Hàng loạt thách thức buộc nông nghiệp đô thị TP.HCM phải có động lực mới để phát triển

Mạnh Hùng Thứ sáu, ngày 05/04/2024 16:05 PM (GMT+7)
Quá trình phát triển của TP.HCM đang đặt ra nhiều yêu cầu và thách thức đối với nền nông nghiệp gắn với điều kiện đô thị hiện đại, ứng dụng công nghệ cao trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế.
Bình luận 0

Chương trình phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2021-2030

Theo UBND TP.HCM, quá trình đô thị hóa mạnh mẽ ở vùng ven đô đang đặt ra vấn đề cấp bách là phải xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp đô thị phù hợp.

Các mô hình này không chỉ đáp ứng nhu cầu của người dân về an ninh lương thực, vệ sinh ATTP, giảm chi phí đóng gói, lưu trữ và vận chuyển mà còn có lợi ích sinh thái môi trường và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.

Giai đoạn 2011-2020, TP.HCM đã ban hành nhiều chương trình, đề án để hỗ trợ kịp thời, nâng cao hiệu quả sản xuất và thích ứng với xu hướng đô thị hóa, hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu, dịch bệnh.

Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh trên địa bàn huyện nông thôn mới Bình Chánh. Ảnh: Mạnh Hùng

Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh trên địa bàn huyện nông thôn mới Bình Chánh. Ảnh: Mạnh Hùng

Tuy nhiên, quá trình phát triển của Thành phố theo hướng đô thị thông minh, đô thị dịch vụ hiện đại.

Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh hơn, cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển đổi chưa theo kịp với thực tế. Các mô hình nông nghiệp đô thị, mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hình thành và nhân rộng còn chậm, hiệu quả chưa cao.

Việc đầu tư phát triển các hoạt động công nghiệp phục vụ nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng; dịch vụ phục vụ nông nghiệp còn tự phát và chưa tạo ra các giá trị chuyển đổi lớn.

Các mô hình nông nghiệp công nghệ cao chưa có sự đột phá về mặt giá trị ngành hàng trên thị trường trong nước và quốc tế.

Nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn ngày càng thiếu. Thủ tục đầu tư xây dựng các công trình phục vụ trên đất sản xuất nông nghiệp vướng mắc chậm được tháo gỡ.

Kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, công nghệ cao.

Sửa chữa, nâng cấp hạ tầng giao thông ven Kênh Đông, huyện Củ Chi. Ảnh: Mạnh Hùng

Sửa chữa, nâng cấp hạ tầng giao thông ven Kênh Đông, huyện Củ Chi. Ảnh: Mạnh Hùng

Bên cạnh đó, đất sản xuất nông nghiệp giảm mạnh, địa bàn sản xuất nông nghiệp biến động và phân tán hơn. Diện tích đất nông nghiệp đưa vào sản xuất nông nghiệp thấp và có xu hướng giảm dần.

Cơ cấu dân số, lao động và thu nhập của dân cư nông thôn chuyển dịch nhanh; gia tăng áp lực lên sản xuât nông nghiệp, nông thôn; ảnh hưởng đến nhu cầu đất ở và xây dựng hạ tầng nông thôn.

Từ bối cảnh và các yêu cầu nêu trên, UBND TP.HCM cho rằng, cần thiết phải xây dựng Chương trình phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Vừa qua, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định số 6002/QĐ-UBND chính thức phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Chương trình vừa nhằm thúc đẩy phát triển nền kinh tế nông nghiệp đô thị hiện đại, vừa tích hợp các quy hoạch của Thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem