Thứ năm, 25/04/2024

Xuất khẩu thủy sản dự báo quý III đạt khoảng 3 tỷ USD

08/08/2022 6:00 AM (GMT+7)

Thiếu nguyên liệu tôm, hải sản và diễn biến thị trường nửa cuối năm tiếp tục tác động bất lợi nên dự báo xuất khẩu thủy sản quý III sẽ tăng trưởng chậm lại, đạt khoảng 3 tỷ USD.

Năm 2022 dự báo mưa sớm, thời tiết không quá lạnh ở đầu năm, nên các hộ nuôi tôm thả nuôi sớm, thu hoạch sớm tranh thủ cơ hội về thời tiết và nhất là giá cả đang rất tốt. Tuy nhiên, dịch bệnh, chất lượng tôm giống đã ảnh hưởng đến kết quả thả nuôi.

Xuất khẩu thủy sản giảm tốc, dự báo quý III đạt khoảng 3 tỷ USD - Ảnh 1.

Trong “cơn bão” lạm phát, phi lê cá tra đông lạnh có nhiều lợi thế. Ảnh: Nguyễn Huyền


Thiếu nguyên liệu, xuất khẩu tôm vẫn tăng 10% nhờ chế biến sâu

Theo TS. Hồ Quốc Lực - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Chủ tịch HĐQT FIMEX, có 3 nguyên nhân dẫn đến thiếu tôm nguyên liệu: Dịch bệnh, chất lượng tôm giống và nguồn nước. Dù vậy, xuất khẩu tôm năm 2022 dự báo vẫn tăng 10% so với năm 2021.

Năm nay, vụ chính tôm bị nhiễm vi bào tử trùng làm tôm chậm lớn, hao tốn nhiều thức ăn, có nơi còn bị bệnh phân trắng và virus đốm trắng khiến không ít hộ nuôi phải thu hoạch sớm tránh thiệt hại. Mặt khác, chất lượng tôm giống năm nay thua năm rồi.

Ngoài nguyên nhân lo ngại dịch bệnh, chất lượng con giống, người nuôi còn gặp tình huống thất thường là độ mặn nước nuôi tôm ở một số khu vực thuộc hạ lưu, chi lưu sông Cửu Long gần như không còn.

“Cuối năm nay, nguồn tôm nguyên liệu sẽ không dồi dào và chắc chắn giá cả vẫn duy trì mức cao. Đây là động lực cho các hộ nuôi có năng lực và điều kiện thực tế. Dù sản lượng không tăng hoặc tăng nhẹ và giá thị trường thế giới không tăng, nhưng doanh số xuất khẩu tôm chắc chắn hơn năm rồi khoảng 10%.

Doanh số xuất khẩu tăng, do các doanh nghiệp tôm tập trung vào mảng sản phẩm chế biến sâu, có giá bán cao hơn, và giá bán tăng một phần do chi phí vận chuyển tăng”, Chủ tịch HĐQT FIMEX nhấn mạnh.

Xuất khẩu thuỷ sản tháng 7 chững lại, xuống dưới 1 tỷ USD

Bà Lê Hằng - Phó giám đốc Trung tâm VASEP.PRO cho biết, sau khi tăng nóng từ 39% - 62% trong 4 tháng đầu năm, từ tháng 5 xuất khẩu thuỷ sản đã có dấu hiệu hạ nhiệt và tăng 34%, qua tháng 6 chỉ tăng 18%. Sang tháng 7, xuất khẩu thuỷ sản tiếp tục chững lại với giá trị xuất khẩu hơn 970 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2021 và giảm 4% so với tháng 6/2022.

Nguyên nhân xuất khẩu giảm tốc từ tháng 5 là do thời tiết bất lợi, mưa sớm hơn so với mọi năm làm ảnh hưởng đến sản lượng thủy sản, gây ra dịch bệnh trên tôm nuôi khiến sản lượng giảm, trong khi nguồn tôm dự trữ năm ngoái cũng đã cạn dần.

Dẫn đến xuất khẩu tôm trong tháng 6 giảm 1% so với cùng kỳ năm trước. Sang tháng 7, xuất khẩu tôm tiếp tục giảm gần 13% đạt 385 triệu USD. Luỹ kế 7 tháng, xuất khẩu tôm mang về 2,65 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sản xuất tôm trong nước và nhu cầu tôm thế giới được dự báo là không khả quan trong nửa cuối năm. Nguồn cung tôm của các nước sản xuất tăng mạnh, lượng nhập khẩu của các thị trường chính như Mỹ, EU tăng trong nửa đầu năm dẫn đến lượng tồn kho tăng, và nhu cầu chững lại trong nửa cuối năm.

Trong khi đó, sản xuất tôm trong nước đang gặp khó khăn do thời tiết và các chi phí quá cao, nên tôm nguyên liệu tiếp tục thiếu hụt trong nửa cuối năm.

Cá tra có nhiều lợi thế trong "cơn bão" lạm phát

Không như mặt hàng tôm, nguyên liệu cá tra không phải là vấn đề lớn, nhưng nhu cầu nhập khẩu có xu hướng chững lại ở một số thị trường. Xuất khẩu cá tra đã tăng trưởng chậm lại trong quý 2/2022. Sang tháng 7, xuất khẩu cá tra đạt 197 triệu USD, tăng 56%, luỹ kế hết tháng 7/2022, đạt trên 1,6 tỷ USD, tăng 79% so với cùng kỳ năm 2022.

“Khi lạm phát lên quá cao ở nhiều thị trường và xu hướng tăng giá xuất khẩu của các nước, nhu cầu của người tiêu dùng sẽ thay đổi, họ sẽ thắt chặt chi tiêu và chuyển sang các sản phẩm có giá phù hợp như cá tra phile đông lạnh hoặc chả cá, surimi, cũng như một số sản phẩm đông lạnh khác…”, bà Lê Hằng nhận định.

Tính đến hết tháng 7/2022, xuất khẩu cá ngừ tăng 53% đạt 641 triệu USD, xuất khẩu mực, bạch tuộc tăng 31% đạt 417 triệu USD và các loài cá biển khác tăng 16% đạt trên 1,1 tỷ USD. Như vậy, xuất khẩu cá ngừ, cá biển khác và mực, bạch tuộc vẫn giữ được mức tăng trưởng cao từ 3744% trong tháng 7.

“Tồn kho tăng cùng với lạm phát đã tác động đến nhu cầu nhập khẩu của Mỹ từ tháng 6, khiến xuất khẩu sang thị trường này giảm 8% trong tháng 6, và giảm sâu 23% trong tháng 7. Luỹ kế 7 tháng, xuất khẩu sang Mỹ đạt gần 1,5 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu thủy sản sang EU vẫn giữ tăng trưởng 28% trong tháng 7, luỹ kế 7 tháng đạt 829 triệu USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2021. Sau 7 tháng đầu năm, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Quốc đã chạm mốc 1 tỷ USD, tăng 71% so với cùng kỳ năm ngoái.

Song, khan hiếm nguyên liệu tôm và hải sản sẽ tiếp tục chi phối đến kết quả xuất khẩu trong quý III. Do vậy, quý III sẽ tăng trưởng chậm hơn so với quý 2 và quý 1, ước đạt khoảng 3 tỷ USD”, bà Lê Hằng dự báo.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Hãng sữa hàng đầu Việt Nam đang trong chu kỳ tăng trưởng mới

Hãng sữa hàng đầu Việt Nam đang trong chu kỳ tăng trưởng mới

Bà Mai Kiều Liên khẳng định: "Vinamilk đang trong thời điểm lý tưởng để thay đổi và tạo ra một chu kỳ tăng trưởng mới, vượt qua các thách thức trước mắt và nắm bắt các cơ hội tăng trưởng một cách hiệu quả nhất".

Doanh số 5 ông lớn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh, ngành làm đẹp hốt bạc

Doanh số 5 ông lớn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh, ngành làm đẹp hốt bạc

Doanh thu bán lẻ trên 5 sàn Thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với Q1/ 2023, chưa bao gồm doanh thu từ các phiên livestream.

Bán lẻ hiện đại TP.HCM tiếp tục "quyến rũ"

Bán lẻ hiện đại TP.HCM tiếp tục "quyến rũ"

TP.HCM, đầu tàu kinh tế của khu vực phía Nam, vẫn là thỏi nam châm cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ. Các kênh hiện đại như chuỗi bán lẻ và trung tâm mua sắm ghi nhận nhiều địa chỉ mới.

Những con số từ Singapore làm ấm lòng giới xuất khẩu gạo Việt Nam

Những con số từ Singapore làm ấm lòng giới xuất khẩu gạo Việt Nam

Việt Nam lần đầu tiên trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, chiếm 32.03% thị phần trong quý 1 năm nay, vượt qua kim ngạch của gạo Ấn Độ và Thái Lan.

Walmart và loạt đại gia bán lẻ ở Mexico, Venezuela đến Việt Nam săn hàng Việt

Walmart và loạt đại gia bán lẻ ở Mexico, Venezuela đến Việt Nam săn hàng Việt

Một loạt nhà bán lẻ hàng đầu khu vực Mỹ la tinh cho biết sẽ đến Việt Nam tìm nhà cung cấp thuộc nhiều ngành hàng như thực phẩm, quần áo, giày dép, đồ điện gia dụng…

Thêm nhiều vé máy bay giá mềm dịp cao điểm 30-4

Thêm nhiều vé máy bay giá mềm dịp cao điểm 30-4

Chỉ còn 1 tuần nữa đến kỳ nghỉ 5 ngày từ 27-4 đến 1-5, giá vé máy bay từ Hà Nội/TP HCM tới các điểm du lịch nhiều chặng bay gần cạn vé, song có một số đường bay đã được bổ sung nhiều chuyến bay đêm, tăng cung nhiều vé giá mềm