướng mắc về pháp lý mà doanh nghiệp bất động sản TP.HCM đang gặp phải. Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đã đề xuất nhiều giải pháp để khơi thông điểm nghẽn trên.

Hàng trăm dự án tồn đọng tại TP.HCM đang chờ định giá đất

Hàng trăm dự án tồn đọng tại TP.HCM đang chờ định giá đất

Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho hay số lượng hồ sơ dự án tồn đọng chưa xác định được giá đất trên địa bàn thành phố còn rất lớn. Điều này làm ảnh hưởng đến tiến độ cấp sổ hồng của hàng loạt công trình.

Cần 34,4 tỷ USD cho metro tại TP.HCM

Cần 34,4 tỷ USD cho metro tại TP.HCM

Tổng mức đầu tư dự kiến để phát triển hệ thống metro (đường sắt đô thị) tại TP.HCM đến năm 2060 là gần 824.496 tỷ đồng, tương đương khoảng 34,4 tỷ USD. Theo kế hoạch này, toàn hệ thống sẽ dài 510km đến năm 2060.

Trái chiều phân khúc căn hộ và đất nền phía Nam

Trái chiều phân khúc căn hộ và đất nền phía Nam

Phân khúc căn hộ ở TP.HCM và vùng phụ cận cho thấy sự cả thiện cả về nguồn cung lẫn lượng tiêu thụ trong tháng 4. Tuy nhiên, phân khúc đất nền vẫn ảm đạm.

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Thị trường văn phòng cho thuê đang ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ về giá mà còn nhiều yếu tố để giữ chân khách thuê.