Hành trình chống lại đại dịch Covid-19 của những người phụ nữ ở đất nước nghèo bậc nhất thế giới - Ảnh 1.

Nhiều thính giả ở Burkina Faso gọi Sawadogo là "dì" khi cô nhẹ nhàng giảng cho họ những kiến thức về Covid-19 và trao các phần thưởng nhỏ như xà phòng, xô giặt.

Giọng nói của Sawadogo đã trở thành âm thanh quen thuộc đối với gần một triệu người ở thị trấn Kaya, phía đông bắc thủ đô của quốc gia Tây Phi, nơi nhiều người cảm thấy thất vọng với cách ứng phó của chính phủ trong đại dịch. Thiếu thốn thông tin về virus, các bà mẹ tụ tập bên ngoài để theo dõi chương trình của Sawadogo trong khi con cái của họ chơi gần đó.

Mặc dù có ngân sách lên tới 200 triệu đô la để ứng phó với đại dịch, tuy nhiên rất nhiều người trong số 20 triệu cư dân đất nước vẫn không được xét nghiệm, tiêm vaccine và nhắn tin theo dõi.

Một người phụ nữ địu con trên lưng, di chuyển bằng xe máy trên đường phố Ouagadougo. (Video AP / Yesica Fisch)

"Chúng tôi không được giúp đỡ”, Mamounata Ouedraogo nói. "Chúng tôi không bao giờ nhận được bất kỳ thông tin nào".

Giống như Sawadogo, người phụ nữ này sống ở Kaya, một trong những nơi trú ẩn an toàn cuối cùng ở đất nước. Burkina Faso đang xảy ra xung đột, hàng chục nghìn người phải di dời tìm nơi ẩn náu khi bạo lực tràn sang từ nước láng giềng Mali, rất nhiều cuộc tấn công thánh chiến xâm chiếm các thị trấn lớn. Ouedraogo lắng nghe tất cả các chương trình của Sawadogo và nói rằng nếu không có nó, cô sẽ chẳng biết gì về coronavirus cả.

Hành trình chống lại đại dịch Covid-19 của những người phụ nữ ở đất nước nghèo bậc nhất thế giới - Ảnh 3.

Norbert Ramde, người đứng đầu hiệp hội bác sĩ của Burkina Faso, cho biết các bệnh như sốt rét, AIDS và bệnh lao là những ưu tiên cao hơn của chính phủ và cộng đồng y tế. Bên cạnh đó, ngoài bệnh tật, các chiến binh thánh chiến mới là mối đe dọa lớn nhất.

"Bạn muốn chúng tôi sử dụng tất cả các nguồn lực để chống lại Covid-19 và quên đi các vấn đề khác?" Ông nói. "Chúng tôi cũng phải lo rất nhiều việc".

img
img
img

Mariama Sawadogo, 44 tuổi, làm phát thanh viên tại Đài phát thanh Zama. (Ảnh AP / Sophie Garcia)

Trên thực tế, Burkina Faso đã bị ảnh hưởng nặng nề kể khi đại dịch bùng phát vào tháng 3 năm ngoái, nước này ghi nhận số ca nhiễm và tỷ lệ tử vong cao nhất châu Phi. Các quan chức đã thực hiện lệnh giới nghiêm, đóng cửa biên giới đất nước và tạm ngưng hoạt động tại các nhà thờ Hồi giáo, trường học và chợ. Mặc dù vậy, nhiều cư dân ngay lập tức lên tiếng phản đối, và chỉ sau vài tuần, hầu hết các hạn chế đã được dỡ bỏ.

"Ưu tiên của chính phủ là thuyết phục người dân, không phải bắt ép họ”, Tiến sĩ Brice Bicaba, nhà dịch tễ học của chính phủ Burkina Faso, cho biết.

Ông cho biết các nhà lãnh đạo cộng đồng và hiệp hội địa phương đã cố gắng thông tin để người dân hiểu được sự nguy hiểm của virus và cẩn thận với hành vi của chính họ, thay vì đặt ra các hạn chế có khả năng làm gia tăng nguy cơ biểu tình và xung đột. 

Theo Bicaba, chính phủ đã gửi rất nhiều thông tin về đại dịch thông qua tờ rơi, đài phát thanh và truyền hình cũng như các biện pháp thu hút cộng đồng khác, ngoài ra họ cũng thành lập thêm các phòng thí nghiệm, đầu tư tiền mua vật tư y tế và tăng cường xét nghiệm.

Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia y tế và người dân cho rằng những nỗ lực đó không đến được với tất cả những người cần. Tại Kaya, các quan chức đã tổ chức một cuộc họp công khai vào tháng 12/2020 để cung cấp thông tin chung, nhưng người dân địa phương cho biết họ muốn chính phủ cử người đến thăm từng nhà để giải thích rõ hơn về các biện pháp phòng ngừa, đồng thời cung cấp chi tiết cụ thể về cách virus lây nhiễm.

Ngoài ra, tin nhắn cũng không phải lúc nào cũng được dịch sang ngôn ngữ địa phương, một vấn đề nghiêm trọng vì hầu hết mọi người không thường xuyên nói ngôn ngữ chính thức của đất nước, tiếng Pháp.

Ngay cả ở thủ đô Ouagadougou, cách Kaya 85 km, việc nhắn tin vẫn chưa được phổ biến rộng rãi, các biển quảng cáo và biển hiệu về khẩu trang, rửa tay, tiêm chủng vẫn rất khan hiếm.

Ở Ouagadougou, Zenabou Coulibaly Zongo phải tự bỏ tiền ra để cung cấp xà phòng và nước rửa tay cho các nhà thờ Hồi giáo, chợ lẫn trung tâm y tế. Khi bắt đầu đại dịch, Zongo, hiện 63 tuổi, phải nhập viện vì viêm phế quản. Bà đã phải bỏ tiền túi để điều trị oxy trong suốt hai tuần tại một phòng khám tư nhân, tại đây bà đã chứng kiến rất nhiều người chết. "Đây là một lời cảnh tỉnh, coronavirus sẽ lây lan giống như ở châu Âu", bà khẳng định.

Mặc dù căn bệnh hen suyễn khiến bà gặp nhiều rủi ro, Zongo vẫn thường xuyên đi giao xà phòng và hướng dẫn mọi người về Covid-19 cũng như vaccine. Trong chuyến thăm gần đây đến một nhà thờ Hồi giáo, một số người đã nói với Zongo, người sáng lập Hội đồng Phụ nữ Burkinabe, rằng họ không hề biết tiêm vaccine là miễn phí cho đến khi bà cung cấp thông tin.

img
img
img

Bà Zenabou Coulibaly Zongo là cố vấn và cũng là thành viên sáng lập của Hội đồng Phụ nữ Burkinabe (Ảnh AP / Sophie Garcia)

Các chuyên gia y tế nói rằng chính phủ phải đi đầu, tuy nhiên sự tham gia của cộng đồng đóng vai trò là nền tảng của hoạt động ứng phó khẩn cấp. "Sự hỗ trợ của chính phủ trung ương có thể không đủ, các tổ chức cộng đồng là chìa khóa để lấp đầy những khoảng trống còn lại", Donald Brooks, Giám đốc điều hành của Initiative: Eau, Mỹ, nhóm viện trợ hỗ trợ đối phó với đại dịch ở Burkina Faso, cho biết.

Nhiều người không tin tưởng vào dữ liệu virus do chính phủ cung cấp - 15.514 trường hợp nhiễm bệnh và 265 trường hợp tử vong, Liên Hợp Quốc cho biết.

Nhiều người không đến bệnh viện và chết tại nhà, vì vậy có khả năng không được tính vào danh sách chính thức. Ngoài ra, việc các nhóm khủng bố al-Qaeda và nhóm Nhà nước Hồi giáo ngăn cản người dân đến các phòng khám sức khỏe và xét nghiệm virus cũng đã gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo.

Zenabou Coulibaly Zongo cùng nhóm phụ nữ làm xà phòng thủ công để quyên góp cho các nhà thờ Hồi giáo và chợ dân sinh, nhằm hạn chế sự lây lan của Covid-19. (Video AP / Yesica Fisch)

Hành trình chống lại đại dịch Covid-19 của những người phụ nữ ở đất nước nghèo bậc nhất thế giới - Ảnh 7.

Trong bầu không khí hỗn loạn, nhiều thông tin sai lệch đã xuất hiện. Chính vì vậy, có thể nói sự hiện diện trên đài phát thanh của Sawadogo đóng vai trò là tiếng nói hàng đầu. 

Nhiều người tỏ ra hoài nghi trước các thông tin mà cô cung cấp, tuy nhiên bà mẹ ba con đã quen với điều đó. Năm 2007, cô rời bỏ người chồng đầu tiên vì anh ta quá gia trưởng. Cô muốn độc lập về tài chính nên đã đi học đêm và trở thành kế toán.

Sau đó, cô thực tập tại Đài phát thanh Zama, các sếp của Sawadogo đánh giá rất cao người phụ nữ này. Vì vậy, năm 2016, cô bắt đầu dẫn chương trình. Khi đài được Liên minh Châu Âu tài trợ cho chương trình phòng chống virus, cô ấy trở thành một lựa chọn đầu tiên.

Hành trình chống lại đại dịch Covid-19 của những người phụ nữ ở đất nước nghèo bậc nhất thế giới - Ảnh 8.

Mariama Sawadogo dẫn chương trình phát thanh tại Đài phát thanh Zama, ở Kaya, Burkina Faso, Thứ Hai, 25/10/2021. (Ảnh AP / Sophie Garcia)

“Bạn đang trên Zama FM. Bạn khỏe chứ? " Sawadogo chào người gọi. "Tên bạn là gì, và bạn đang gọi từ đâu?" Cô ấy trò chuyện với thính giả như một gia đình.

"Đôi khi sau chương trình, mọi người sẽ gọi riêng tôi và nói: 'Gia đình chúng tôi không tin vào căn bệnh này, nhưng sau khi nghe cô, giờ họ đã tin'", Sawadogo nói. "Khi bạn nhận ra hàng ngàn người lắng nghe giọng nói của bạn, họ cân nhắc những gì bạn nói, bạn sẽ cảm thấy tự hào”.

Hàng ngày, cô chăm sóc cho những đứa con của mình, trong khi người chồng đi bán ngũ cốc ở Sahel, họ chỉ gặp nhau hai tuần một lần.

Nhiều người cho rằng Sawadogo, 44 tuổi, thực sự đóng góp nhiều hơn cả những gì mà cô đang làm. Cô chính là hình mẫu tiêu biểu để những người phụ nữ và con gái của họ noi theo trong một xã hội do đàn ông thống trị, kiểm soát.

Sawadogo kêu gọi toàn bộ cộng đồng hãy chung tay góp sức, nhưng đặc biệt tập trung vào phụ nữ. Họ thành lập những nhóm thiện nguyện chữa bệnh và chăm sóc cho bệnh nhân Covid-19, tương tự như lần trước trong cuộc khủng hoảng Ebola ở Tây Phi từ năm 2014 đến năm 2016. 

Zenabou Sawadogo, 31 tuổi, một bà mẹ 6 con, trong đó có hai bé gái, nói về chương trình: “Cô ấy đã nâng cao vị thế của phái nữ!”

Các gia đình ở Burkina Faso không chỉ vật lộn với Covid-19 mà còn phải đối phó với bạo lực leo thang và nền kinh tế đang sụp đổ của đất nước. Chồng của Zenabou Sawadogo đã không thể tiếp tục khai thác vàng vì những cuộc chiến thánh chiến, anh mất nguồn thu nhập và cả gia đình không đủ khả năng cho con gái 11 tuổi của họ đi học.

Thông điệp dành cho những người phụ nữ ở quốc gia nghèo bậc nhất châu Phi (AP Video / Yesica Fisch)

Một số gia đình phải cắt giảm lương thực - từ ba bữa một ngày xuống còn hai hoặc thậm chí một bữa. Những phụ nữ từng bán quần áo và thực phẩm giờ đây không thể bán được vì biên giới bị đóng. Trong thời kỳ đại dịch, nhiều phụ nữ đã yêu cầu viện trợ từ các ngân hàng tư nhân.

Vấn đề cấp thiết nhất của Burkina Faso liên quan đến việc tiêm phòng. Mặc dù là một phần của COVAX, chương trình do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn để cung cấp vaccine cho các quốc gia đang phát triển, nước này vẫn là một trong những quốc gia cuối cùng trên thế giới nhận được vaccine.

Chính phủ đã trì hoãn các công việc cần thiết để nhập khẩu vaccine, chẳng hạn như thủ tục giấy tờ, kế hoạch phân phối. Burkina Faso bắt đầu tiêm vaccine vào tháng 6/2021. Đến cuối tháng 10, khoảng 284.000 người - chưa đến 1,5% dân số - đã được tiêm phòng đầy đủ, theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới.

Hành trình chống lại đại dịch Covid-19 của những người phụ nữ ở đất nước nghèo bậc nhất thế giới - Ảnh 10.

Zenabou Coulibaly Zongo, cố vấn và thành viên sáng lập của Hội đồng Phụ nữ Burkinabe, phát biểu sau khi phân phát xà phòng cho một nhà thờ Hồi giáo ở Ouagadougou, Burkina Faso, Thứ Tư, 27/10/2021. (Ảnh AP / Sophie Garcia)

Thực trạng tiêm vaccine ở Burkina Faso khiến Sawadogo rất phiền lòng, theo cô mọi người dân nên được chủng ngừa Covid-19.

Mặc cho những khó khăn vẫn còn hiện hữu, cả Zongo và Sawadogo đều khẳng định rằng mình sẽ tiếp tục truyền bá thông điệp về đại dịch và vận động cho phụ nữ.

“Một người phụ nữ, dù là người châu Âu, châu Mỹ, hay Nam Mỹ,..  thì tôi đều coi cô ấy như một con phượng hoàng”, Zongo nói. "Dù gặp khó khăn như thế nào, bạn vẫn có thể đứng vững, giống như phượng hoàng hồi sinh từ đống tro tàn".

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem