Câu chuyện kỳ quặc về sắc đẹp bị đánh thuế, ai còn dám xinh đẹp

Tùy Ý/Theo Sina Thứ bảy, ngày 13/02/2021 06:31 AM (GMT+7)
Nếu một ngày sắc đẹp trở thành gánh nặng tiền bạc, bạn có còn muốn trở nên xinh đẹp nữa hay không?
Bình luận 0

Xã hội hiện đại dường như ngày càng đề cao sắc đẹp, quan trọng vẻ bề ngoài. Xinh đẹp dường như là bàn đạp để dẫn đến hạnh phúc, phạm lỗi lầm cũng dễ dàng được tha thứ, làm gì cũng thuận lợi hơn, được mọi người yêu quý, xe đón xe đưa...

Vì vậy, ai cũng muốn mình đẹp, một số người không tiếc mạo hiểm tính mạng để động dao kéo. Thế nhưng, nếu một ngày nhan sắc trở thành gánh nặng, bạn có còn muốn trở nên xinh đẹp nữa hay không?

Sắc đẹp càng nổi trội càng phải đóng thuế cao? 

Cách đây không lâu, vở kịch ngắn "Thuế sắc đẹp" của Nhật Bản đã gây được sự chú ý lớn. Nội dung vở kịch đưa ra giả thuyết để tăng nguồn thu thuế, chính phủ thực hiện đánh thuế sắc đẹp đối với người có nhan sắc, ngoại hình nổi trội. Số tiền thuế phải đóng sẽ tùy theo mức độ xinh đẹp của họ. Nói cách khác, càng đẹp thì càng phải đóng nhiều tiền.

Việc thu thuế sắc đẹp đã gây ra sự đảo lộn trong cuộc đời nữ chính, từ ưu điểm, nhan sắc xinh đẹp diễm lệ của cô trở thành rắc rối và gánh nặng chưa từng có.

Câu chuyện kỳ quặc về sắc đẹp bị đánh thuế - Ảnh 1.

Nữ chính phải cải trang thành một cô gái xấu xí, cuối cùng cũng không thoát khỏi luật định, bị bắt vào tù vì tội lừa đảo, trốn thuế. Câu hỏi đặt ra là có nên thu thuế sắc đẹp?

Một chuyên gia kinh tế Nhật Bản từng đưa ra đề xuất đánh thuế "mỹ nam" bởi đàn ông xấu trai cực khó lấy vợ. Vào thời điểm đó, mức thuế thu nhập cao nhất của Nhật Bản là 40%. Theo thuật toán của các nhà kinh tế, những anh chàng đẹp trai có thu nhập cao phải đóng 80% thuế thu nhập. 

Nguyên nhân đẹp trai thực sự có thể nhận được rất nhiều lợi ích. Việc đóng thuế cao sẽ buộc những anh chàng đẹp trai phải chia sẻ những thuận lợi của mình đối với những người không có vẻ đẹp dễ nhìn.

Thế nhưng những người có vẻ ngoài đẹp đẽ, thu hút cũng có nỗi khổ riêng. Cách đây vài năm, từng có một người phụ nữ trung niên phát điên với một cô gái xinh đẹp. Vì ghen tị, người phụ nữ này giật lấy túi xách của cô gái và lao đến đánh đập.

Nếu thực sự thu thuế sắc đẹp sẽ làm mất cân bằng sinh thái xã hội. Người đẹp không thể chịu được thuế nặng nên sẽ tìm cách khiến mình xấu đi để trốn thuế, thậm chí bỏ trốn sang đất nước khác, khiến việc "chảy máu nhan sắc" là có thật.

Câu chuyện kỳ quặc về sắc đẹp bị đánh thuế - Ảnh 2.

Người có sắc đẹp và người giàu nên đánh thuế như nhau? 

Thực tế, đánh thuế người đẹp và đánh thuế người giàu giống nhau. Khi bị ép phải đóng thuế quá cao, người giàu sẽ chẳng màng kiếm tiền nữa thậm chí còn sợ phải kiếm tiền.

Pháp là một bài học từ quá khứ. Sau khi Hollande lên nắm quyền, ông đã đưa ra mức thuế dành cho người siêu giàu lên đến 75% vào năm 2013.

Hollande không bao giờ nghĩ rằng động thái của mình không những không đưa Pháp thoát khỏi thâm hụt tài chính mà còn nhường nguồn vốn cho nước khác, đồng thời uy tín và khả năng cạnh tranh của đất nước bị ảnh hưởng nặng nề.

Theo hãng truyền thông tài chính Pháp "Echos", để tránh bị đánh thuế khắt khe, phần lớn người giàu đến các nước không đánh thuế thu nhập cá nhân quá cao.

Báo cáo cho thấy, 20 người trong số 100 người giàu nhất nước Pháp đã định cư ở nước ngoài và tổng tài sản của họ lên tới 17 tỷ euro. May mắn thay, thuế dành cho người siêu giàu đã được bãi bỏ 2 năm sau khi ban hành, nếu không hậu quả sẽ rất thảm khốc.

Trong xã hội ưa chuộng vẻ bề ngoài này, sắc đẹp cũng là một loại năng lực cạnh tranh. Dưới góc độ nhu cầu sinh lý, nếu tất cả các mỹ nhân đều xuất ngoại, đàn ông trong nước sẽ phải kêu trời, có thể họ cũng định cư ở nước ngoài luôn để chạy theo người đẹp.

Câu chuyện kỳ quặc về sắc đẹp bị đánh thuế - Ảnh 3.

Ở góc độ nguồn lực chiến lược quốc gia, nếu hiện tượng "chảy máu sắc đẹp" thực sự xảy ra, chuỗi ngành liên quan đến kinh tế làm đẹp như phẫu thuật thẩm mỹ, thời trang, show diễn của ngôi sao, người mẫu chắc chắn sẽ đổ vỡ và nền kinh tế cả nước sẽ bị phá vỡ.

Tổng thống Belarus Lukashenko rất khôn ngoan. Trong một lần kiểm tra ở thủ đô, ông phát hiện ra rằng các mỹ nhân của đất nước mình không còn thiết tha gì với đất nước, họ đều ra nước ngoài để kiếm tiền.

Ngay sau đó, Lukashenko đã đưa ra quyết định dứt khoát và ban hành một loạt luật và quy định hạn chế việc người đẹp Belarus được phép sinh sống và làm việc tại nước ngoài.

Tuy nhiên, sức mạnh của chính sách nhà nước không thể thực sự bảo vệ tài nguyên sắc đẹp Belarus. Để giữ chân người dân, chính phủ cần chú ý, tự kiểm tra và cải thiện môi trường quốc gia, đó là những cách hiệu quả hơn để thu phục lòng người.

Tóm lại, đẹp là lợi thế bẩm sinh nhưng sống đẹp lại phụ thuộc vào bản lĩnh của mỗi người, xinh đẹp vốn dĩ vô tội.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem