Cách xử trí khi gặp người lên cơn động kinh

Nhật Hà (Theo Tips-and-tricks) Thứ năm, ngày 22/09/2022 13:50 PM (GMT+7)
Chứng kiến ai đó bị động kinh có thể làm bạn hốt hoảng. Tuy nhiên lúc này bạn cần bình tĩnh mới có thể giúp được họ.
Bình luận 0

Bệnh động kinh là gì?

Bệnh động kinh là một bệnh lý mãn tính xảy ra do sự bất thường trong não bộ dẫn tới sự kích thích đồng thời một nhóm các tế bào thần kinh của vỏ não, gây ra sự phóng điện đột ngột và không thể kiểm soát. Sự kích thích vỏ não ở các vùng khác nhau có thể gây ra những biểu hiện khác nhau. Co giật không phải là biểu hiện duy nhất, các cơn vắng ý thức đột ngột, co cứng chân tay cũng là biểu hiện của bệnh động kinh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh động kinh?

Cách xử trí khi gặp người lên cơn động kinh - Ảnh 1.

Bệnh động kinh có xu hướng gia tăng nhưng nhận thức của cộng đồng về bệnh động kinh vẫn còn nhiều hạn chế dẫn tới những nỗi sợ hãi không đáng có và những quan niệm sai lầm như: bệnh động kinh do ma quỷ, bệnh động kinh không thể chữa khỏi, nhét tay hay đũa .. vào miệng người bị động kinh ... Ảnh: Unsplash

Bạn có thể nhận ra cơn động kinh khi ai đó có những cử động lắc lư không kiểm soát được với cánh tay, chân hoặc đầu của họ. Ngay sau đó, người này đột ngột bất tỉnh, ngã xuống sàn và co cứng cơ không tự chủ.

Nếu bạn nhận ra những triệu chứng này ở một người nào đó, bạn có thể làm gì đó để giúp người đó?

Theo Tips-and-tricks, dưới đây là các bước xử trí khi gặp người lên cơn động kinh

Bước 1: Cần cho người bệnh nằm nghiêng sang bên trái, lau sạch nước bọt, các chất nôn, ói (nếu có), tránh cho tay hoặc các vật khác như đũa, bút, ... vào miệng nạn nhân. 

Bước 2: Nới rộng cổ áo, thắt lưng để người bệnh dễ thở hơn. Yêu cầu mọi người xung quanh lùi ra xa tạo không gian thoáng khí

Bước 3: Lót dưới đầu người bệnh chăn, màn hay gối để giảm sang chấn khi co giật.

Bước 4:  Xem gần người bệnh có đồ vật có thể gây sang chấn cho bệnh nhân: Bàn ghế, đồ vật sắc nhọn… cần di dời. 

Bước 5: Sau cơn động kinh cần ở bên cạnh người bệnh vì một số bệnh nhân bị lú lẫn cùng hành vi vô ý thức có thể nguy hiểm cho bản thân và người khác.

Lưu ý: Cần theo dõi thời gian của cơn co giật của người bệnh động kinh. Thông thường sau cơn động kinh khoảng 2 - 4 phút sẽ hết co giật. Nếu trường hợp đã hết co giật nhưng người bệnh vẫn chưa tỉnh táo trở lại, có biểu hiện khó thở, lên một cơn động kinh khác cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem