Bất ngờ ý nghĩa thực sự của bộ tượng linh thú nghìn tuổi ở chùa Phật Tích

Công Phạm Thứ tư, ngày 28/04/2021 14:27 PM (GMT+7)
Chùa Phật tích, hay còn gọi là chùa Vạn Phúc, thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Đây là một ngôi chùa cổ được xây từ thời Lý (năm 1057). Trong các hiện vật cổ còn được lưu giữ ở chùa có bộ tượng 10 linh thú được đánh giá là những tác phẩm điêu khắc có một không hai của thời nhà Lý.
Bình luận 0

Các linh thú ở chùa Phật Tích

Bất ngờ ý nghĩa thực sự của bộ tượng linh thú nghìn tuổi ở chùa Phật Tích - Ảnh 1.

10 linh thú chùa Phật Tích gồm 5 cặp ngựa, tê giác, trâu, voi, sư tử được xếp đối xứng nhau phía trước hành lang tòa Tam Bảo.

Dàn tượng linh thú cổ có cao khá đồng đều, khoảng 1,2m, chiều dài từ 1,5-1,8m, được tạo hình trong tư thế phủ phục với những đường nét khỏe khoắn và rất sinh động. Theo văn bia “Vạn Phúc đại thiền tự bi” dựng năm 1686 nói về việc xây chùa Phật Tích thì các bức tượng này được tạc cùng thời điểm xây dựng chùa. Trên bia có đoạn khắc: “Điện ấy đã rộng, lại to, sáng sủa và lớn. Trên bậc thềm đằng trước có bày 10 con thú, phía sau có ao rồng…”.

Bất ngờ ý nghĩa thực sự của bộ tượng linh thú nghìn tuổi ở chùa Phật Tích - Ảnh 4.

Mỗi linh thú được đặt trên một bệ đá dài 1,7m, rộng 0,8m và cao 0,36m. Mặt trên của bệ đá tạc nổi hình cánh hoa sen cách điệu.

Hầu hết, bộ 10 linh tượng được tạo tác bằng đá sa thạch nguyên khối, trừ một tượng trâu được ghép từ hai khối đá. Đây là những tác phẩm nghệ thuật độc bản, không tìm được ở bất cứ nơi đâu trên cả nước.

Bất ngờ ý nghĩa thực sự của bộ tượng linh thú nghìn tuổi ở chùa Phật Tích - Ảnh 5.

Bất ngờ ý nghĩa thực sự của bộ tượng linh thú nghìn tuổi ở chùa Phật Tích - Ảnh 6.

Mỗi linh thú lại được tạo hình với những nét đặc sắc riêng, trong đó tượng sư tử có nhiều nét khác biệt với các linh thú còn lại. Tư thế sư tử không phủ phục hoàn toàn mà hơi nhoài về phía trước, đầu quay sang lối vào Tam bảo. Đầu sư tử mang nét biểu cảm thú vị với miệng ngoác rộng như đang gầm, được chạm khắc chi tiết đến từng chiếc răng và có cả một chiếc lưỡi uốn cong

Bất ngờ ý nghĩa thực sự của bộ tượng linh thú nghìn tuổi ở chùa Phật Tích - Ảnh 7.

Bất ngờ ý nghĩa thực sự của bộ tượng linh thú nghìn tuổi ở chùa Phật Tích - Ảnh 7.

Voi và tê giác có đầu hướng về phía trước, trong khi đầu trâu và ngựa nghiêng sang một bên

Bất ngờ ý nghĩa thực sự của bộ tượng linh thú nghìn tuổi ở chùa Phật Tích - Ảnh 8.

Bất ngờ ý nghĩa thực sự của bộ tượng linh thú nghìn tuổi ở chùa Phật Tích - Ảnh 9.

Bất ngờ ý nghĩa thực sự của bộ tượng linh thú nghìn tuổi ở chùa Phật Tích - Ảnh 10.

Bất ngờ ý nghĩa thực sự của bộ tượng linh thú nghìn tuổi ở chùa Phật Tích - Ảnh 11.

Trải qua thời gian, các tượng trâu và ngựa còn lại cũng bị mất đuôi, tai và sừng nên tương đối khó để nhận dạng con vật. Vào năm 1952, thực dân Pháp chiếm đóng chùa Phật Tích đã phá hủy hoàn toàn kiến trúc ngôi chùa khiến 10 linh thú cũng bị ảnh hưởng. Hư hại nặng nhất là tượng trâu bên trái Tam Bảo bị mất sừng và mặt.

Bất ngờ ý nghĩa thực sự của bộ tượng linh thú nghìn tuổi ở chùa Phật Tích - Ảnh 12.

Bất ngờ ý nghĩa thực sự của bộ tượng linh thú nghìn tuổi ở chùa Phật Tích - Ảnh 13.

Theo các nhà nghiên cứu, việc đặt tượng các con vật này ở chùa Phật Tích thể hiện nét đặc trưng của tư tưởng triết học Phật giáo thời cổ, đó là phổ độ chúng sinh, giác ngộ muôn loài. Các linh thú ở chùa Phật tích đều có trong điển tích nhà Phật, mang ý nghĩa bảo vệ và quy y Phật pháp. Có thể nói, hệ thống tượng linh thú đá kết hợp với nhiều tác phẩm điêu khắc đá cổ cùng thời đã tạo nên nét cổ kính, độc đáo hiếm có của chùa Phật Tích, ngôi chùa đã được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam.

Với những giá trị to lớn về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật, bộ tượng 10 linh thú của chùa Phật Tích đã được công nhận là Bảo vật quốc gia vào năm 2017.


 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem