Thứ sáu, 10/05/2024

Chè Shan tuyết, trúc Púng Luông giúp giảm nghèo bền vững

13/05/2023 8:00 AM (GMT+7)

Cây chè Shan tuyết, rừng trúc xanh tươi, cùng các loại hình kinh tế khác đã giúp cho xã Púng Luông, với 99% người dân tộc Mông giảm nghèo bền vững


Chè Shan tuyết, trúc Púng Luông giúp giảm nghèo bền vững - Ảnh 1.

Chè Shan tuyết, trúc Púng Luông giúp giảm nghèo bền vững.

Tạo sức hấp dẫn

Vào độ tháng 2 đầu tháng 3, xã Púng Luông hấp dẫn du khách với sắc trắng hoa lê cùng những nét văn hóa mang đậm bản sắc của dân tộc Mông.

Những năm gần đây, người dân ở xã Púng Luông đã đưa cây lê tai nung vào trồng. Lê không chỉ là một loại cây ăn quả cho giá kinh tế cao mà còn tạo cảnh quan phát triển du lịch, góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào nơi đây.

Đến nay, toàn xã Púng Luông đã trồng được trên 5ha lê tai nung, trong đó có gần 1ha đã cho thu nhập, bình quân mỗi hecta đạt hơn 100 triệu đồng.

Nằm ở bản Nả Háng Tủa Chử, rừng trúc Púng Luông có tuổi đời hơn 60 năm, rộng hơn 1ha với hàng ngàn cây trúc xanh mọc thẳng tắp.

Rừng trúc Púng Luông cách thị trấn Mù Cang Chải khoảng 20km, đường khó đi nhưng vẫn hấp dẫn du khách vì sự hoang sơ và vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt vời.

Chính thức đưa vào khai thác du lịch từ tháng 7/2020, rừng trúc Púng Luông và những thửa ruộng bậc thang quanh đó đã tạo sức hút lớn đối với du khách, đây cũng là một trong những nguồn thu giúp người dân địa phương xóa đói giảm nghèo bền vững.

Lù A Câu - chàng trai người Mông là người có công khai phá giá trị của cây chè Shan tuyết.

Sớm nhận ra việc Púng Luông có giống chè ngon, tháng 5/2019, Lù A Câu quyết định đầu tư trên 500 triệu đồng thành lập cơ sở sản xuất chè Shan tuyết Púng Luông.

Tháng 7/2020, chè Shan tuyết Púng Luông trở thành sản phẩm OCOP và thành lập HTX Dịch vụ nông nghiệp Púng Luông. Đến nay chè Shan tuyết đã trở thành một trong những cây chủ lực giúp người dân thoát nghèo.


Dễ làm trước, khó làm sau

Ông Vang Bua Tủa, Chủ tịch UBND xã Púng Luông cho biết, năm 2022, các tổ chức đoàn thể, các bản và nhân dân khẩn trương triển khai thực hiện nhiều việc trong xây dựng nông thôn mới.

Hiện địa phương đã đạt được một số kết quả tích cực, đóng góp thêm nguồn lực, vật lực để kiên cố đường giao thông, giúp nhau xóa nhà tạm...

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn xã tiếp tục được đầu tư, góp phần phát triển kinh tế xã hội, phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân trong xã.

Tuy nhiên, Púng Luông là xã nghèo của huyện nghèo vùng cao Yên Bái, nên nguồn thu ngân sách yếu, trong khi đó nhu cầu về nguồn lực để tổ chức thực hiện chương trình rất lớn, nguồn vốn thực hiện chương trình chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước.

Xã 100% có địa hình miền núi phức tạp, dân cư sống không tập trung, khó khăn cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Nhận thức của một bộ phận nhân dân còn nhiều hạn chế, tâm lý trông chờ, ỷ lại còn nặng nề.

Chè Shan tuyết, trúc Púng Luông giúp giảm nghèo bền vững - Ảnh 3.

Du khách tham quan rừng trúc Púng Luông.

Năm 2023, Púng Luông chủ trương tập trung huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu nhằm thực hiện các chương trình trọng tâm, công trình trọng điểm đạt kết quả.

Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá xã hội, sử dụng hợp lý hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; thực hiện tốt các mục tiêu an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và nâng cao đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân trên địa xã.

Bằng phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương và ưu tiên những việc dễ làm trước, khó làm sau, nơi đây đã tổ chức triển khai, thực hiện lồng ghép các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Xã cũng đẩy mạnh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện tốt các chỉ tiêu sản xuất trong năm 2022. Tiếp tục triển khai thực hiện phong trào " 3 xanh", phong trào thi đua "chung tay xây dựng nông thôn mới", thực hiện lồng ghép các nguồn vốn trên quan điểm tự vận động là chính và người dân vẫn là chủ thể.


Theo Giáo dục & Thời đại

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.

Ngân hàng, ăn ở cái tên?

Ngân hàng, ăn ở cái tên?

Ngân hàng LPBank vừa quyết định đổi bộ tên mới. Tên viết tắt bằng tiếng Anh họ vẫn để là LPBank, đây là quyết định phù hợp với thị trường, với nhận thức của người tiêu dùng.

Các tập đoàn công nghệ nước ngoài đến Việt Nam rồi đầu tư ở nước khác là bình thường

Các tập đoàn công nghệ nước ngoài đến Việt Nam rồi đầu tư ở nước khác là bình thường

Việc đầu tư của các tập đoàn công nghệ nước ngoài phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó chủ quan liên quan đến sự sẵn sàng của Việt Nam

Phú Quốc thêm một lần bị khách nội quay lưng

Phú Quốc thêm một lần bị khách nội quay lưng

Trong vòng 5 năm trở lại đây, du lịch Phú Quốc chứng kiến nhiều biến động về lượng khách. Từ năm 2023, nỗ lực hút khách nội của địa phương vẫn chưa đạt hiệu quả.

Xe điện hết nóng

Xe điện hết nóng

Tesla được xem là hàn thử biểu đo lường độ nóng của thị trường xe điện; và khác với những năm trước, chiếc hàn thử biểu này đang lạnh dần.

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

49 năm sau ngày thống nhất đất nước với hơn 30 năm đổi mới và phát triển, ngành thương mại TP. Hồ Chí Minh đã “lột xác” theo hướng văn minh, hiện đại.