Thứ năm, 25/04/2024

Ưu tiên phát triển giao thông kết nối vùng Đông Nam bộ để xóa điểm nghẽn trong phát triển kinh tế

30/11/2022 3:40 PM (GMT+7)

Hạ tầng giao thông được xem là điểm nghẽn, cản trở phát triển kinh tế vùng Đông Nam bộ trong thời gian qua.

Phát triển đồng bộ giao thông vùng Đông Nam bộ

Theo Bộ GT-VT, vùng Đông Nam bộ có đầy đủ 5 phương thức vận tải bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không. Tuy nhiên, hạ tầng giao thông kết nối liên vùng còn thiếu, yếu, chưa đồng bộ ảnh hưởng không nhỏ đến liên kết vùng và tốc độ phát triển kinh tế vùng.

Ưu tiên phát triển giao thông kết nối vùng Đông Nam bộ để xóa điểm nghẽn trong phát triển kinh tế - Ảnh 1.

Đông Nam bộ đa dạng về các phương thức vận tải. Ảnh: Tuệ Mẫn

Do đó thời gian tới phải tạo ra sự đột phá trong hệ thống giao thông để tạo kết nối, liên kết đồng bộ các tỉnh thành trong vùng và các vùng phụ cận.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã chú trọng đến hệ thống đường bộ (cao tốc, quốc lộ) kết nối vùng Đông Nam bộ.

Trong đó dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư cho giao thông kết nối các tỉnh thành trong vùng và các vùng phụ cận lên đến 413.000 tỷ

Giai đoạn 2021 - 2026, tập trung đầu tư hoàn thành các tuyến đường bộ cao tốc quan trọng có tính chất liên vùng và kết nối với sân bay Long Thành, cảng Cái Mép - Thị Vải như: đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh (92km); các tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây (52km thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai); Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1 (54km); Bến Lức - Long Thành (58km); mở rộng tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây. Nâng tổng số km đường bộ cao tốc trong vùng Đông Nam Bộ lên khoảng 348km.

Ưu tiên phát triển giao thông kết nối vùng Đông Nam bộ để xóa điểm nghẽn trong phát triển kinh tế - Ảnh 2.

Giao thông là 1 điểm nghẽn trong phát triển vùng Đông Nam bộ (hình ảnh kẹt xe trên QL51). Ảnh: Tuệ Mẫn

Bên cạnh đó, hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư để kêu gọi, thu hút đầu tư và khởi công một số tuyến cao tốc như: mở rộng tuyến TP. Hồ Chí Minh- Trung Lương, xây dựng cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài, TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành, Chơn Thành - Gia Nghĩa, Dầu Giây - Tân Phú...

Tổng nhu cầu vốn đầu tư để triển khai các dự án đường bộ cao tốc giai đoạn này khoảng 167.746 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước dự kiến bố trí 93.215 tỷ đồng, vốn huy động ngoài ngân sách khoảng 74.531 tỷ đồng.

Đến năm 2030, phấn đấu hoàn thành đầu tư xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc, vành đai trong vùng theo quy hoạch được duyệt, cụ thể: đường vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh; các tuyến cao tốc: TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài (50km), TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành (60km), Chơn Thành - Gia Nghĩa (qua địa phận Bình Phước khoảng 102km), Chơn Thành - Đức Hòa (84km), Dầu Giây - Tân Phú (60km) thuộc tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương; Gò Dầu - Xa Mát (65km).

Ưu tiên phát triển giao thông kết nối vùng Đông Nam bộ để xóa điểm nghẽn trong phát triển kinh tế - Ảnh 3.

Bản đồ đường vành đai 4. Ảnh: Tuệ Mẫn

Nâng tổng số km đường bộ cao tốc trong vùng Đông Nam Bộ lên khoảng 772km. Tổng nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn này khoảng 250.165 tỷ đồng.

TP.HCM đi đầu trong phát triển giao thông

Mới đây, tại hội nghị triển khai chương trình hành động phát triển vùng Đông Nam bộ, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá, Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị mở ra không gian và triển vọng phát triển cho vùng Đông Nam bộ.

TP.HCM sẽ tập trung làm tốt vai trò đầu mối và phối hợp với các địa phương trong vùng triển khai các dự án giao thông kết nối vùng như đường Vành đai 3, Vành đai 4 và các cao tốc kết nối.

Ưu tiên phát triển giao thông kết nối vùng Đông Nam bộ để xóa điểm nghẽn trong phát triển kinh tế - Ảnh 4.

Cầu Phước An, điểm nhấn mới kết nối giao thông khu vực Đông Nam bộ đang xây dựng. Ảnh: Tuệ Mẫn

Đồng thời sẽ hoàn thiện các đoạn còn lại của Vành đai 2 và cùng với Đồng Nai nghiên cứu các cầu kết nối quận 7, TP.Thủ Đức với các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, nhằm mở rộng không gian phát triển ở phía Đông.

Trước mắt là sự phối hợp và điều phối chung trong công tác quy hoạch của các địa phương và quy hoạch Vùng; triển khai các dự án hạ tầng giao thông kết nối như đường vành đai 3, 4, các đường cao tốc TPHCM-Mộc Bài; TPHCM-Chơn Thành; Biên Hòa-Vũng Tàu; Đồng Nai- Lâm Đồng; mở rộng cao tốc TPHCM-Long Thành; nghiên cứu xây dựng hệ thống đường sắt kết nối Vùng đô thị TPHCM…

Chủ tịch UBND TPHCM cũng đề xuất hình thành Quỹ phát triển hạ tầng giao thông vùng với nguồn vốn hỗn hợp (kêu gọi tài trợ quốc tế, vốn Trung ương, vốn địa phương theo khả năng cân đối ngân sách của từng địa phương).

Cũng liên quan đến giao thông kết nối vùng, ông Võ Tấn Đức, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, ngoài các dự án cao tốc liên kết vùng mà Trung ương thực hiện, tỉnh cũng đang triển khai các tuyến giao thông nội tỉnh để phát huy lợi thế của sân bay Long Thành trong tương lai như tuyến ĐT770B, ĐT773, ĐT769, 25B và đặc biệt dự án đường 25C kết nối đường Vành đai 3 đến sân bay Long Thành cũng đang được gấp rút triển khai.

Ông Đức cho rằng khi các tuyến cao tốc, đường vành đai được đầu tư xây dựng đưa vào khai thác sẽ đáp ứng được nhu cầu kết nối sân bay Long Thành với các địa phương trong vùng tạo ra liên kết vùng bền vững, thuận lợi trong giao thông, giao thương.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Tránh xe máy lấn vào làn ô tô, TP.HCM tính phân làn lại đường Phạm Văn Đồng

Tránh xe máy lấn vào làn ô tô, TP.HCM tính phân làn lại đường Phạm Văn Đồng

Sở GTVT TP.HCM dự kiến điều chỉnh dải phân cách, chia đường Phạm Văn Đồng thành 3 làn ô tô và 3 làn hỗn hợp, nhằm tránh tình trạng xe máy đi lấn vào làn ô tô.

Sân bay Tân Sơn Nhất lên phương án phục vụ cao điểm lễ 30/4

Sân bay Tân Sơn Nhất lên phương án phục vụ cao điểm lễ 30/4

Dự kiến đón gần 700.000 lượt khách trong giai đoạn cao điểm lễ từ 26/4– 1/5, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã lên phương án, tăng cường nhân lực phục vụ.

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng sáng nay (ngày 25/4) tiếp tục bị huỷ. Ngân hàng Nhà nước thông báo nguyên nhân do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Du lịch lễ 30/4 -1/5, nhiều người chuyển hướng đi tàu hoả, xe khách. Nhiều chặng cháy vé

Du lịch lễ 30/4 -1/5, nhiều người chuyển hướng đi tàu hoả, xe khách. Nhiều chặng cháy vé

Cao điểm 30/4 - 1/5 năm nay, tàu hoả, xe khách... trở thành phương tiện được nhiều người lựa chọn để về quê, đi du lịch trong bối cảnh vé máy bay đắt đỏ.

Sau sự cố của VNDirect, SSI nói rất tự tin với hệ thống bảo mật, đặt mục tiêu lãi 3.400 tỷ đồng

Sau sự cố của VNDirect, SSI nói rất tự tin với hệ thống bảo mật, đặt mục tiêu lãi 3.400 tỷ đồng

SSI khẳng định rất quan tâm và không ngừng nâng cao chất lượng bảo mật của hệ thống, luôn cập nhật các phương pháp tấn công mới để rà soát và thích ứng.

Sabeco vẫn lạc quan trong "mưa gió"

Sabeco vẫn lạc quan trong "mưa gió"

Dù kết quả kinh doanh năm 2023 không thuận lợi do khó khăn chung của ngành bia, Sabeco vẫn nhìn thấy các cơ hội kinh doanh tốt trong năm 2024. Công ty sẽ trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông với tỉ lệ 35% theo kế hoạch.