Cuộc sống tại nơi lạnh nhất thế giới diễn ra như thế nào?

Trọng Hà Thứ ba, ngày 22/03/2022 13:16 PM (GMT+7)
Oymyakon là một khu định cư của Nga với khoảng 500 người, đã đạt tới nhiệt độ băng giá âm 71,2 độ C vào năm 1924.
Bình luận 0

Cuộc sống tại nơi lạnh nhất thế giới với âm 52,2 độ C

Trong chuyến thám hiểm của mình vào tháng 9/1902, nhà thám hiểm Nam Cực Ernest Shackleton đã viết thư gửi cho người bạn của mình là Kitty Pogson, mô tả cái lạnh cực độ và những tác động thảm khốc của nó đối với đoàn thám hiểm.

Shackleton viết: "Chúng tôi không may đã mất một trong những người của mình trong trận bão tuyết dữ dội vì anh ta ngã trên một vách đá băng. Cả đoàn cũng suýt mất một trong số các trung úy và ba người khác. Thời tiết lúc này khá lạnh, nhiệt độ thấp nhất là âm 52,2 độ C", Shackleton viết.

Cuộc sống tại nơi lạnh nhất thế giới diễn ra như thế nào? - Ảnh 1.

Nhiệt độ trung bình ở ngôi làng - nơi lạnh nhất thế giới có người sinh sống vào tháng 1 khoảng âm 50 độ C. (Nguồn: AP)

Thành phố nào là lạnh nhất trên thế giới?

Ngày nay, chỉ có vài nghìn người - chủ yếu là các nhà khoa học - đến thăm Nam Cực mỗi năm. Mặc dù Nam Cực là lục địa lạnh nhất, nhưng cư dân thành phố Yakutsk của Nga thường có nhiệt độ thời tiết lạnh giá tương tự như vậy. 

Nằm ở vùng Siberia, một trong những vùng lạnh nhất và thưa dân nhất thế giới, Yakutsk là nơi sinh sống của khoảng 336.200 người. Nhiều người trong số họ làm việc cho Alrosa, một công ty điều hành một mỏ kim cương trong thành phố.

Nhiệt độ ở Yakutsk đã lên tới âm 60 độ C. Một số cư dân khẳng định họ đã trải qua những ngày lạnh hơn nhiều, nhưng họ không thể xác minh điều đó vì "nhiệt kế chỉ đọc xuống đến âm 63 độ C", theo một cuộc phỏng vấn của BBC.

Tuy nhiên, trong khi Yakutsk là thành phố lạnh nhất, có những nơi sinh sống lâu dài khác, ít dân cư hơn thậm chí còn lạnh lẽo hơn. Oymyakon là một khu định cư của Nga với khoảng 500 người, đã đạt tới nhiệt độ băng giá âm 71,2 độ C vào năm 1924.

Cuộc sống tại nơi lạnh nhất thế giới diễn ra như thế nào? - Ảnh 2.

Cuộc sống tại nơi lạnh nhất thế giới. Một cửa hàng bán thực phẩm ở Oymyakon. (Nguồn: Mirror)

Điều đáng nói là Yakutsk và Oymyakon không gần với nhau. Chúng cách nhau 928 km và việc lái xe từ nơi này đến nơi khác sẽ mất khoảng 21 giờ.

Alex DeCaria, giáo sư khí tượng học tại Đại học Millersville ở Pennsylvania, cho biết Siberia quá lạnh do "sự kết hợp của vĩ độ cao và nó là một khối lục địa lớn".

Nhiệt độ cao nhất hoặc thấp nhất có xu hướng xảy ra trên các lục địa vì đất liền nóng lên và nguội đi nhanh hơn đại dương. Trong trường hợp của Siberia, tuyết và băng bao phủ cũng đóng một vai trò nhất định, vì chúng giúp giữ cho khu vực lạnh bằng cách phản xạ bức xạ mặt trời.

Sự kết hợp của các yếu tố này đã dẫn đến việc hình thành một vùng áp suất cao lớn, bán vĩnh viễn hình thành trên Siberia vào mùa đông, được gọi là "Vùng cao Siberia".

Tháng 12 hàng năm, ở Oymyakon, mặt trời sẽ mọc khoảng lúc 10 giờ sáng. Bởi vậy, vào lúc 9 giờ sẽ là thời điểm trường học mở cửa. Đó là lúc ngoài trời vẫn rất tối và nhiệt độ cực thấp. Những đứa trẻ sẽ ở trường cho tới 5 giờ chiều - sau khi Mặt trời lặn khoảng 3 tiếng. Vì vậy, chúng cũng buộc phải chấp nhận chịu đựng thời tiết buốt giá khi trên đường về nhà.

Cuộc sống tại nơi lạnh nhất thế giới diễn ra như thế nào? - Ảnh 3.

Cuộc sống tại nơi lạnh nhất thế giới. Một trạm đổ xăng giữa băng giá, nằm giữa Oymyakon và Yakutsk. (Ảnh: AP).

Ở vùng đất giá lạnh này chỉ có một trường học duy nhất. Ngay cả khi nhiệt độ ngoài trời khắc nghiệt như vậy, nhưng học sinh vẫn tới trường bình thường. Theo quy định, trường học chỉ đóng cửa khi nhiệt độ hạ xuống dưới âm 52 độ C.

Trước đó, vào giai đoạn những năm 1920 - 1930 của thế kỷ trước, Oymyakon vốn chỉ là điểm tạm dừng chân của những người chăn gia súc. Họ tới đây chăn tuần lộc và lấy nước từ suối nước nóng nằm gần đó. Sau đó, những người này quyết định cư trú ở đây, dần dần hình thành khu dân cư.

Dù nhiệt độ luôn ở ngưỡng khiến mọi thứ đóng băng, nhưng dân làng vẫn có nước sinh hoạt nhờ suối nước nóng. Hiện người dân đa phần sống nhờ việc nuôi tuần lộc và coi đây là nguồn dinh dưỡng chính.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem