Nông thôn mới Bình Thuận, nông dân bán nông sản qua sàn thương mại điện tử, thăm ruộng thời công nghệ 4.0

Bùi Phụ Thứ bảy, ngày 04/03/2023 07:00 AM (GMT+7)
Ngày 3/3, trao đổi với Dân Việt, ông Giáp Hà Bắc, Chủ tịch UBND huyện Tánh Linh cho biết, Bưu điện tỉnh Bình Thuận đã đến huyện đã ký hợp đồng tiêu thụ nông sản cho nông dân..Trên địa bàn huyện, nông dân cũng từng bước áp dụng công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp làm sinh động thêm bức tranh nông thôn mới Bình Thuận.
Bình luận 0

Bưu điện ký hợp đồng tiêu thụ nông sản

Theo đó, buổi ký hợp đồng có sự chứng kiến của lãnh đạo Hội Nông dân huyện, Phòng Nông nghiệp huyện Tánh Linh, đại diện các Hợp tác xã và những doanh nghiệp thu mua nông sản của nông dân trên địa bàn huyện.

Chính quyền bắt tay cùng bưu điện tiêu thụ nông dân cho nông dân, lợi cả đôi đường - Ảnh 1.

Cánh đồng lúa chất lượng cao ở huyện Tánh Linh. Ảnh: Bùi Phụ

"Đợt ký hợp đồng bao tiêu, tiêu thụ, vận chuyển nông sản của huyện Tánh Linh lần này, chúng tôi hy vọng mở ra hướng mới, giúp nông sản trên địa bàn đến người tiêu dùng trong tỉnh và các vùng khác nhanh hơn, giá bán sẽ tốt hơn…", ông Giáp Hà Bắc - Chủ tịch UBND huyện Tánh Linh chia sẻ.

Là người có vai trò giới thiệu những sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP và làm cầu nối cho nông dân với bưu điện, ông Nguyễn Văn Tỉnh - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tánh Linh nhận xét: "Chương trình mới bắt đầu nhưng ai cũng hy vọng sẽ thành công. Sắp tới Bưu điện tỉnh Bình Thuận sẽ tiếp tục phối hợp với Hội Nông dân huyện Tánh Linh ký thêm nhiều hợp đồng bao tiêu những nông sản khác của bà con nông dân trong vùng nhiều hơn nữa...".

Theo hợp đồng đã ký giữa Bưu điện tỉnh Bình Thuận (bên B) và HTX Dịch vụ nông nghiệp Đức Bình( bên B), bên A sẽ giao sản phẩm và hàng hóa cho bên B tại bưu điện huyện Tánh Linh. 

Trong hợp đồng cũng ghi rõ, tất cả những sản phẩm, hàng hóa này phải đạt tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, mẫu mã đẹp, chất lượng ngon, sạch sẽ, có giấy chứng nhận được nhà nước cấp theo quy định OCOP... Hình thức thanh toán bằng chuyển khoản, sau khi hai bên kết thúc việc giao, nhận hàng trong vòng 7 ngày…

Chiều 3/3, trao đổi với Dân Việt, đại diện HTX Dịch vụ nông nghiệp Đức Bình (Tánh Linh) cho biết, ngay sau khi hợp đồng, trong tuần qua HTX đã giao gần 2 tấn gạo ngon cho B tại bưu điện huyện Tánh Linh. Đánh giá về việc mới này, vị đại diện HTX cho biết, rất thuận tiện, mở ra một hướng đi rất mới trong việc tiêu thụ nông sản nên bà con nông dân rất thích …

Theo nhận xét, đánh giá của ông Mai Trí Mân - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Tánh Linh, nhân viên bưu điện là một lợi thế lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm của nông dân. Bởi hàng ngày, các nhân viên của ngành bưu điện đi giao hàng hóa nhiều nơi nên nắm rõ nhiều thông tin ở các vùng miền. Nhất là thông tin về nông sản của nông dân trước và sau khi thu hoạch.

Chính quyền bắt tay cùng bưu điện tiêu thụ nông dân cho nông dân, lợi cả đôi đường - Ảnh 1.

Thương hiệu gạo hữu cơ Đức Lan ở Tánh Linh nổi tiếng và được người tiêu dùng ưa chọn. Ảnh: Bùi Phụ

Theo ông Nguyễn Phú Hoàng- Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận, đây là mới là bước khởi đầu cho một hành trình dài liên quan đến tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân. Hội Nông dân đánh giá rất cao chương trình ký kết đầy ý nghĩa này...

"Trước đó, giữa Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận, các huyện, cùng chính quyền địa phương đã có những cuộc làm việc với bưu điện tỉnh Bình Thuận, thống nhất việc kết ký tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân. Sắp tới sẽ nhân rộng mô hình này ở nhiều địa phương khác, hy vọng đầu ra cho nông sản của bà con sẽ rộng mở hơn, bền vững hơn…", ông Nguyễn Phú Hoàng nói.

Chính quyền bắt tay cùng bưu điện tiêu thụ nông dân cho nông dân, lợi cả đôi đường - Ảnh 2.

Cánh đồng lúa hữu cơ lớn ở xã Gia An huyện Tánh Linh cho ra loại gạo ngon, nhiều người thích... Ảnh: Bùi Phụ

Những đặc sản của Tánh Linh gắn với xây dựng nông thôn mới

Tánh Linh là huyện miền núi ở phía Tây Nam tỉnh Bình Thuận, tiếp giáp 2 tỉnh lân cận (Lâm Đồng, Đồng Nai). Nhờ thiên nhiên ưu đãi và chính quyền địa phương đẩy mạnh công nghệ số và áp dụng khoa học kỹ thuật nên nền nông nghiệp ở đây phát triển vượt bật trong những năm gần đây.

Theo UBND huyện Tánh Linh, trên địa bàn có trên 112.600 ha đất nông nghiệp, bao gồm gần 66.700 ha đất lâm nghiệp và hơn 45.900 ha đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó, diện tích lúa gieo trồng hàng năm (khoảng 28.600 ha), cây cao su (21.862 ha), cây điều (5.774 ha)…

Hiện có hơn gần 1.200 ha cánh đồng lớn trồng lúa chất lượng cao và có nhiều đơn vị tham gia liên kết như Công ty cổ phần Lộc Trời, Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Đại Nhật Phát, Công ty TNHH Đại Nông Cơ giới và các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn.

Theo Phòng Nông nghiệp huyện Tánh Linh, tổng đàn gia súc hiện 33.200 con, đàn gia cầm 700.000 con và diện tích nuôi thủy sản khoảng 400 ha. Nhiều người dân có công ăn việc làm ổn định từ các hoạt động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp bằng ngành nghề: Sản xuất gạch hoffman, xay xát lương thực, sơ chế nhân hạt điều.

Anh Trần Hà Nam, một du khách từ TP.HCM cho biết, nằm nào  cũng đưa gia đình đi nghỉ mát ở Tánh Linh vài ngày. Bởi khí hậu vùng này mát mẻ và đặc biệt có những món ăn ngon, đậm chất nông thôn nổi tiếng như cá tầm, cá thát lát nấu khổ qua rừng, thỏ gác bếp Huy Khiêm, sầu riêng Tà Pứa, măng cụt, chuối Đa Mi, bắp (ngô), các loại đậu và rau xanh...

"Đặc biệt là Tánh Linh có những điểm du lịch đẹp và nổi tiếng như: Thác Bà, suối nước nóng Đức Bình, Thác trượt Đức Phú, Hồ Biển Lạc đặc biệt là khu du lịch tâm linh Trung tâm thánh mẫu đức mẹ Tàpao nên gia đình tôi rất thích…", anh Trần Hà Nam chia sẻ.

Theo ông Giáp Hà Bắc - Chủ tịch UBND huyện Tánh Linh, định hướng sắp tới sẽ chú trọng quy hoạch sử dụng đất cho phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, an toàn gắn với xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường thiên nhiên.

Đồng thời đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng - khám phá ở các điểm như Thác Trượt, Thác Mưa Bay, Thác Mai, Hồ Đa Mi, Hồ Tiên, Thác Đaguri…

Chính quyền bắt tay cùng bưu điện tiêu thụ nông dân cho nông dân, lợi cả đôi đường - Ảnh 5.

Ngành bưu điện tỉnh Bình Thuận làm việc với bà con nông dân huyện Tánh Linh.Ảnh: Phòng Nông nghiệp huyện Tánh Linh.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới

Lãnh đạo huyện Tánh Linh cho biết, thời gian qua các cơ quan chức năng của huyện đã tập trung triển khai các nội dung liên quan theo Nghị quyết của Tỉnh ủy, Kế hoạch của UBND tỉnh Bình Thuận về chuyển đổi số.

Theo đó, hệ thống mạng kết nối các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện và ở cấp xã - thị trấn, đáp ứng công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền từ huyện đến cơ sở.

Đến nay trang thiết bị công nghệ thông tin trong cơ quan, đơn vị, địa phương cũng tương đối đầy đủ nhằm đảm bảo yêu cầu công việc hàng ngày. 

Huyện Tánh Linh đang đẩy mạnh thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) cũng như số hóa văn bản, tài liệu…

Chính quyền bắt tay cùng bưu điện tiêu thụ nông dân cho nông dân, lợi cả đôi đường - Ảnh 3.

Nhờ áp dụng công nghệ số 4.0, nông dân ở xã Gia An huyện Tánh Linh ra đồng, kiểm tra thông số giống lúa trên điện thoại thông minh. Ảnh: Bùi Phụ

Việc triển khai sử dụng các nền tảng số dùng chung của tỉnh (Quản lý văn bản và điều hành, Quản lý cán bộ công chức, Một cửa điện tử, Cổng dịch vụ công…) tiếp tục duy trì thực hiện. Qua đó góp phần phát huy hiệu quả trong điều hành, giải quyết công việc được thuận tiện, nhanh chóng và giảm chi phí in văn bản để hướng tới chính quyền điện tử, chính quyền số, văn phòng "không giấy tờ".

Đến nay 13/13 UBND các xã - thị trấn trên địa bàn Tánh Linh đều xây dựng kế hoạch triển khai liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp. Chính quyền các cấp đã chủ động làm việc với đơn vị chức năng, từng bước xúc tiến triển khai hướng dẫn cho hộ nông dân quảng bá và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên sàn thương mại điện tử Postmart…

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem