Đau xót hoàn cảnh người mẹ treo cổ tự tử sau 3 tháng sinh con

N.P (tổng hợp) Thứ ba, ngày 26/11/2019 16:28 PM (GMT+7)
"Thấy vợ bất thường, tôi lo lắng nên đã để cậu con trai đầu nghỉ học để ở nhà trông mẹ, còn tôi phải đi làm nuôi cả gia đình nhưng không ngờ lại dẫn đến sự việc đau lòng như vậy", chồng nạn nhân chia sẻ.
Bình luận 0

Sáng 26/11, UBND xã Cuôr Knia (huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) xác nhận, trên địa bàn xã vừa xảy ra vụ treo cổ tại nhà riêng. Nạn nhân là chị Đoàn Thị T. (sinh năm 1987, ngụ thôn 2, ã Cuôr Knia).

Chồng nạn nhân, anh Võ Minh V., cho biết, khoảng 10h30 ngày 25/11, con trai lớn 15 tuổi của họ về nhà thì hoảng hốt phát hiện mẹ mình treo cổ, vội chạy đi gọi người tới cứu nhưng không kịp, chị T. đã tử vong. 

img

Người thân bàng hoàng trước sự việc xảy ra.

Người thân nạn nhân lúc này vẫn chưa hết bàng hoàng. Người nhà nạn nhân cũng cho hay, từ khi sinh cháu thứ 3 vào tháng 8/2019 chị T. có nhiều biểu hiện khác lạ, tính cách thất thường, có dấu hiệu trầm cảm sau sinh. Trước đó, chị T. từng cắt vào tay để tự tử nhưng được gia đình phát hiện kịp thời.

"Thấy vợ bất thường, tôi lo lắng nên đã để cậu con trai đầu nghỉ học để ở nhà trông mẹ, còn tôi phải đi làm nuôi cả gia đình nhưng không ngờ lại dẫn đến sự việc đau lòng như vậy", chồng chị T. chia sẻ.

Được biết, hoàn cảnh của gia đình chị T. rất khó khăn, chị mất để lại 3 người con nhỏ trong đó con út mới được 3 tháng tuổi.

Bác sĩ Nguyễn Thị Vân - Trưởng khoa Bán cấp tính nữ Bệnh viện Tâm thần Trung ương I - cho biết, trầm cảm sau sinh ngày càng xuất hiện nhiều, đặc biệt ở những đối tượng sinh con lần đầu. Rất nhiều nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này, trong đó, có yếu tố xuất phát từ bên trong và tác động từ hoàn cảnh sống. “Sau khi sinh, nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ thay đổi dẫn tới căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ. Bên cạnh đó, người mẹ cũng vất vả, mệt mỏi hơn vì phải thức đêm cho con bú, dỗ con quấy khóc…”, bác sĩ Vân phân tích.

Đặc biệt, sự thiếu quan tâm, chia sẻ của gia đình cũng là một trong những yếu tố khiến các bà mẹ sau sinh dễ mắc bệnh hoặc đẩy bệnh trở nên trầm trọng. 

Với phụ nữ bị trầm cảm, nguy hiểm nhất là những trường hợp có xu hướng tự sát. Theo bác sĩ Vân, người có ý định này thường rất ít nói, hành vi của họ diễn ra đột ngột nên không ít trường hợp, như bệnh nhân N.T.B., đã gây ra hậu quả bi thương. “Với những bệnh nhân có khuynh hướng tự sát, gia đình phải tuyệt đối để ý, không thể lơ là ngay cả sau khi bệnh nhân đã được điều trị ổn định, vì bệnh có thể quay lại bất cứ lúc nào khi có những tác động không thuận lợi từ hoàn cảnh sống”, bác sĩ Vân khuyến cáo.  

Với những bệnh nhân trầm cảm sớm được điều trị, theo bác sĩ Vân, khả năng hồi phục rất cao. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem