Bất ngờ một loại rau dại xưa nhổ vứt đi giờ thành đặc sản được dân thành phố lùng mua

Nhật Minh Thứ ba, ngày 04/04/2023 15:38 PM (GMT+7)
Rau cải rừng tía có thể ăn sống hoặc nấu chín đều ngon đặc biệt, hiện được nhiều người thành phố tìm mua với giá cao.
Bình luận 0

Rau cải rừng tía hay còn được gọi là rau cẩn, cải rừng bò, cải rừng lá kích, cải rừng tía, cải rừng lông, rau bướm, hoa tím ẩn. Cây có tên khoa học là Viola inconspicua Blume, thuộc họ hoa tím Violaceae. 

Bất ngờ một loại rau dại xưa nhổ vứt đi giờ thành đặc sản được dân thành phố lùng mua - Ảnh 1.

Rau cải rừng tía có nhiều tên gọi khác nhau. Chúng mọc hoang dại khắp nơi


Cải rừng tía là cây thảo sống lâu năm, có thân ngắn, gốc cứng. Lá mọc chụm lại thành hình hoa thị ở gần gốc. Phiến lá hình tam giác, dài 2,5-5cm, rộng 2-4cm, gốc lõm hình tim, có tai hẹp, đầu nhọn, mép có răng thưa không đều, cuống lá dài 7-9cm (gấp 2-3 lần phiến). Thoạt nhìn, lá của cải rừng tía trông khá giống lá rau muống ruộng. 

Theo một số thông tin, cải rừng tía có nguồn gốc tại Ấn Độ và Châu Phi, xuất hiện nhiều ở các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản. Tại Trung Quốc, loại hoa của cây này còn được mô phỏng thành một món bánh cổ truyền rất đặc biệt vào dịp Tết trung thu.

Bất ngờ một loại rau dại xưa nhổ vứt đi giờ thành đặc sản được dân thành phố lùng mua - Ảnh 2.

Bất ngờ một loại rau dại xưa nhổ vứt đi giờ thành đặc sản được dân thành phố lùng mua - Ảnh 3.

Rau cải rừng tía cho hoa màu trắng hoặc màu tím rất đẹp.

Tại Việt Nam, cải rừng tía mọc hoang dại ở ven đường, ven rừng, nương rẫy bỏ hoang, nơi có nhiều ánh sáng ở các vùng phía bắc đến các tỉnh Tây Nguyên, trên độ cao 500m-1700m. Cây sinh trưởng tốt trên nền đất khô cằn, không cần nhiều dinh dưỡng, chống chọi tốt với sâu bệnh và thời tiết khắc nghiệt. Trước đây, cải tía rừng ít ai ngó ngàng, thường nhổ vứt đi, sau đó bà con làm nương rẫy đã biết dùng phần non rau cải rừng tía luộc, xào, nấu canh hoặc ăn như một loại rau sống, rau ghém. Rau cải tía rừng có vị đắng nhạt, hơi the tính mát, ăn rất lạ miệng. 

Rau cải rừng tía mọc dại rất nhiều ở vùng đồi núi tỉnh Đắk Nông, ngày xưa ít người ăn vì rau cỏ mọc trong vườn rất nhiều, thi thoảng đi làm đồng áng tiện tay hái một rổ rau cải rừng về luộc ăn đổi vị. Bây giờ rau không còn nhiều như xưa vì người dân đã phát cỏ làm vườn hết, nhưng loại rau dại này lại được nhiều người biết hơn, thậm chí nhiều người còn lùng mua khắp nơi.

Bất ngờ một loại rau dại xưa nhổ vứt đi giờ thành đặc sản được dân thành phố lùng mua - Ảnh 4.

Từ thứ rau mọc dại, giờ đây rau cải rừng tía thành rau đặc sản, được nhiều người tìm mua

Quả thật vậy, nhiều năm gần đây, rau cải tía rừng được người dân phố thị biết đến nhiều hơn. 

Bất ngờ một loại rau dại xưa nhổ vứt đi giờ thành đặc sản được dân thành phố lùng mua - Ảnh 5.

Rau cải tía rừng được lấy từ Đà Lạt, Lâm Đồng - những nơi bà con nông dân chuyên trồng và hái rau từ rừng thứ sinh. Dù đắt đỏ và khó có hàng, cái tía rừng vẫn thu hút khách hàng đặt mua.

Bất ngờ một loại rau dại xưa nhổ vứt đi giờ thành đặc sản được dân thành phố lùng mua - Ảnh 6.

Cải rừng tía có thể xào, nấu canh tôm, canh thịt hoặc ăn sống như rau ghém đều rất ngon

Loại rau này được gieo trồng bằng cành hoặc hạt hoa, rất dễ sinh trưởng và thích ứng với môi trường nên nhiều người dân bắt đầu có ý định canh tác quy mô rộng để cung ứng cho nguồn cung khách hàng muốn tìm mua rau rừng đặc sản. Đặc biệt, thứ rau này vốn không cần chăm sóc cầu kỳ, không phun thuốc trừ sâu hay phải bón phân hóa học, nếu được trồng tại vườn nhà để đem bán sẽ rất tiết kiệm chi phí cho người nông dân và mang lại giá trị kinh tế rất lớn. 

Không chỉ là một thứ rau đặc sản, cải rừng tía còn được dùng chữa viêm họng, ho khan, đau mắt, viêm tuyến vú và sưng lở ngoài da. Từ xưa nó đã được xem là một phương thuốc quý giá trong đông y. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem