"Trục trặc" chuyển đổi số nông nghiệp: Kỳ lạ hệ thống cảm biến ao cá... nằm bờ vì mạng chập chờn (Bài 1)
Sau khi lắp đặt hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá nước ngọt, nhiều nông dân ở Vĩnh Phúc cảm thấy chán nản vì các thiết bị hoạt động phập phù, chập chờn. Có hộ đã vớt thiết bị bỏ lên bờ và quay lại chăn nuôi cá bằng kinh nghiệm.
Trần Quang
Việt Anh
16/10/2023 06:00
Clip: Là hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước được lắp dưới ao có phao nổi nhưng ông Nguyễn Văn Tuấn lại đưa thiết bị vào xô nước để trên bờ ao. Thực hiện: Trần Quang.
Trong vai người nuôi cá, ngày đầu tháng 10, chúng tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Bí thư Chi bộ thôn Trại Trong, thị trấn Đạo Đức, huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc), một hộ chăn nuôi cá lâu năm để học hỏi kinh nghiệm áp dụng công nghệ mới chăn nuôi cá.
Vừa thấy chúng tôi đề cập đến hệ thông cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá nước ngọt, lão nông này đã lắc đầu ngao ngán: "Tôi lắp đặt vào ao dùng được một thời gian đã thấy lỗi mạng, thiết bị cảm biến hoạt động chập chờn chán lắm!".
Ông Tuấn nói tiếp: Thời gian đầu các cán bộ ở một đơn vị cùng đại diện doanh nghiệp (Công ty Tép Bạc tại TP.HCM) về mời chào gia đình lắp đặt công nghệ mới, tôi thấy không cấp thiết nên đã từ chối ngay nhưng họ bảo được hỗ trợ thêm nhiều cá giống và thức ăn chăn nuôi nên tôi mới đồng ý lắp đặt. Tuy nhiên, sau khi dùng một thời gian thấy không hiệu quả nên thôi. Ngoài ra, một số hộ nuôi cá quy mô lớn ở địa phương cũng được mời lắp đặt công nghệ mới này nhưng mọi người đều từ chối.
Hiện, thiết bị cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá được ông Nguyễn Ngọc Tuấn ở thị trấn Đạo Đức, huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) bỏ vào xô nước đưa lên bờ ao.
"Nếu gia đình không được hỗ trợ 50% tiền thiết bị cùng cá giống, cám chắc chúng tôi không lắp vì thấy không cần thiết. Nhiều năm nay, tôi vẫn chăm cá bằng... kinh nghiệm vẫn thấy hiệu quả", ông Tuấn khẳng định.
Theo ông Tuấn, khoảng tháng 7/2022, khi tham gia mô hình ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá nước ngọt thâm canh do một đơn vị trên địa bàn triển khai, gia đình ông có 2 ao khoảng hơn 2 mẫu được hỗ trợ 50% chi phí lắp đặt thiết bị cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước; 1 tấn cá giống, 200 bao thức ăn chăn nuôi dành cho cá có vảy.
"Sau khi lắp đặt xong thiết bị cảm biến, gia đình thanh toán cho doanh nghiệp 30 triệu đồng. Sau đó chúng tôi nhận hỗ trợ cá trắm giống và thức ăn thủy sản của Công ty CP Sản xuất và Thương mại Thành Long (có địa chỉ ở TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) để chăm sóc cá".
Khi được chúng tôi hỏi: Khi lắp hệ thông cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá, nông dân chỉ cần dùng điện thoại smatphone để kiểm tra môi trường nước và điều khiển hệ thống tự đồng cho cá ăn, quạt nước... Vậy từ khi lắp đặt đến giờ ông điều khiển được thiết bị này qua điện thoại không?
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn bấm nút vận hành máy cho cá ăn tại trang trại của gia đình ở thôn Trại Trong.
Ông Tuấn vẫn lắc đầu: "Phía đại diện Công ty Tép Bạc cài đặt và hướng dẫn tôi sử dụng thiệt bị rất cẩn thận, tận tình nhưng khi vào thực tế chúng tôi chỉ dùng được một thời gian là máy bị lỗi mạng, thiết bị đo môi trường nước cũng không chuẩn nên lâu nay tôi không vào phần mềm này trên điện thoại nữa".
Do các con đã lập gia đình, vợ ông Tuấn phải lên thành phố để hỗ trợ trông cháu nhỏ, mấy năm nay ông Tuấn thuê thêm người cháu ruột là Nguyễn Hiệp (SN 1993) đến hỗ trợ công việc chăn nuôi tại trại. Trò chuyện với chúng tôi, Hiệp cho biết, bác (tức ông Tuấn) tuổi đã cao nên việc sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) hạn chế nhưng tôi vẫn sử dụng tốt. Tuy nhiên, do hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá của trại liên tục bị lỗi mạng nên việc sử dụng khá khó khăn.
Vừa nói, Hiệp vừa rút smartphone ra và truy cập vào hệ thống "quản lý trại anh Tuấn" nhưng khi vào phần "Máy đo" nhiệt độ nước, PH, oxy hòa tan... lại thấy thiết bị đo không hoạt động. "Chắc máy bị lỗi mạng hay bị ai rút (rút phích cắm điện)", Hiệp phân trần thêm.
Dẫn chúng tôi đi thăm quan trang trại, Hiệp mới thật thà kể: Do đầu năm vừa qua, trong quá trình hút ao thu cá, các công nhân sơ ý làm cháy dây nguồn của hệ thống cảm biến nên chúng tôi đưa thiết bị lên bờ một thời gian. Cách đây khoảng 2 tháng, đại diện phía Công ty Tép Bạc về kiểm trả thực tế và đưa thiết bị đặt vào xô nước dưới chân cột điện ở trên bờ ao. Còn phao thiết bị bằng ống nhựa hình vuông vớt bỏ lên bờ giờ cũng mất không tìm được.
Bên cạnh đó, do bộ hẹn giờ cảm biến tự đồng chạy quạt oxy cho ao và chuồng nuôi gà trong hệ thống hoạt động chập chờn, có thời điểm không hoạt động được do lỗi mạng nên ông Tuấn đã chủ động thiết bị giá rẻ bên ngoài để thay thế mới sử dụng được hệ thống cảm biến.
Đường vào khu trại cá của ông Trần Ngọc Thanh ở xã Tân Phong, huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) tràn ngập rác thải, mùi xú uế hôi thối nồng nặc.
Cũng là hộ tiên phong tham gia "Mô hình ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá nước ngọt thâm canh", nhưng đến nay ông Trần Ngọc Thanh ở xã Tân Phong, huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) đang dùng công nghệ này bằng...tay.
Ngày nắng nóng đầu tháng 10, rẽ vào con đường dẫn đến trại nuôi cá của ông Thanh chúng tôi thấy tràn ngập rác thải. Mùi xú uế hôi thối nồng nặc, khói đốt rác đen kịt như muốn đầu độc những người qua đường.
Hôm chúng tôi đến bắt gặp ông Thanh vừa đi cắt cỏ cá về. Thấy có người đến hỏi về hệ thống cảm biến ở ao nhà, lão nông hơn 60 tuổi rất nhiệt tình dẫn khách ra ao kiểm tra công nghệ mới. Vừa đến gần tủ thiết bị điện gắn ở cột điện sát ao cá, ông Thanh nhanh tay dùng tay vặn công tắc để các quạt nước oxy dưới ao cá giống quay tít, bọt nước tung bay trắng xóa khắp ao.
"Vì sao hệ thống cảm biến, tự động điều khiển qua điện thoại lại phải dùng tay bật công tắc?" chúng tôi tò mò hỏi. Ông Thanh nhoẻn miệng cười rồi rút con điện thoại cục gạch từ trong túi áo ra, ông bảo: "Trước bên cán bộ mô hình cài đặt và hướng dẫn tôi sử dụng phần mềm trên Ipad (máy tính bảng) nhưng máy to quá lại không tiện mang đi làm nên để ở nhà. Lâu nay tôi vẫn quen dùng cục gạch cho tiện liên lạc, muốn thiết bị cảm biến chỉ cần dùng tay bật cho nhanh".
Do máy cho cá ăn bị chuột cắn dây nguồn hư hỏng nên ông Thanh phải dùng tay hất cám cho cá ăn.
Trại của ông Thanh hiện có 2 ao chính rộng khoảng 5ha, trong đó có 1 ao cá giống trăm, chép khoảng 7 sào. Hàng năm vào cuối vụ lúa mùa (cuối năm), khi người dân trong xã thu hoạch lúa xong, ông Thanh lại nhận đấu thầu thêm khoảng 30ha để thả cá và nuôi vịt thương phẩm.
Trước đây còn khỏe, ông còn thả nuôi hàng nghìn vịt thương phẩm nhưng sau khi mổ thoát vị xương sống, mấy năm nay sức khỏe đi xuống nên ông Thanh chỉ nhận thầu lại ruộng để thả cá. Khoảng tháng 7/2022, đoàn cá bộ khuyến nông về vận động gia đình tham gia "Mô hình ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá nước ngọt thâm canh" và thấy được hỗ trợ cá giống, cám và 50% chi phí lắp đặt thiết bị công nghệ cao nên ông rất mừng.
Dù hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá vẫn dưới ao nhưng ông Thanh không sử dụng.
"Ban đầu nghe phía doanh nghiệp giới thiệu khi lắp thiết bị cảm biến thì nông dân chỉ cần ngồi nhà hoặc đi xa nhiều ngày dùng điện thoại có thể chăm sóc được cá nên tôi rất vui vì thấy sức khỏe mình đi xuống, ao lại nhiều, rộng nên rất hào hứng và đồng ý lắp đạt ngay để sử dụng", ông Thanh nhớ lại và cho biết, tuy vậy sau một thời gian lắp đặt do tuổi cao nên không khó sử dụng máy, điện thoại thông minh. Có lúc tôi phải nhờ con hỗ trợ nhưng nó cũng bận làm ở gara ô tô cũng không có thời gian làm ao với mình nên tôi đành bỏ máy ở nhà.
"Lắp hệ thống cảm biến cũng giúp kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá rất tốt nhưng mình không hay đi xa nên cũng không cần thiết. Hơn nữa, hàng chục năm nay, tôi vẫn nuôi cá bằng kinh nghiệm, sợ nhất là kiểm soát nước ao vào mùa hè. Trong thời điểm mùa hè, nhất là lúc trời có mưa tôi chỉ cần bật quạt oxy 24/24 và giảm thức ăn tại các ao sẽ vẫn giúp môi trường nước trong ao sạch và cá nuôi phát triển bình thường", ông Thanh tiết lộ.
Ông Thanh dùng tay bật công tắc vận hành thiết bị kiểm soát môi trường nước ao và quạt oxy tại trang trại của gia đình ở xã Tân Phong.
Dẫn chúng tôi đến thăm máy cho cá ăn tự động, ông Thanh đổ hai bao cám vào máy nhưng khi bật công tắc mới phát hiện máy không chạy, sau khi kiểm tra mới phát hiện dây điện bị chuột cắn đứt nên ông Thanh đành phải xúc cám ra rồi dùng gáo nhựa hất cho cá ăn.
"Nhà có cả đàn mèo mà mấy năm nay chuột vẫn cắn dây điện máy móc liên tục, chán lắm", ông Thanh ngậm ngùi.
Chia sẻ thêm với PV Dân Việt, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, chủ trại cá ở thị trấn Đạo Đức, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, khi thamg gia mô hình "Mô hình ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá nước ngọt thâm canh", gia đình ông được hỗ trợ 1 tấn cá giống và 200 bao cám thức ăn thủy sản có tên Aquatech của Công ty CP Sản xuất và Thương mại Thành Long (có địa chỉ ở TP.Phủ Lý, tỉnh Hà Nam).
Tuy nhiên trong quá trình cung ứng cám cho trại, đơn vị này có cách vận chuyển khá lạ, mỗi tháng chỉ cấp 50 bao và gợi ý khách hàng cần mua thêm 50 bao cho đủ chuyến mới đưa về ngay, còn nếu chỉ có 50 bao thì phải chờ ghép đủ xe mới chở.
"Ban đầu thấy mô hình hỗ trợ loại cám mới, chúng tôi cũng muốn đổi loại thức ăn thủy sản của hãng khác nhưng không được. Trong quá trình chăm sóc cá giống được hỗ trợ và cá của gia đình bằng loại cám mới này thấy có vấn đề. Dù cá ăn cám này vẫn lớn bình thường nhưng đến khi thu hoạch con nào cũng béo bụng rất khó bán, có hôm còn ế mang cá thả lại nhiều lần nên bị thiệt hại hơn 1 tấn khoảng 50 triệu đồng", ông Tuấn nhớ lại.
Ông Tuấn cho biết, sau khi hết đợt cám hỗ trợ, gia đình ông lại quay về sử dụng loại cám cũ (thức ăn thủy sản của một doanh nghiệp nước ngoài).
Cùng nuôi cá bằng loại cám hỗ trợ có tên Aquatech của Công ty CP Sản xuất và Thương mại Thành Long (có địa chỉ ở TP.Phủ Lý, tỉnh Hà Nam), ông Trần Ngọc Thanh phải chủ động cho cá ăn ghép với cám của thương hiệu khác đắt tiền hơn để đảm bảo chất lượng cá khi thu hoạch.
Sẽ cho kiểm tra vụ việc
Chiều 10/10 trao đổi với PV Dân Việt, đại diện đơn vị triển khai dự án có ứng dụng chuyển đổi số trong chăn nuôi cá được xây dựng và triển khai từ đầu năm 2021. Trong quá trình triển khai mô hình, đơn vị có phối hợp với các doanh nghiệp cung ứng giống, thiết bị, thức ăn thủy sản cùng các đơn vị huyện, xã để triển khai, lựa chọn các hộ nuôi cá đủ điều kiện để tham gia mô hình.
Trung bình mỗi năm, tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng 6 mô hình, đến nay, toàn tỉnh sẽ có khoảng 18 mô hình. Theo đó, đơn vị đang hỗ trợ người dân 50% chi phí máy móc, thiết bị cảm biến, giống và thức ăn chăn nuôi thủy sản.
"Khi lắp đặt hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi sẽ giúp kiểm soát hiệu quả môi trường nước nuôi cá. Nếu trong điều kiện thời tiết bất lợi, nhiệt độ, chất lượng nước thay đổi đột ngột thì hệ thống cảm biến sẽ phát hiện sớm và tự động chạy quạt cung cấp oxy cho nước và người nuôi chủ động thay nước mới vào giúp đảm bảo môi trường nước trong ao và giúp cá sinh trưởng, phát triển tốt", đại diện đơn vị triển khai mô hình thông tin.
Khi được chúng tôi thông tin về tình trạng các hộ dân ở tỉnh tham gia mô hình gặp khó khăn, hạn chế trong vận hành thiết bị cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá, đơn vị đại diện cho rằng, trong quá trình triển khai mô hình cũng có một, hai hộ gặp vấn đề nhưng trung tâm đều đã cử cán bộ xử lý hết.
Theo tìm hiểu, trong giai đoạn từ năm 2021 đến 2025, mỗi năm, mô hình sẽ hỗ trợ 6 hộ dân áp dụng công nghệ mới vào chăn nuôi cá. "Trong đó, các đối tác là các doanh nghiệp cung cấp con giống, thức ăn thủy sản, thiết bị cảm biến đều phải qua đấu thầu công khai trên mạng internet và trung tâm cũng sẽ lựa chọn nhà thầu đủ điều kiện mới cho tham gia mô hình. Còn vấn đề như nhà báo phản ánh các hộ dân nuôi cá tham gia mô hình không sử dụng được thiết bị cảm biến và gặp vấn đề về thức ăn chăn nuôi thủy sản... chúng tôi sẽ kiểm tra và trả lời lại sau", đại diện đơn vị này nói.
Dẫn nguồn từ fishretail, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, ngành cá rô phi của Trung Quốc đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng các mức thuế nhập khẩu mới, khiến nhiều nhà nhập khẩu Mỹ yêu cầu tạm ngừng các đơn hàng từ Trung Quốc.
Hoàng đế nhà Minh đã rất ngạc nhiên trước hiệu quả mạnh mẽ của những loại súng mới này. Khi ông đích thân hành quân lên phía Bắc, các loại súng mới do Hồ Nguyên Trừng phát triển đã giáng một đòn nặng nề vào kỵ binh Mông Cổ…
Những ngày này, niềm vui dường như nhân lên với cầu thủ Nguyễn Xuân Son. Bên cạnh thông tin tích cực về sự hồi phục chấn thương đáng kinh ngạc, người hâm mộ còn được chứng kiến khoảnh khắc ngọt ngào khi vợ anh, Marcele Seippel, chia sẻ hình ảnh mang thai đầy hạnh phúc.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Belarus Aleksandr Lukashenko trao đổi và nhất trí các biện pháp quan trọng mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực tiềm năng như công nghệ thông tin, chuyển đổi số, giáo dục đào tạo, nhất là các chuyên ngành khoa học cơ bản, văn hoá nghệ thuật, thể thao.
Hội Nông dân tỉnh Lào Cai phối hợp với Hội Nông dân huyện Bảo Yên tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số phát triển thương hiệu, xây dựng hình ảnh cho hợp tác xã, tổ hợp tác, chi hội, tổ hội nông dân nghề nghiệp, hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi năm 2025.
Tham gia dự án “Mô hình thâm canh cà phê theo hướng hữu cơ nhằm nâng cao giá trị, góp phần ổn định và phát triển bền vững”, hội viên nông dân bản Hùn (xã Chiềng Cọ, TP. Sơn La, tỉnh Sơn La) được nhận hỗ trợ hàng chục tấn vật tư, phân bón sinh học, phân bón hữu cơ...
Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Ukraine vừa công bố câu chuyện về nữ y tá Svitlana, người đã dùng súng phóng lựu tiêu diệt thành công một nhóm lính Nga, nhờ đó cứu cả đơn vị của mình khỏi bị bao vây.
Bộ GDĐT vừa đăng tải hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục lên Cổng thông tin điện tử của Bộ để các cơ quan, tổ chức, cá nhân đóng góp ý kiến.
Sau nhiều tháng giao tranh khốc liệt mà vẫn "dậm chân tại chỗ", Nga đã triển khai trung đoàn cận vệ tổng thống FSB riêng biệt nổi tiếng thiện chiến tới ở Chasiv Yar để chiến đấu nhằm thay đổi tình hình.
Đây là giải pháp bảo hiểm nhân thọ trọn đời với giá trị bảo vệ được tối ưu hóa trên phí đóng đáp ứng khả năng tài chính, giúp khách hàng chủ động lên kế hoạch bảo vệ và tích lũy dài hạn.
Huyền thoại Hàn Quốc dự khán, Đặng Văn Lâm trở lại ĐT Việt Nam?; HAGL đón tin vui từ Phạm Lý Đức; Alexander-Arnold bị CĐV Liverpool la ó; ông chủ Nottingham mắng HLV Santo ngay trên sân; HLV Amorim lên tiếng về tương lai ở M.U.
Sau hơn 1 giờ đồng hồ thực hiện hành vi cướp ngân hàng nhưng không lấy được đồng tiền nào, Tàu Sa Chín đã bị lực lượng Công an tỉnh Lâm Đồng bắt giữ trên đường tháo chạy.
Tương lai của 4 mỏ khoáng sản với trữ lượng dự báo rất lớn tại Hà Tĩnh đang được đặt dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Từ sự vào cuộc của cơ quan chức năng trước đó đến những băn khoăn thực địa của người dân, bức tranh toàn cảnh vụ việc vẫn còn nhiều mảng màu phức tạp.
Trung Quốc hoan nghênh mọi nỗ lực hướng tới hòa bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lâm Kiếm cho biết hôm thứ Hai 12/5 khi bình luận về đề xuất của Tổng thống Nga Putin về việc nối lại đàm phán trực tiếp với Ukraine tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) tăng vốn điều lệ thêm 7.500 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Sau hơn 8 tháng thi công, Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia đang bước vào giai đoạn hoàn thiện. Nổi bật trong tổng thể công trình là khu triển lãm mang hình dáng “Thần Kim Quy”, điểm nhấn kiến trúc độc đáo đã dần hiện rõ, hứa hẹn tạo nên một biểu tượng mới cho Thủ đô.
Sau 14 năm ở Pháp, ngày 29/5/1925, chí sĩ Phan Châu Trinh và Nguyễn An Ninh xuống tàu “Fontainebleau” về Sài Gòn. Hành trình trở về Tổ quốc của cụ Phan cách đây tròn một thế kỷ không hề suôn sẻ, mà phải mất đến 4 năm tích cực vận động, đấu tranh khôn khéo, đầy mưu lược mới thành công.
Sáng 12/5 theo Kyiv Post, Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine đã tiêu diệt một hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Tor-M2 của Nga ở miền Nam Ukraine bằng máy bay không người lái.
La Liga gần như đã an bài. Barcelona vừa tung cú đòn chí mạng vào cuộc đua vô địch bằng chiến thắng trong trận El Clásico trên sân Montjuic. Vậy Blaugrana còn cần gì để chính thức đăng quang?
Giám đốc các công ty Hiệp Phú và Licogi 14 khai, khi cùng tập đoàn Thuận An trúng thầu cao tốc ở Tuyên Quang, đã chi tiền tỷ bồi dưỡng cho Giám đốc Ban quản lý dự án nhưng sau khi thi công, doanh nghiệp bị lỗ hàng chục tỷ đồng, họ không bị xử lý hình sự.
Dự kiến, sau khi sáp nhập Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình mới sẽ có hơn 5.000 di tích các loại, 9 bảo vật quốc gia; 265 di tích cấp quốc gia; 33 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia…
Chiều 12/5, tại thủ đô Minsk, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko ký Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus.
Giá sầu riêng đầu vụ tại nhiều địa phương giảm mạnh so với năm ngoái, khiến nhà vườn trồng sầu riêng ở tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh lo lắng. Dù năng suất cao, thị trường xuất khẩu chững lại do siết kiểm tra chất lượng, buộc nhà vườn tính toán lại bài toán đầu tư và hướng đến canh tác bền vững.
Theo thông báo chung được Mỹ và Trung Quốc công bố hôm nay (12/5), hai nước nhất trí giảm mạnh thuế suất đối với hàng hóa của nhau trong thời hạn ban đầu là 90 ngày. Điều này có thể giảm tác động đến xuất khẩu cá rô phi, loài cá Trung Quốc đang nuôi nhiều nhất thế giới.