Thứ ba, 14/05/2024

Chủ động ứng phó thiếu điện

03/04/2022 6:00 PM (GMT+7)

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên vừa tổ chức cuộc họp khẩn để chỉ đạo các giải pháp cấp bách đảm bảo cung ứng đủ điện năm 2022 và cung ứng đủ than cho sản xuất điện.

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên vừa tổ chức cuộc họp khẩn với 3 tập đoàn: Điện lực Việt Nam (EVN), Dầu khí Việt Nam (PVN), Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và các đơn vị quản lý: Cục Điện lực và năng lượng tái tạo, Cục Điều tiết điện lực, Vụ Dầu khí và than, Vụ Kế hoạch để chỉ đạo các giải pháp cấp bách đảm bảo cung ứng đủ điện năm 2022 và cung ứng đủ than cho sản xuất điện.

Thiếu hụt 3.000MW điện

 

EVN vừa cho biết, tình hình cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện của EVN rất khó khăn và bị thiếu hụt rất lớn so với hợp đồng cung cấp than đã ký. Trong quý 1-2022, tổng khối lượng than đã cung cấp cho các dự án điện than mới đạt 4,49 triệu tấn trên tổng số 5,85 triệu tấn theo hợp đồng đã ký (tương ứng tỷ lệ 76,75%). Như vậy, lượng than cần cho các nhà máy điện đang bị thiếu hụt 1,36 triệu tấn so với khối lượng trong hợp đồng (chiếm 23,25%).

Do lượng than cung cấp thiếu và tồn kho ở mức thấp nên đến cuối tháng 3-2022, nhiều tổ máy nhiệt điện than trong hệ thống phải dừng và giảm phát, như nhiệt điện Nghi Sơn 1, Vũng Áng 1, Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1 hiện chỉ đủ than vận hành 1 tổ máy ở mức 60-70% công suất. Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng chỉ đủ than vận hành 1 trong 4 tổ máy. Do đó, toàn hệ thống điện quốc gia thiếu hụt hơn 3.000MW nhiệt điện than. Trong khi thông tin từ TKV và Tổng công ty Đông Bắc cho biết, tình hình cung cấp than còn tiếp tục khó khăn trong thời gian tới. Do đó, EVN đưa ra nhận định, nguy cơ thiếu than dẫn đến thiếu điện từ tháng 4 trở đi là rất hiện hữu. Trong thời gian tới, nhất là thời điểm nắng nóng, cao điểm mùa khô năm 2022, công tác sản xuất điện từ nhiên liệu than là không thể thiếu để đảm bảo ổn định công suất điện, cao điểm là các tháng 4, 5, 6, 7 tại miền Bắc.
Chủ động ứng phó thiếu điện - Ảnh 1.

Sẵn sàng ứng phó với các nhu cầu điện trong mùa khô 2022


Khẩn cấp nhập than

 

Tại cuộc làm việc, đại diện các tập đoàn báo cáo, có thể huy động bổ sung khoảng 3.700MW để bù đắp vào sản lượng nhiệt điện than thiếu hụt. Trong đó, từ nguồn năng lượng tái tạo khoảng 1.000MW, nguồn thủy điện khoảng 300MW, nguồn điện khí khoảng 1.200MW, nguồn nhiệt điện than khoảng 1.200MW. Nếu thực hiện được kế hoạch này, năm 2022 sẽ không xảy ra thiếu điện.

 

Chủ động ứng phó thiếu điện - Ảnh 2.

Nhập khẩu than tại cảng Hoàng Diệu, Cần Thơ. Ảnh: QUANG PHÚC


Cho rằng diễn biến mới của tình hình thế giới cũng như khu vực đang có vấn đề khó khăn, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các tập đoàn triển khai ngay các giải pháp để huy động sản lượng phát điện từ các nguồn bổ sung. Yêu cầu các đơn vị sản xuất than (TKV và Tổng công ty Đông Bắc), sản xuất khí (PVN) tăng cường sản xuất nhiên liệu sơ cấp trong nước; tăng cường ký kết các hợp đồng mua bán than, khí với các đối tác truyền thống và đối tác mới. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng chỉ đạo giải quyết ngay vướng mắc trong hợp đồng mua bán nhiên liệu sơ cấp, mua bán điện giữa các bên. Nâng cao trách nhiệm hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để bảo đảm huy động tối đa các nguồn điện.

 

Ngày 1-4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã làm việc với Đại sứ Australia tại Việt Nam Robyn Mudie về kế hoạch nhập khẩu than giúp Việt Nam giữ vững an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường. Việt Nam đề nghị Australia cân đối sản lượng than trong nước để cung cấp cho Việt Nam mỗi năm khoảng 5 triệu tấn than cho nhu cầu sản xuất điện. Bên cạnh cung cấp khối lượng than ổn định, chất lượng tốt, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị phía Australia xem xét, cung ứng than cho Việt Nam với giá hợp lý để có giá thành sản xuất điện ở mức phù hợp, đảm bảo mục tiêu đủ điện cho sản xuất và an sinh xã hội.

 

Đại sứ Robyn Mudie khẳng định, Australia có đủ năng lực sản xuất, khai thác, chế biến, công nghệ, cơ sở hạ tầng để cung cấp than cho Việt Nam. Đại sứ sẽ ngay lập tức chuyển yêu cầu của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về Australia và tổ chức cuộc họp giữa cơ quan quản lý, các doanh nghiệp cung cấp, nhập khẩu than của hai nước như phía Việt Nam đề nghị. Ngày 2-4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng có cuộc làm việc với Đại sứ Cộng hòa Nam Phi liên quan đến vấn đề nguồn cung ứng than cho nước ta.


Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, hiện nhu cầu tiêu thụ than trên thế giới đang tăng nhanh trong giai đoạn phục hồi kinh tế hậu đại dịch Covid-19. Nhu cầu tăng nhanh cộng với việc đứt gãy chuỗi vận tải xảy ra cục bộ ở một số nơi đã gây ra khó khăn đối với hoạt động cung ứng than cho sản xuất điện ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Tài sản của các tỷ phú có đóng góp lớn của cổ phiếu nắm giữ, do đó tài sản thường biến động liên tục dưới tác động của thị trường. Không thiếu doanh nhân Việt từng cán mốc tài sản 1 tỷ USD nhưng vẫn chưa được bảng xếp hạng thế giới điểm tên.

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Thị trường văn phòng cho thuê đang ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ về giá mà còn nhiều yếu tố để giữ chân khách thuê.

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.

Ngân hàng, ăn ở cái tên?

Ngân hàng, ăn ở cái tên?

Ngân hàng LPBank vừa quyết định đổi bộ tên mới. Tên viết tắt bằng tiếng Anh họ vẫn để là LPBank, đây là quyết định phù hợp với thị trường, với nhận thức của người tiêu dùng.