Đầu máy hơi nước Tự Lực rỉ sét ẩn mình trong nhà máy xe lửa Gia Lâm

Chủ nhật, ngày 12/11/2023 08:58 AM (GMT+7)
Nằm giữa nhà máy xe lửa Gia Lâm, chiếc đầu máy hoen rỉ, rêu phong này là một trong những biểu tượng của ngành Đường sắt - nhân chứng tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
 Đầu máy hơi nước Tự Lực rỉ sét ẩn mình trong nhà máy xe lửa Gia Lâm - Ảnh 1.

Chiếc đầu máy xe lửa hơi nước mang số hiệu 141 – 179, một trong những biểu tượng của ngành Đường sắt Việt Nam sẽ được trưng bày tại Vườn Nhãn (Long Biên) để công chúng chiêm ngưỡng trong Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2023.

 Đầu máy hơi nước Tự Lực rỉ sét ẩn mình trong nhà máy xe lửa Gia Lâm - Ảnh 2.

Khi phóng viên tìm đến, khu vực đang đặt đầu máy xe lửa Tự Lực đã được phát quang, dọn dẹp. Không còn cây cỏ, dây leo bao vây, đầu máy xe lửa lộ ra trọn vẹn những vết tích của thời gian.

 Đầu máy hơi nước Tự Lực rỉ sét ẩn mình trong nhà máy xe lửa Gia Lâm - Ảnh 3.

Toàn bộ vỏ đầu máy đều bong tróc, hoen rỉ. Tại đầu xe chỉ còn dấu vết rất mờ của số hiệu 141 – 179. Được biết, đây là đầu máy hơi nước từng được Tổng công ty Đường sắt Việt Nam ký biên bản bàn giao cho Bảo tàng Hà Nội vào năm 2020 để trưng bày. Tuy nhiên đến nay, hiện vật lịch sử này vẫn trầm lặng một góc trong nhà máy xe lửa Gia Lâm.

 Đầu máy hơi nước Tự Lực rỉ sét ẩn mình trong nhà máy xe lửa Gia Lâm - Ảnh 4.

Nhìn chiếc đầu máy này, ít ai trong lớp trẻ biết rằng nó từng có một thời vẻ vang. Theo đó, trong khoảng năm 65 của thế kỷ XX, đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước mang số hiệu 141 – 179 được các kỹ sư Nhà máy xe lửa Gia Lâm, cùng với sự giúp đỡ của các kỹ sư Trung Quốc nghiên cứu thiết kế thành công.

 Đầu máy hơi nước Tự Lực rỉ sét ẩn mình trong nhà máy xe lửa Gia Lâm - Ảnh 5.

Các kỹ sư của nhà máy đã lên phương án thiết kế, dựa theo kiểu dáng, công nghệ và thương hiệu đầu máy Mikado 141 nổi tiếng của Pháp (gồm 1 bánh dẫn đường, 4 bánh chịu lực, 1 bánh theo sau). 141 trở thành tên chung cho tất cả các đầu máy có mô hình này.

 Đầu máy hơi nước Tự Lực rỉ sét ẩn mình trong nhà máy xe lửa Gia Lâm - Ảnh 6.

Các xe lửa Tự Lực chạy trên đường ray một mét, dài khoảng 19 m (bao gồm cả xe than) hoặc dài 11,5m (không bao gồm xe than); rộng 2,75 m, cao 3,8 m, nặng khoảng 100 tấn (có than và có nước).

 Đầu máy hơi nước Tự Lực rỉ sét ẩn mình trong nhà máy xe lửa Gia Lâm - Ảnh 7.

Vị trí cửa buồng đốt, nơi công nhân đốt lò sẽ xúc than vào để duy trì sức kéo đầu máy. Kíp lái tàu thường có 3 vị trí: một chỉ huy, một lái máy và một đốt lò.

 Đầu máy hơi nước Tự Lực rỉ sét ẩn mình trong nhà máy xe lửa Gia Lâm - Ảnh 8.

Nồi hơi nằm phía trên cùng của đầu máy, sau khi đốt cháy than, gỗ sẽ làm cho nước hóa hơi, hơi nước làm piston di chuyển qua lại, piston lại gắn liền với trục quay chính của đầu máy của tàu sẽ giúp cho tàu chạy.

 Đầu máy hơi nước Tự Lực rỉ sét ẩn mình trong nhà máy xe lửa Gia Lâm - Ảnh 9.

Đầu máy kéo theo một tender (bồn chứa) - là nơi chứa than đá và nước để phục vụ việc chạy tàu.

 Đầu máy hơi nước Tự Lực rỉ sét ẩn mình trong nhà máy xe lửa Gia Lâm - Ảnh 10.

Đặc trưng của các đầu máy xe lửa truyền thống là phần trưng cản trước hình tam giác.

 Đầu máy hơi nước Tự Lực rỉ sét ẩn mình trong nhà máy xe lửa Gia Lâm - Ảnh 11.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, các đầu máy này được sử dụng chủ yếu để vận chuyển hàng hóa khu vực phía Bắc, miền Trung nước ta. Trục đường chính: Hà Nội - Lạng Sơn; Hà Nội - Yên Viên - Hải Phòng; Hà Nội - Thanh Hóa - Vinh.


Ngọc Huyền
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem