Chuyên gia, doanh nghiệp "hiến kế" nâng cao hiệu quả hoạt động tổ khuyến nông cộng đồng

Hồng Cẩm Thứ tư, ngày 26/10/2022 15:50 PM (GMT+7)
Sáng 26/10, tại An Giang, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, Công ty Dịch vụ Nông nghiệp Lộc Trời, tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề "Trao đổi kinh nghiệm xây dựng quy chế hoạt động của tổ khuyến nông cộng đồng tại An Giang và Kiên Giang".
Bình luận 0

Chuyên gia, doanh nghiệp "hiến kế" nâng cao hiệu quả hoạt động tổ khuyến nông cộng đồng

Buổi tọa đàm có sự tham gia của các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp, cán bộ, cộng tác viên khuyến nông 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang, cùng trao đổi, thảo luận để có cái nhìn đa chiều, cụ thể và rõ nét hơn về mô hình tổ khuyến nông cộng đồng.

Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở - Ảnh 1.

Chủ tọa tọa đàm "Trao đổi kinh nghiệm xây dựng quy chế hoạt động của tổ khuyến nông cộng đồng tại An Giang và Kiên Giang". Ảnh: Hồng Cẩm

Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa quyết định phê duyệt đề án "Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng".

Mục tiêu của đề án nhằm củng cố kiện toàn hệ thống khuyến nông cơ sở theo hướng mở rộng đa chức năng dịch vụ, phục vụ tái cơ cấu ngành và phát triển nông thôn, góp phần củng cố xây dựng thương hiệu Khuyến nông Việt Nam, đa dạng các hoạt động khuyến nông phục vụ phát triển vùng nguyên liệu, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng nông sản.

Cụ thể là xây dựng hệ thống các tổ khuyến nông cộng đồng đáp ứng yêu cầu vùng nguyên liệu đạt chuẩn ở 13 tỉnh thành trên cả nước, phát triển nhân rộng ra các tỉnh khác. Xây dựng được bộ tài liệu về khuyến nông cộng đồng bao gồm các tài liệu tư vấn phát triển các tổ chức nông dân (HTX, doanh nghiệp), tài liệu phát triển kinh doanh và thị trường. Nâng cao năng lực cho tổ khuyến nông cộng đồng để thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ HTX nông nghiệp, chuyển giao công nghệ khuyến nông...

Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở - Ảnh 2.

Đại biểu tham gia tọa đàm tham gia thảo luận. Ảnh: Hồng Cẩm

Tại buổi tọa đàm các đại biểu đã cùng nhau thảo luận 4 chủ đề: Làm thế nào để tổ khuyến nông cộng đồng hoạt động có hiệu quả? Cơ chế chính sách hỗ trợ tổ khuyến nông cộng đồng? Thách thức khó khăn trong quá trình triển khai đề án, kiến nghị? Quan điểm về chỉ tiêu nông thôn mới (QĐ1680/QĐ-BNN-VPĐP – tiêu chí 13.5 có tổ khuyến nông cộng đồng hoạt động hiệu quả)?

Nhiều ý kiến của cán bộ, cộng tác viên khuyến nông hai tỉnh An Giang, Kiên Giang, tập trung để phát huy hiệu quả tổ khuyến nông cộng đồng cần có sự tham gia của tổ chức đoàn thể, chủ chốt là Hội Nông dân để đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến hội viên nông dân.

Bên cạnh, để mô hình tổ khuyến nông cộng đồng phát huy hiệu quả dài lâu, cần tập huấn nâng cao, trang bị kiến thức khuyến nông, công nghệ số, trang thiết bị, kinh phí... cho người làm khuyến nông, để người làm khuyến nông thật sự là người cán bộ cơ sở cần thiết đối với nông dân.

Phát biểu kết luận tọa đàm, PGS.TS Lê Quốc Thanh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, cho biết, những ý kiến của đại biểu tại tọa đàm sẽ được ghi nhận và có những biên tập, bổ sung bộ tài liệu về khuyến nông cộng đồng.

Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở - Ảnh 3.

PGS.TS Lê Quốc Thanh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phát biểu tại buổi tọa đàm. Ảnh: Hồng Cẩm

Về nguồn nhân lực cho tổ khuyến nông cộng đồng, theo Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, là sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực sẵn có bằng cách tăng cường đào tạo đội ngũ này một cách chuyên nghiệp hơn.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khẳng định: Vai trò của người làm khuyến nông cơ sở là quan trọng nhất trong tổ khuyến nông cộng đồng. Tổ khuyến nông cộng đồng có nhiệm vụ tư vấn, tạo sự liên kết bền vững giữa các HTX nông nghiệp với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nhằm thúc đẩy nhanh, hiệu quả và bền vững quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Phát triển và nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp trong chuỗi giá trị nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu về chất lượng và giảm giá thành sản phẩm nguyên liệu đầu vào phục vụ chế biến và tiêu thụ. Tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống của người dân địa phương.

Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở - Ảnh 4.

Trước đó, chiều 25/10, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia kết hợp với Trung tâm Khuyến nông An Giang đến tham quan mô hình dự án sản xuất lúa phục vụ phát triển vùng nguyên liệu tại ĐBSCL giai đoạn 2022 – 2024, tại xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn (An Giang). Ảnh: Hồng Cẩm

"Khuyến nông không chỉ là khuyến nông của Nhà nước mà còn là của doanh nghiệp, của nông dân và các tổ chức khác dựa trên nền tảng khuyến nông Nhà nước. Những khó khăn vướng mắc của tổ khuyến nông cộng đồng cùng nhau thực hiện, điều chỉnh cách làm phù hợp theo từng vùng, từng địa phương, từ đó chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, phát huy hiệu quả, góp phần xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội địa phương..."" - PGS.TS Lê Quốc Thanh, nhấn mạnh.

Trước đó, chiều 25/10, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia kết hợp với Trung tâm Khuyến nông An Giang đến tham quan mô hình dự án sản xuất lúa phục vụ phát triển vùng nguyên liệu tại ĐBSCL giai đoạn 2022 – 2024, tại xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn (An Giang) quy mô 50 ha.

Đoàn Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đến tham quan mô hình vùng nguyên liệu lúa gạo tại HTX Sơn Hòa, xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn. Đây là mô hình đưa cơ giới hóa vào toàn bộ quá trình sản xuất nông nghiệp và trở thành đối tác trung gian giữa bà con và doanh nghiệp thông qua 2 hình thức liên kết bao lợi nhuận và liên kết truyền thống.



Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem