"Tự ti" về chiều cao, Càn Long từng đi giày độn 10cm?

Thứ hai, ngày 29/05/2023 16:32 PM (GMT+7)
Trong số những văn vật mà Càn Long để lại, có một đôi giày có gót cao khoảng 10cm.
Bình luận 0

Nhà Thanh được đánh giá là một trong những triều đại phát triển nhất trong lịch sử Trung Quốc, mặc cho chế độ phong kiến hàng nghìn năm cũng kết thúc tại giai đoạn này.

Là hoàng đế sống lâu nhất triều đại nhà Thanh, Càn Long tại vị đến 60 năm, sử sách ghi lại gần như trọn cuộc đời của ông nhưng lạ thay lại không có ghi chép nào về chiều cao của vị Hoàng đế danh tiếng này. Bên cạnh đó, sự thiếu sót này cũng có thể xuất phát từ tình hình thời bấy giờ và các sự kiện lịch sử khiến sử sách bị thiêu rụi.

"Tự ti" về chiều cao, Càn Long từng đi giày độn 10cm? - Ảnh 1.

Trong Bảo tàng Cố cung ở Bắc Kinh (Trung Quốc) lưu giữ bộ long bào của Càn Long. Dựa theo số đo chiếc long bào này, chuyên gia suy ra chiều cao của Hoàng đế. Hóa ra Càn Long không cao lớn như trên phim ảnh!

Long bào có màu hoàng kim đặc trưng của chân mệnh thiên tử, kỹ nghệ may vá thuê thùa vô cùng tinh xảo. Xét từ màu sắc và chất liệu, đây nhất định là lễ phục của Hoàng đế thường mặc vào những dịp trang trọng.

Căn cứ vào ghi chép quy định trang phục hoàng thất nhà Thanh, lễ phục yêu cầu phải vừa vặn với thân người. Chiều dài của chiếc long bào này là 143cm, đây là một dữ liệu rất quan trọng để suy đoán chiều cao của Càn Long. Theo đó, nếu căn cứ vào chiều dài long bào, Càn Long có thể cao khoảng 1m65.

Người Anh cũng từng ghi lại thông tin về chiều cao của Hoàng đế Càn Long. Khi sứ đoàn Anh Macartney đến thăm Trung Quốc vào năm 1793, họ đã ghi lại: "Càn Long cao khoảng 5 feet 2 inch", tức là khoảng 1m57.

"Tự ti" về chiều cao, Càn Long từng đi giày độn 10cm? - Ảnh 2.

"Tự ti" về chiều cao, Càn Long từng đi giày độn 10cm? - Ảnh 3.

Tuy nhiên, thời điểm đó, Càn Long đã 82 tuổi nên chiều cao của ông chắc chắn giảm đi một chút. Nhưng điều này cũng gián tiếp chứng minh rằng chiều cao của Càn Long được tính toán dựa trên long bào trong Bảo tàng Cố cung là có phần chính xác.

Chiều cao trung bình của nam giới thời nhà Thanh cũng được sử sách ghi lại. Nếu chiều cao của Càn Long là 1m65 thì đây hoàn toàn là mức bình thường ở thời nhà Thanh. Chiều cao trung bình 1m65 so với các triều đại khác tương đối thấp, điều này cũng liên quan đến chất lượng cuộc sống thời Thanh triều, thậm chí không đạt được mức trung bình nếu so với nhà Minh.

Càn Long cũng là người có lòng háo thắng mạnh mẽ. Ông tự xưng là “Thập toàn lão nhân”, ý tự khen bản thân là người hoàn hảo. Do đó, với chiều cao khá “khiêm tốn” của mình, Càn Long đương nhiên không thể chấp nhận được nếu đứng bên cạnh các thị vệ cao lớn.

"Tự ti" về chiều cao, Càn Long từng đi giày độn 10cm? - Ảnh 4.

Do đó, Càn Long đã đi giày tăng chiều cao. Trong số những văn vật mà Càn Long để lại, một đôi giày có gót cao khoảng 10cm. Đôi giày này khiến hậu thế đặt ra câu hỏi: “Vì sao một đấng nam nhi như Càn Long lại mang giày độn cao như thế? Nếu xét theo phong cách thời nhà Thanh thì chưa hề thấy đàn ông thời bấy giờ mang giày cao như vậy!”.

Vậy nên, giả thiết Càn Long “tự ti” về chiều cao khiêm tốn của mình hoàn toàn có cơ sở.

"Tự ti" về chiều cao, Càn Long từng đi giày độn 10cm? - Ảnh 5.

Một số chuyên gia lịch sử đã phát hiện ra rằng chiều cao của Hoàng đế nhà Thanh Nỗ Nhĩ Cáp Xích là 1m70, Hoàng Thái Cực cao 1m75, Thuận Trị cao 1m70, Khang Hi cũng cao 1m70 và Ung Chính cao khoảng 1m69.

Tuy nhiên, sau Càn Long, chiều cao của các Hoàng đế nhà Thanh đã giảm mạnh. Ví dụ như Gia Khánh chỉ cao 1m65, Đạo Quang cao 1m60, Hàm Phong cao 1m65, Đồng Trị cao 1m60 và Quang Tự chỉ cao đúng 1m61.

Thông thường, những Hoàng đế này đương nhiên không cần lo cơm ăn áo mặc, suy dinh dưỡng là chuyện khó có thể xảy ra. Hơn nữa họ đều là người phương Bắc, chiều cao không tăng lên mà lại giảm đi là một điều khó hiểu. Vì người bản địa ở khu vực phía Bắc Trung Quốc được thống kê có chiều cao vượt trội và thể trạng to lớn hơn người những vùng khác. Nam giới ở vùng Đông Bắc Trung Quốc hiện nay có thể cao đến 1m90, thậm chí hơn 2m cũng là trường hợp khá phổ biến.

Trường hợp chiều cao giảm dần của Hoàng đế nhà Thanh có thể được giải thích bằng hai nguyên nhân:

"Tự ti" về chiều cao, Càn Long từng đi giày độn 10cm? - Ảnh 6.

Một là kết hôn gần (hôn nhân cận huyết thống), là kiểu hôn nhân nội tộc, chỉ những cặp hôn nhân trong cùng họ hàng gần gũi với nhau. Hậu cung của Hoàng đế nhà Thanh tuy có nhiều phi tần, nhưng phạm vi lựa chọn đối tượng lại rất hẹp, chủ yếu tập trung ở các gia tộc người Mãn có địa vị cao.

Hailà các phi tần được tuyển chọn vào cung khi còn khá trẻ, nhiều người trong số họ chưa đến 15 tuổi, thể chất chưa đủ trưởng thành, con cái sinh ra không tránh khỏi tình trạng yếu ớt, khiếm khuyết.

Có thể thấy, các Hoàng đế nhà Thanh mà chúng ta thường thấy trong phim ảnh đều cao lớn và đẹp trai, nhưng đa phần đều không chính xác vì chỉ để phục vụ cho thẩm mỹ công chúng.


PV (Theo Thể Thao Văn Hóa)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem