Trồng “rau vua” ăn ngay tại ruộng, không đụng hàng, ông nông dân Tiền Giang bán chạy như tôm tươi

Trần Đáng Chủ nhật, ngày 26/02/2023 05:12 AM (GMT+7)
Từng trải với nghề “làm hàng bông”, nhưng đến giờ ông Nguyễn Chí Hiếu (xã Lương Hòa Lạc, Chợ Gạo, Tiền Giang) mới biết trồng măng tây (còn gọi là “rau vua”) bán chạy như tôm tươi.
Bình luận 0

Hiện, ông Hiếu trồng măng tây với 5 công đất ruộng gần 10.000 gốc măng tây. Khách hàng của ông là những tiểu thương chợ quê và những bà nội trợ thích ăn rau sạch.

Trồng “rau vua” ăn ngay tại ruộng, không đụng hàng, ông nông dân Tiền Giang bán chạy như tôm tươi - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Chí Hiếu (xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) thăm ruộng trồng măng tây. Ảnh: Trần Đáng

Trồng măng tây sạch, chỉ cực khi... thu tiền

Trời còn sớm bững ông Hiếu đã có mặt trên ruộng măng tây. Hiện, ruộng măng tây của ông Hiếu đang bước vào vụ thu hoạch năm thứ 3.

Mỗi năm măng tây cho 2 vụ thu hoạch, gồm vụ thu đông gieo hạt giống măng tây vào cuối tháng 8 để trồng vào tháng 2 năm sau. Và vụ xuân hè gieo hạt vào cuối tháng 2 và trồng từ tháng 4. Mỗi vụ thu hoạch kéo dài khoảng 3 tháng.

Theo ông Hiếu, thu hoạch măng tây buộc phải đi sớm, vì để nắng lên măng sẽ cứng không hái được nữa.

 "Trồng măng tây cực nhất là thời điểm thu hoạch, vì phải dậy sớm và đếm tiền", ông Hiếu nói vui.

Theo ông Hiếu, khởi đầu ông trồng măng tây từ 20 bụi măng mua lại của một nhà vườn trồng rau vào năm 2020. Trồng mang tây không khó, nhưng khâu ủ hạt măng khá tốn kém thời gian, công sức.

"Muốn ủ hạt măng tây phải cho hẹt vào nước ấm theo công thức 3 lạnh, 2 sôi. Ủ liên tục 24 giờ hạt măng mới nức ra. Nhưng hạt chỉ nức vài chục %. Phải ủ nhiều lần như vậy, hạt mới nức hết", ông Hiếu chia sẻ.

Sau khi hạt măng tây nức, ông Hiếu mới đem hạt ươm trong đất. Đến khi hạt ra rễ, ông Hiếu lại ngâm trong chế phẩm vi sinh để kích thích rễ trước khi đem trồng.

"Phải kích thịch rễ mới đem đi trồng. Nếu trồng ngay, cây sẽ chết", ông Hiếu thổ lộ.

Trồng “rau vua” ăn ngay tại ruộng, không đụng hàng, ông nông dân Tiền Giang bán chạy như tôm tươi - Ảnh 3.

Theo ông Nguyễn Chí Hiếu (xã Lương Hòa Lạc, Chợ Gạo, Tiền Giang), trồng măng tây không khó nhưng phải đúng kỹ thuật. Ảnh: Trần Đáng

Về việc chuẩn bị ruộng trồng măng tây, ông Hiếu cho biết, ông phải lên liếp, xới đất, rải vôi, rồi rải phân chuồng hoai mục trộn vôi để tăng độ Ph. Mỗi năm, ông Hiếu nâng gốc, thêm phân chuồng cho cây măng tây.

Riêng việc phòng trừ sâu rầy phá hoại, ông Hiếu cho biết chỉ dùng tay bắt hoặc dùng vòi nước phun xịt loại sâu rầy ra khỏi cây măng tây.

Ông Hiếu lưu ý, trồng măng tây không khó, nhưng phải làm đúng kỹ thuật và nhất là giữ nước cho loại cây háo nước này đầy đủ. Để có đủ nước cho cây "rau vua" này, ông Hiếu lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho vườn rau nhằm tiết kiệm nước và công sức.

"Nếu chăm sóc tốt, cây măng tây có thể cho ăn hơn chục năm", ông Hiếu khẳng định.

Do trồng măng tây sạch nên khi nghe tôi đề nghị ông Hiếu không ngại hái măng ăn ngay tại vườn mà không cần rữa sạch.

Trồng măng tây sạch hái không kịp bán

Ở châu Âu, măng tây được xem là "rau vua". Bởi nhiều người cho rằng, ăn măng tây và uống rượu vang là một thứ "viagra tự nhiên". Về dinh dưỡng, măng tây là một loại rau cao cấp có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, gồm: Đạm protein, đường glucid, chất xơ celluloze, vitamin K, C, A, pyridoxine (B6), riboflavin (B2), thiamin (B1)...

Trồng “rau vua” ăn ngay tại ruộng, không đụng hàng, ông nông dân Tiền Giang bán chạy như tôm tươi - Ảnh 4.

Nhằm tiết kiệm nước, công sức, ông Nguyễn Chí Hiếu (xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) trang bị hệ thống tưới nhỏ giọt để trồng măng tây. Ảnh: Trần Đáng

Ngay tại Chợ Gạo, theo ông Hiếu, thời gian gần đây cây măng tây đã trở thành một loại rau không thể thiếu với một số bà nội trợ cho dù giá măng tây không rẻ so với nhiều loại rau khác. Trong năm, giá măng tây giao động 70.000 - 130.000 đồng/kg.

Ông Hiếu cho biết, vào vụ thu hoạch măng tây, mỗi ngày ông hái được khoảng 10kg. Tuy nhiên, số lượng măng này không đủ cho tiểu thương lấy.

"Thương lái đang yêu cầu tôi trồng măng tây nhiều hơn để tăng lượng măng hàng ngày. Tôi định mở rộng quy mô trồng măng tây để đáp ứng nhu cầu thương lái", ông Hiếu bộc bạch.

Theo Hội Nông dân xã Lương Hòa Lạc, mô hình trồng măng tây của ông Hiếu đang đem lại hiệu quả kinh tế khá tốt. Hội Nông dân đang có kế hoạch nhờ ông Hiếu chia sẻ kinh nghiệm trồng măng tây cho bà con nông dân để nhân rộng mô hình trên địa bàn.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem