Thứ bảy, 01/06/2024

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (9/4): Hai mã cổ phiếu ngành dầu khí nhiều triển vọng thời gian tới

09/04/2024 6:24 AM (GMT+7)

Dựa trên các yếu tố hỗ trợ như "sức khỏe" của các doanh nghiệp dầu khí, cùng với những triển vọng của ngành trong bối cảnh địa chính trị thế giới nhiều biến động, giới phân tích đánh giá cổ phiếu PVD và PVS sẽ là 2 cổ phiếu đáng chú ý của ngành trong thời gian tới.

VN-Index trong phiên hôm qua (8/4) cũng tiếp tục có diễn biến khá tương tự như các phiên cuối tuần trước khi áp lực bán tiếp tục gia tăng mạnh hơn sau 14h với nhiều mã giảm điểm mạnh, thanh khoản gia tăng kém tích cực. Kết phiên, VN-Index giảm 4,76 điểm (-0,38%) về mức 1.250 điểm; trong khi HNX-Index giảm 1,60 điểm (-0,67%) về mức 238,08 điểm.

Giá trị khớp lệnh trên cả 3 sàn niêm yết chỉ đạt hơn 23,39 nghìn tỷ đồng, dưới mức trung bình với khối lượng giao dịch giảm 23,63% so với phiên trước cho thấy tâm lý thận trọng và lực cầu cũng không gia tăng mua vào khi rất nhiều mã/nhóm mã đang có diễn biến giảm mạnh.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (9/4): Hai mã cổ phiếu ngành dầu khí nhiều triển vọng thời gian tới- Ảnh 1.

Chứng khoán Yuanta thì khuyến nghị mua với cổ phiếu PVD của Tổng Công ty CP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PVDrilling - HoSE: PVD).

Tận dụng những nhịp phục hồi để cơ cấu lại danh mục

Phiên giao dịch hôm nay (9/4), Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) đánh giá, VN-Index tiếp tục điều chỉnh để kiểm định lại ngưỡng hỗ trợ quan trọng 1.250 điểm, nhà đầu tư ngắn hạn có thể giải ngân trong các phiên tiếp theo nếu thị trường có tín hiệu tăng điểm trở lại.

Tuy nhiên, trong trường hợp tiêu cực VN-Index không giữ được mốc 1.250 trong các phiên tới thì rủi ro thị trường bước vào nhịp giảm ngắn hạn tăng lên, trong trường hợp đó nhà đầu tư ngắn hạn nên tiếp tục kiên nhẫn chờ đợi vận động điều chỉnh.

Với nhà đầu tư trung, dài hạn, thị trường đang vận động trong nửa trên của kênh tích lũy và đã trải qua nhiều nhịp rung lắc, tuy nhiên VN-Index sớm tiệm cận cản mạnh 1.300 điểm và tiếp tục quá trình tích lũy, nhà đầu tư trung hạn trong trường hợp cần giải ngân thêm vẫn có thể tiến hành nhưng trên quan điểm kiên nhẫn chờ đợi quá trình tích lũy ổn định hơn.

Trong khi đó, Chứng khoán Kiến Thiết (CSI) thì nhận định, xét về kỹ thuật, xu hướng vẫn khá ảm đảm và chưa xuất hiện một tín hiệu đảo chiều tích cực đáng chú ý nào nên khả năng cao nhịp điều chỉnh vẫn tiếp diễn trong các phiên tới.

Do đó, CSI tiếp tục duy trì quan điểm đứng ngoài, hạn chế việc bắt đáy, thậm chí căn bán, hạ tỷ trọng khi thị trường chung hồi phục. Vị thế mua được chú ý khi VN-Index test ngưỡng hỗ trợ (1.180 - 1.200) điểm.

Chứng khoán Vietcombank (VCBS) thì khuyến nghị các nhà đầu tư ưu tiên việc quản lý rủi ro tại thời điểm hiện tại, có thể tận dụng những nhịp phục hồi để cơ cấu lại danh mục theo hướng bán giảm các mã không thể duy trì được xu hướng đi lên trong giai đoạn này và hạn chế giải ngân bắt đáy sớm.

Ngược lại, nhà đầu tư cũng có thể cân nhắc giải ngân với các cổ phiếu mới xuất hiện tín hiệu bước vào xu hướng tăng giá từ vùng nền tích lũy dài hạn, có thể chú ý tới các nhóm dầu khí, đầu tư công và bất động sản.

Mã cổ phiếu nào cần quan tâm?

Trong báo cáo mới nhất, Chứng khoán Vietcap (VCSC) đã nâng giá mục tiêu thêm 12% lên 47.800 đồng/cp và nâng khuyến nghị từ "Khả quan" lên "Mua" cho cổ phiếu PVS cùa Tổng Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS).

Một trong những động lực thúc đẩy cổ phiếu PVS đi lên là kết quả kinh doanh khởi sắc năm vừa qua. Theo BCTC hợp nhất kiểm toán, kết thúc năm 2023, lãi ròng của PVS tăng 12% so với năm 2022, lên mức 1.060 tỷ đồng, cao nhất trong vòng 8 năm qua (kể từ năm 2016). Đây cũng là lần đầu tiên, lợi nhuận của Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam trở lại trên mức nghìn tỷ kể từ giai đoạn 2014-2015 khi giá dầu cao chót vót.

Tại thời điểm cuối năm 2023, tổng tài sản của Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam đạt hơn 26.400 tỷ đồng, tăng khoảng 500 tỷ so với đầu năm. Đáng chú ý, doanh nghiệp hiện có đến hơn 10.000 tỷ tiền mặt (tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngắn hạn), chiếm gần 40% tổng tài sản. Khoản tiền gửi lớn mang về hàng trăm tỷ đồng tiền lãi mỗi năm, đóng góp đáng kể vào lợi nhuận của doanh nghiệp này.

Về dài hạn, câu chuyện xoay quanh siêu dự án Lô B – Ô Môn (quy mô 12 tỷ USD) đang được kỳ vọng sẽ trở thành cú hích với ngành dầu khí nói chung và PVS cũng không ngoại lệ.

"Giá mục tiêu cao hơn là do chúng tôi nâng dự báo tổng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số giai đoạn 2024-2028 thêm 12% (tương ứng +3%/+6%/+14%/+9%/+28% cho các năm 2024/25/26/27/28)", báo cáo mới nhất của Chứng khoán Vietcap (VCSC) nêu.

Theo đó, VCSC dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2024 sẽ tăng 10% do doanh thu mảng cơ khí và xây lắp (M&C) tăng khoảng 70% so với năm trước, nhờ sự phục hồi của hoạt động thăm dò và khai thác trong nước, dự án điện gió ngoài khơi mới và giả định biên lợi nhuận gộp của M&C sẽ tăng lên 3,5% so với 1,4% vào năm 2023. VCSC ước tính lợi nhuận sau thuế quý I là 187 tỷ đồng (giảm 13%) do mảng M&C thường ghi nhận doanh thu chủ yếu trong quý IV.

Trong khi đó, Chứng khoán Yuanta thì khuyến nghị mua với cổ phiếu PVD của Tổng Công ty CP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PVDrilling - HoSE: PVD).

Cụ thể, Chứng khoán Yuanta đưa ra dự báo doanh thu năm 2024 của PVD là 7.400 tỷ đồng, tăng 27,4% so với cùng kỳ. Ngoài ra, Yuanta cũng dự báo giá cho thuê giàn tăng sẽ hỗ trợ biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp tăng 3,3%, dẫn đến dự báo lợi nhuận sau thuế và lợi ích cổ đông thiểu số 2024 của PVD sẽ đạt 1.200 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 114% so với cùng kỳ.

Với những tiềm năng tăng trưởng hiện có, Chứng khoán Yuanta duy trì khuyến nghị mua và tăng giá mục tiêu của cổ phiếu PVD thêm 6% lên 38.259 đồng/cp, tương ứng với mức sinh lời trong 12 tháng là 26,3%.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Ngân hàng sẽ bán vàng như thế nào?

Ngân hàng sẽ bán vàng như thế nào?

Các ngân hàng cho biết đã sẵn sàng tham gia bán vàng từ ngày 3/6. Dù các ngân hàng chưa chính thức vào cuộc, giá vàng đã ngay lập tức rơi thẳng đứng kể từ khi NHNN công bố thông tin 4 ngân hàng quốc doanh bán vàng.

Chuyển nhượng công ty con ở Đức, Masan lời ngay 40 triệu USD, tiền sẽ tiếp tục chảy vô túi

Chuyển nhượng công ty con ở Đức, Masan lời ngay 40 triệu USD, tiền sẽ tiếp tục chảy vô túi

Tập đoàn kinh tế đa ngành tư nhân Masan dự kiến sẽ ghi nhận khoản lợi nhuận một lần khoảng 40 triệu USD từ việc bán công ty H.C. Starck tại Đức; và hưởng lợi từ việc tăng lợi nhuận thuần sau thuế thêm 20-30 triệu USD trong dài hạn.

NSH Petro: Thao túng cổ phiếu, con của chủ tịch bị phạt tiền tỷ

NSH Petro: Thao túng cổ phiếu, con của chủ tịch bị phạt tiền tỷ

Trong khoảng thời gian bị thao túng giá, cổ phiếu PSH của công ty kinh doanh xăng dầu NSH Petro đã có 2 lần tăng sốc, giảm sâu và tạo đỉnh. Các cá nhân thao túng giá PSH bị phạt tổng cộng 6 tỷ đồng và bị áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm.

Thanh tra 4 "ông lớn" kinh doanh vàng: Chênh lệch đáng sợ giữa lợi nhuận và doanh thu

Thanh tra 4 "ông lớn" kinh doanh vàng: Chênh lệch đáng sợ giữa lợi nhuận và doanh thu

4 "ông lớn" vàng là SJC, Doji, PNJ và Bảo Tín Minh Châu nằm trong danh sách bị thanh tra hoạt động kinh doanh vàng của liên bộ. Điều khiến nhiều người ngạc nhiên vì sự chênh lệch đáng sợ giữa doanh thu và lợi nhuận của 4 “ông lớn” vàng này.

Nợ hơn tỷ đô, "trùm" hạ tầng vẫn phát hành trái phiếu khủng

Nợ hơn tỷ đô, "trùm" hạ tầng vẫn phát hành trái phiếu khủng

Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (mã HoSE: CII) sắp phát hành và chào bán trái phiếu ra công chúng với tổng giá trị phát hành gần 1.900 tỷ đồng. CII tiếp tục sử dụng "đòn bẩy tài chính" dù tổng nợ phải trả tương đương hơn 1 tỷ USD.

Ngân hàng Nhà nước bất ngờ dừng đấu thầu vàng miếng, phương án bình ổn thay thế từ 3/6

Ngân hàng Nhà nước bất ngờ dừng đấu thầu vàng miếng, phương án bình ổn thay thế từ 3/6

Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thầu bán vàng miếng và sẽ triển khai phương án bình ổn thay thế trong thời gian sớm nhất, dự kiến bắt đầu từ ngày 03/6/2024.