Bắc Giang: Chè Bản Ven đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao

Kế Nguyễn Thứ năm, ngày 22/12/2022 09:00 AM (GMT+7)
Nước chè xanh màu cốm, hương thơm nồng là những đặc điểm nổi bật của chè xanh Bản Ven, (huyện Yên Thế) được Hội đồng đánh giá xếp loại sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Giang đánh giá, xếp hạng đạt tiêu chuẩn 3 sao năm 2022.
Bình luận 0

Chè Bản Ven đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao

Đến thăm mô hình trồng chè xanh của các hộ dân bản Ven mới thấy hết được giá trị cây chè mang lại cho bà con nơi đây. 

Niềm vui lớn đến với người trồng chè ở Xuân Lương nói riêng và huyện Yên Thế nói chung khi năm 2014, chè xanh bản Ven, xã Xuân Lương đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu "Chè xanh Bản Ven".

Sản phẩm đã được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, từng bước khẳng định được thương hiệu trên thị trường. 

Huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang đã có nhiều thay đổi đáng kể, tình hình kinh tế-xã hội ở nông thôn phát triển; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao; nhiều thôn bản khó khăn đã về đích nông thôn mới…

Bắc Giang: Chè Bản Ven đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao - Ảnh 1.

Chè Bản Ven vừa được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2022 của tỉnh Bắc Giang

Ngoài thương hiệu gà đồi Yên Thế nức tiếng gần xa, huyện Yên Thế còn được biết đến với thương hiệu Chè Bản Ven mang hương sắc nồng nàn. Với kinh nghiệm canh tác chè lâu năm, từ 10 năm trước, chè tại Bản Ven bắt đầu được mở rộng ra địa bàn lân cận như tại xã Canh Nậu, Đồng Vương, Đồng Tiến, Đồng Tâm… 

Điểm chung của các thương hiệu chè sạch là lấy các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn thực phẩm lên hàng đầu cùng với chất lượng khác biệt, Nhận thấy xu hướng này, nhiều địa phương đang nỗ lực chuyển hướng canh tác nhằm phát triển thương hiệu chè sạch, chinh phục thị trường trong nước trước khi bước ra thế giới.

Trước kia, người trồng chè phải gánh nước từ các mương, lạch để tưới cho cây nhưng nhờ hệ thống tự động, năng suất chè tăng gấp 3 lần, đạt khoảng 9-10 tấn mỗi ha một năm.

Bắc Giang: Chè Bản Ven đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao - Ảnh 2.

Năm 2014, chè xanh bản Ven, xã Xuân Lương đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu "Chè xanh bản Ven". Sản phẩm đã được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, từng bước khẳng định được thương hiệu trên thị trường.

Với lợi thế địa hình vùng đồi gò, cộng với khí hậu mát mẻ của vùng cao nên cây chè nơi đây phát triển tốt, người dân thu hoạch 9 - 10 vụ/năm; trung bình gần 10 tấn/ha.  Chè bản Ven được bán trong địa bàn tỉnh và các tỉnh, thành lân cận như Hà Nội, Nam Định, Bắc Ninh… với mức giá từ 200 - 450 nghìn đồng/kg, tùy vào từng loại chè.

Chè Bản Ven - sản xuất chè theo phương thức bí truyền của người Cao Lan

Bản Ven, thuộc xã Xuân Lương, huyện Yên Thế có vùng sản xuất chè chất lượng cao với phương thức bí truyền của người dân tộc Cao Lan. Những đồi chè như bát úp không chỉ là nguồn thu nhập chính của người dân mà còn làm say lòng bao du khách. Để khai thác lợi thế, thu hút du khách, những năm gần đây, huyện Yên Thế đã quan tâm đầu tư phát triển du lịch tại xã Xuân Lương; hệ thống giao thông được nâng cấp, mở rộng. 

Xuân Lương là xã trọng điểm của cây chè với diện tích trồng lên tới 300ha. Anh Hoàng Văn Hà - hộ trồng chè lâu năm tại bản Ven, xã Xuân Lương cũng tham gia mô hình này cho biết, hiện, bà con chủ yếu trồng giống chè LDP1 được Phòng Nông nghiệp huyện hỗ trợ về giống và kỹ thuật trồng ban đầu. Đặc điểm của giống chè này là lá to, búp xanh hơn những giống thường thấy ở trung du, cho chất lượng chè thơm ngon, năng suất tốt. Nhà anh hiện có 1,5 mẫu chè, mỗi năm thu hái 7 -8 lứa cũng cho lãi khoảng 100 triệu đồng.

Bắc Giang: Chè Bản Ven đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao - Ảnh 3.

Nhờ trồng chè, nhiều hộ dân huyện Yên Thế đã thoát nghèo và vươn lên kinh tế khá, giàu.

Trao đổi với anh Hoàng Văn Hà, một hộ trồng chè lâu năm ở bản Ven, được biết: Gia đình anh hiện có khoảng 1,5 mẫu chè giống LDP1, được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện hỗ trợ về giống và kỹ thuật trồng ban đầu. Đây là giống chè có lá to, búp xanh hơn những giống thường thấy ở trung du, cho chất lượng thơm ngon và năng suất tốt. Mỗi năm anh thu hái từ 7-8 lứa, cũng cho thu lãi khoảng 100 triệu đồng. Nhờ trồng chè, nhiều hộ dân trong bản đã thoát nghèo và vươn lên kinh tế khá, giàu.

Xác định cây chè là một trong những cây trồng chủ lực góp phần xóa đói giảm nghèo, những năm gần đây người dân mở rộng diện tích, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần đưa thương hiệu chè bản Ven ngày một nổi tiếng. Hiện cây chè đang được trồng theo quy trình VietGAP, các ruộng chè được kiểm soát từ quy trình bón phân tới sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Mỗi đồi chè đều cắm bảng ghi rõ tên chủ ruộng, ngày phun thuốc. Khi phát hiện bệnh, tất cả các ruộng được hái chạy, sau đó, xử lý phun đồng loạt để hiệu quả hơn.

Ngoài quy trình trồng, tại khâu chế biến chè Bản Ven, nhiều gia đình đã được hỗ trợ máy móc để vò chè, sao chè, ủ hương hay đóng gói hút chân không. Nhờ đó, sản phẩm chè có được sự đồng bộ về mẫu mã, chất lượng đảm bảo.

Bắc Giang: Chè Bản Ven đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao - Ảnh 4.

Từ thành công của thương hiệu chè xanh bản Ven, xã Xuân Lương, nhiều xã trên địa bàn huyện đã mở rộng diện tích trồng chè như: Canh Nậu, Đồng Vương, Đồng Tiến, Tam Tiến…, từng bước mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bà Nông Thị Huệ, Giám đốc HTX Thân Trường cho biết: Để có được sản phẩm chè sạch, an toàn, chiếm được cảm tình của người tiêu dùng, HTX tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Các diện tích chè đều được kiểm soát tất cả các quy trình, từ chăm sóc đến thu hái và sao chè. Để có được sản phẩm chè sạch, an toàn, chiếm được cảm tình của người tiêu dùng, HTX tuân thủ nghiêm ngặt quy trình SX theo tiêu chuẩn VietGAP.

Để sản phẩm chè ngon, kinh nghiệm của các hộ trồng chè bản Ven cho thấy, nguyên liệu phải được hái đúng tiêu chuẩn 1 tôm 2 lá non, không bị dập nát, sau đó làm héo sơ bộ bằng cách rải lên nong để ở nơi thoáng mát khoảng 4 giờ.

Để búp chè mềm mại, xoăn chặt, chín đều không bị gãy, HTX Thân Trường sử dụng máy sao liên tục với công suất 40kg chè nguyên liệu/giờ. Sau đó cho vào máy vò khoảng 10 - 15 phút để cánh chè cứng chắc, cho vào máy sao thêm chừng 20 - 25 phút, sàng qua để loại bỏ chè vụn rồi sao 25 - 30 phút cho khô hẳn. Nhờ có bí quyết riêng của người Cao Lan mà chè bản Ven có hương vị thơm ngon, được nhiều khách hàng ưa chuộng.

Phát triển cây chè bền vững, những năm qua, UBND huyện Yên Thế đã thực hiện đề án hỗ trợ và phát triển vùng sản xuất chè nguyên liệu của huyện. Theo Đề án, không những diện tích trồng chè được mở rộng, mà các hộ dân còn hỗ trợ trồng các giống chè mới năng suất cao, chất lượng tốt như: LDP2, LDP1; được hướng dẫn chuyển đổi sang mô hình canh tác chè VietGAP và hỗ trợ đầu tư hệ thống tưới tiêu, máy móc vào trồng và sản xuất chè…

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem