Đại dự án sông Tích 10 năm vẫn dở dang: Xót xa những công trình bỏ hoang, xuống cấp, lãng phí tiền tỉ (Bài 3)

Nhóm PV Thứ ba, ngày 23/03/2021 13:00 PM (GMT+7)
Đại dự án sông Tích (Hà Nội) với tổng vốn đầu tư gần 7.000 tỉ đồng sau hơn 10 năm thi công vẫn dở dang, đến nay nhiều công trình xây dựng, thiết bị đã bị xuống cấp, bỏ hoang trở thành nơi trồng cỏ voi, trồng ngô, canh tác hoa màu cho người dân. Hàng nghìn tỉ đồng đổ vào đây đang bị lãng phí?
Bình luận 0

Như Báo điện tử Dân Việt đã thông tin, sau 10 năm triển khai dự án tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích từ Lương Phú xã Thuần Mỹ (huyện Ba Vì, TP Hà Nội) với số vốn 6.914 tỉ đồng từ nguồn ngân sách trung ương, vốn trái phiếu Chính phủ, ngân sách TP, nguồn vốn ODA… vẫn chưa thể hoàn thành, dù trước đó dự án này đã được điều chỉnh, gia hạn thêm thời gian thi công đến năm 2020.

Theo dự kiến chủ đầu tư dự án sẽ tiếp tục xin TP Hà Nội gia hạn đến năm 2022.

Các công trình, thiết bị trong dự án bị bỏ hoang, xuống cấp và lãng phí

Hiện Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng và Du lịch Bình Minh- nhà thầu chính của dự án đã thi công được khoảng 70% khối lượng công việc của đoạn 1 (giai đoạn I dự án) từ cống lấy nước đầu mối Lương Phú xã Thuần Mỹ huyện Ba Vì đến cầu Trắng xã Đường Lâm thị xã Sơn Tây. Trong đó, các công trình cống đầu mối, các cầu giao thông dân sinh qua sông cùng các công trình trên kênh đã được thi công cơ bản. 

Đại dự án sông Tích chậm tiến độ (bài 3): Dự án nghìn tỷ thành nơi trồng cỏ chăn bò - Ảnh 1.

Cỏ voi, ngô được trồng kín hai bên bờ kè sông Tích đoạn xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, Hà Nội.

Tuy nhiên, do thiếu sự quan tâm, chăm sóc, nhiều hạng mục của dự án đang có biểu hiện xuống cấp. Một số hạng mục bị người dân xâm lấn, trưng dụng làm nơi sản xuất nông nghiệp. Tại địa phận xã Thuần Mỹ, một số đoạn hai bên bờ sông Tích đã được Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng và Du lịch Bình Minh làm kè, thế nhưng thiếu sự quản lý, nhiều đoạn kè đã bị người dân trưng dụng làm nơi trồng ngô và cỏ voi. 

Đáng nói tình trạng này diễn ra với quy mô lớn, có những đoạn cỏ voi trồng trên kè sông dài cả cây số. Theo quy định, khi hạng mục dự án chưa được nghiệm thu, bàn giao, thì trách nhiệm quản lý ở đây vẫn thuộc về đơn vị thi công là Công ty Bình Minh.

Đại dự án sông Tích chậm tiến độ (bài 3): Dự án nghìn tỷ thành nơi trồng cỏ chăn bò - Ảnh 2.

Nhiều đoạn kè sông Tích bị người dân xâm lấn, trơ ra khung kè bê tông.

"Một số người dân địa phương ra trồng cỏ voi, trồng ngô từ lâu, nhưng cũng chẳng thấy ai nói gì. Người này trồng được, người kia cũng trồng được thế là họ kéo nhau ra trồng cỏ voi dài cả cây số. Kè vừa làm xong đã bị đào bới chắc chắn chất lượng công trình bị ảnh hưởng ít nhiều…", một người dân địa phương (xin được giấu tên) nói.

Cỏ voi, ngô được trồng kín hai bên kè sông Tích, tại dự án tiếp nước, cải tạo sông Tích khu vực xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, Hà Nội.

Tương tự, tại nhà vận hành cống Thuần Mỹ (thôn 1, xã Thuần Mỹ). Nhà vận hành được xây dựng kiên cố với quy mô 4 tầng trên diện tích rộng hơn 400m2. Tuy nhiên, công trình này cũng bị bỏ hoang nhiều năm nay, người dân tận dụng những khu đất trong khuôn viên nhà điều hành làm nơi trồng rau. Sân bê tông xuất hiện nhiều vết nứt kéo dài. 

Phía bên trong nhà vận hành lởm chởm cọc sắt đã hoen gỉ, cùng với đó là những hố sâu hun hút- như những cái bẫy chết người, bất kỳ người nào sơ ý đi vào rơi xuống phía dưới nhà điều hành đều có thể mất mạng.

Đại dự án sông Tích chậm tiến độ (bài 3): Dự án nghìn tỷ thành nơi trồng cỏ chăn bò - Ảnh 4.

Nhà vận hành cống Thuần Mỹ xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, Hà Nội bỏ hoang đã lâu, không có rào chắn, nhà vận hành biến thành cái bẫy chết người với những rãnh sâu hun hút.

"Không có người trông coi, không có rào chắn nhà vận hành cống Thuần Mỹ trở thành nơi phóng uế. Điều làm người dân chúng tôi bức xúc nhất là nhà vận hành có độ sâu hàng chục m, nhưng chẳng có rào chắn gì cả, chẳng may trẻ nhỏ vào chơi rơi xuống chết người ai sẽ là người chịu trách nhiệm?...", bà H- một người dân địa phương nói.

Dưới đây là một số hình ảnh các hạng mục công trình do Công ty CP Tập đoàn đầu tư xây dựng và du lịch Bình Minh đang bị bỏ hoang với số tiền đã giải ngân lên tới 1.700 tỉ đồng và đã bị xuống cấp nghiêm trọng.

Đại dự án sông Tích chậm tiến độ (bài 3): Dự án nghìn tỷ thành nơi trồng cỏ chăn bò - Ảnh 5.

Nhiều vết nứt kéo dài chạy dọc sân nhà vận hành cống Thuần Mỹ xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, Hà Nội.

Đại dự án sông Tích chậm tiến độ (bài 3): Dự án nghìn tỷ thành nơi trồng cỏ chăn bò - Ảnh 5.

Khuôn viên nhà vận hành cống Thuần Mỹ xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, Hà Nội được trưng dụng làm nơi trồng rau.

Phía bên trong nhà vận hành cống Thuần Mỹ, xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, Hà Nội lộ nhiều bẫy nguy hiểm có thể "nuốt chửng" bất cứ ai không để ý khi đi vào đây.  

Cách đó không xa là hạng mục phai phòng lũ Thuần Mỹ đang thi công dang dở. Để ngăn người đi lại đơn vị thi công cắm tạm bợ 1 số cọc tre và giăng 1 số dây thành hàng rào. Sắt thép trên mặt phai phòng lũ không được che chắn khiến phần lớn bị hoen gỉ. Cạnh đó, người dân cũng tận dụng mặt phai phòng lũ làm nơi phơi sắn.

Đại dự án sông Tích chậm tiến độ (bài 3): Dự án nghìn tỷ thành nơi trồng cỏ chăn bò - Ảnh 7.

Rào chắn được dựng sơ sài ở Phai phòng lũ Thuần Mỹ xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, Hà Nội.

Đại dự án sông Tích chậm tiến độ (bài 3): Dự án nghìn tỷ thành nơi trồng cỏ chăn bò - Ảnh 8.

Sắt thép hoen gỉ ở phai phòng lũ Thuần Mỹ, xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, Hà Nội.

Sắt thép hoen gỉ tại hạng mục phai phòng lũ Thuần Mỹ (dự án cải tạo sông Tích) xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, Hà Nội.

"Đại dự án" sông Tích 10 năm lỡ hẹn: Công trình xuống cấp, dự án thành nơi trồng cỏ nuôi bò (Bài 4) - Ảnh 11.

Liệu công trình có đảm bảo chất lượng khi sắt thép tại dự án cải tạo sông Tích hoen gỉ theo thời gian.

Trước thông tin nhà vận hành cống Thuần Mỹ không có rào chắn, gây nguy hiểm cho người dân, ông Đinh Công Sơn- Giám đốc Ban Duy tu các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT Hà Nội) cho biết sẽ cho kiểm tra và tiến hành làm rào chắn để bảo vệ công trình.

Công ty trúng thầu dự án nghìn tỉ tiếp nước, cải tạo sông Tích có năng lực ra sao?

Theo thông tin về dự án, Công ty CP Tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh là đơn vị trúng thầu (dưới dạng chỉ định thầu) thi công nhiều hạng mục chính của dự án này. Công ty Bình Minh có địa chỉ tại 299 Thanh Vị, xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Người đại diện theo pháp luật là ông Phùng Văn Hệ.

Ngoài ra, ông Hệ còn là đại diện của Chi nhánh Công ty CP Tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh- Nhà máy Thủy điện Yên Sơn; Du lịch Thiên Sơn- Suối Ngà; Chi nhánh Xí nghiệp khai thác đá và chế biến vật liệu xây dựng.

Để làm rõ nguyên nhân dự án chậm tiến độ, PV Dân Việt đã nhiều lần liên hệ với ông Hệ qua điện thoại, nhưng không nhận được câu trả lời. PV cũng lên tận trụ sở của Công ty, song đến nay chưa thể gặp được ông Hệ.


    Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
    Tin cùng chuyên mục
    Xem theo ngày Xem