Về Hải Dương ngắm tượng đài Trần Hưng Đạo ít người biết đến

Thứ bảy, ngày 18/02/2023 09:23 AM (GMT+7)
Cách TP.Hải Dương khoảng 40 km về phía Đông Bắc, có một ngôi đền thờ An Sinh Vương Trần Liễu, thân phụ của Đức Thánh Trần Hưng Đạo và tượng đài của ông. Di tích đã được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt nhưng chưa được nhiều người biết tới.
Về Kinh Môn ngắm tượng đài Trần Hưng Đạo ít người biết đến - Ảnh 1.

Quần thể di tích đền Cao An Phụ, tục được gọi là đền Cao, nằm ở xã An Sinh, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương là điểm đến tâm linh và văn hóa đầy hấp dẫn. Đền có tên tự là “An Phụ Sơn Từ”, tọa lạc trên đỉnh núi An Phụ với chiều dài 17 km, cao 246 m.

Về Kinh Môn ngắm tượng đài Trần Hưng Đạo ít người biết đến - Ảnh 2.

Phía Đông Bắc nhìn về dãy Yên Tử sừng sững, phía Tây Bắc là động Kính Chủ được mệnh danh là “Nam Thiên đệ lục động” có dòng sông Kinh Thầy uốn lượn sát chân núi, phía Tây Nam là miền châu thổ mênh mông. Nơi đây phong thủy hữu tình, là một cảnh đẹp đáng du ngoạn.

Về Kinh Môn ngắm tượng đài Trần Hưng Đạo ít người biết đến - Ảnh 3.

Đền được xây dựng theo kiểu kiến trúc tiền nhất hậu đinh, gồm có tiền tế, trung từ và hậu cung. Hậu cung có thờ tượng Trần Liễu và 2 cháu nội Đệ Nhất Vương Cô và Đệ Nhị Vương Cô là 2 con gái của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn nổi tiếng linh thiêng.

Về Kinh Môn ngắm tượng đài Trần Hưng Đạo ít người biết đến - Ảnh 4.

Tại quần thể di tích An Phụ còn có chùa Tường Vân cổ kính, tục gọi là chùa Cao, được xây dựng vào thế kỷ thứ XIII, dưới triều Trần. Trước chùa có 2 cây đại trên 700 năm tuổi như một nhân chứng lịch sử chứng kiến những biến thiên trên đỉnh núi này.

Về Kinh Môn ngắm tượng đài Trần Hưng Đạo ít người biết đến - Ảnh 5.

Giếng Ngọc và giếng Mắt Rồng phía trước chùa luôn đầy nước trong vắt dù nằm trên đỉnh núi.

Về Kinh Môn ngắm tượng đài Trần Hưng Đạo ít người biết đến - Ảnh 6.

Một điểm tham quan không thể bỏ qua tại di tích này là tượng Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, tọa lạc trên một ngọn núi thuộc dãy An Phụ có độ cao 200m so với mực nước biển, thấp hơn Đền Cao An Sinh Vương chừng 50m.

Về Kinh Môn ngắm tượng đài Trần Hưng Đạo ít người biết đến - Ảnh 7.

Tượng Đài Trần Hưng Đạo, được tạc bằng đá xanh núi Nhồi Thanh Hoá, cao 9,7m, gồm 65 viên, chia thành 8 thớt, gia cố bằng lõi bê tông cốt thép. Tượng đặt trên bệ cao 3m, như vậy cả tượng và bệ cao 12,7m.

Về Kinh Môn ngắm tượng đài Trần Hưng Đạo ít người biết đến - Ảnh 8.

Tượng Đại Vương được tạc ở độ tuổi 55- 60, sau khi hoàn thành 3 cuộc kháng chiến thắng lợi, sống trong khung cảnh đất nước thanh bình, được đặt đúng nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp đặt phiến đá đầu tiên ngày 20 - 8 năm Quý Dậu (5 - 10 - 1993).

Về Kinh Môn ngắm tượng đài Trần Hưng Đạo ít người biết đến - Ảnh 9.

Tay trái cầm kiếm, tay phải cầm sách thể hiện một vị tướng văn võ song toàn, chân dung quắc thước nhưng nhân hậu.

Về Kinh Môn ngắm tượng đài Trần Hưng Đạo ít người biết đến - Ảnh 10.

Bên cạnh bức tượng Trần Hưng Đạo là bức phù điêu bằng đất nung dài 45m, cao 2,5m do các nghệ nhân Long Xuyên – Bình Giang – Hải Dương thực hiện.

Về Kinh Môn ngắm tượng đài Trần Hưng Đạo ít người biết đến - Ảnh 11.

Đây là bức phù điêu bằng đất nung lớn nhất nước ta, tái hiện lịch sử 3 cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông của quân dân nhà Trần.

Về Kinh Môn ngắm tượng đài Trần Hưng Đạo ít người biết đến - Ảnh 12.

Sau 5 năm thi công, ngày 18/8 năm Mậu Dần (8 /10 /1998) công trình tượng đài đã hoàn thành đúng vào dịp kỷ niệm 698 năm ngày mất của Đại Vương. Đây là một công trình văn hóa lớn cuối thế kỷ 20 của đất nước, biểu hiện một sự cố gắng rất cao về phương diện văn hóa của Đảng và Nhà nước ta. Công trình như một biểu trưng hoành tráng, báo hiệu cho một thời kỳ phục hưng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Viết Niệm
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem