Trồng thứ cây đầu năm ngắm như cây cảnh, mùa thu hái trái đặc sản, đồi nhà anh nông dân Lào Cai đẹp mê tơi

Phương Sửu - Cao Chung (Cổng TTĐT huyện Mường Khương) Thứ bảy, ngày 26/11/2022 05:23 AM (GMT+7)
Hiện nay, mô hình trồng cây lê Tai Nung của anh Thào Seo Lìn, thôn Máo Choá Sủ, Tả Ngài Chồ, huyện Mường Khương (tỉnh Lào Cai) đã và đang truyền cảm hứng mạnh mẽ đến thế hệ các thanh niên vùng cao.
Bình luận 0

Khởi nghiệp đang là hướng tiếp cận mới để giảm nghèo và phát triển bền vững cho vùng đồng bào dân tộc vùng cao. Với tư duy đổi mới, nghị lực của tuổi trẻ, thanh niên dân tộc Mông Thào Seo Lìn sinh năm 1992, thôn Máo Choá Sủ, Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai) đã nỗ lực vượt khó, mạnh dạn khởi nghiệp từ mô hình trồng cây lê Tai Nung trên quê hương. 

Hiện nay, mô hình trồng lê Tai Nung của anh đã và đang truyền cảm hứng mạnh mẽ đến thế hệ các thanh niên vùng cao.

Trồng thứ cây đầu năm ngắm như cây cảnh, mùa thu hái trái đặc sản, đồi nhà anh nông dân Lào Cai đẹp mê tơi - Ảnh 1.

Mô hình trồng lê Tai Nung của anh Thào Seo Lìn, thôn Máo Choá Sủ, Tả Ngài Chồ, huyện Mường Khương (tỉnh Lào Cai).

Là một người con của đồng bào dân tộc Mông, sinh ra và lớn lên tại mảnh đất biên cương Tả Ngài Chồ. Nơi mà cuộc sống của đồng bào chỉ dựa vào cây ngô, cây lúa. 

Vất vả quanh năm mà cái đói, cái nghèo vẫn cứ đeo bám. Thấu hiểu được những vất vả ấy, bản thân anh Lìn nhận thấy, cần phát huy vai trò tiên phong, xung kích đi đầu trong việc lựa chọn mô hình phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. 

Sau khi tốt nghiệp Khoa Nông - Lâm - Ngư của trường Đại học Hùng Vương anh trở thành một trong những đội viên Dự án trí thức trẻ theo Nghị quyết 30A về công tác tại xã Bản Sen. 

Mặc dù đã có công ăn việc làm ổn định, song niềm đam mê khởi nghiệp từ nghề nông chưa bao giờ vụt tắt, với cuộc sống khó khăn của người dân hiện tại cùng với lối canh tác  truyền thống thì sẽ chẳng bao giờ có kinh tế khởi sắc. 

Và anh kỳ vọng với kiến thức mình đã được đào tạo tại môi trường Đại học sẽ góp phần giúp đồng bào mình thay đổi tư duy và mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Thế rồi năm 2018, anh từ bỏ công việc ổn định tại cơ quan nhà nước và trở về địa phương khởi nghiệp bằng chính lĩnh vực nông nghiệp đầy may rủi.

Trồng thứ cây đầu năm ngắm như cây cảnh, mùa thu hái trái đặc sản, đồi nhà anh nông dân Lào Cai đẹp mê tơi - Ảnh 3.

Anh Thào Seo Lìn chăm sóc những cây lê Tai Nung

Trồng thứ cây đầu năm ngắm như cây cảnh, mùa thu hái trái đặc sản, đồi nhà anh nông dân Lào Cai đẹp mê tơi - Ảnh 4.

Hoa lê Tai Nung trồng trên đồi của anh Thào Seo Lìn, thôn Máo Choá Sủ, xã Tả Ngài Chồ, huyện Mường Khương (tỉnh Lào Cai).

Bước đầu, anh nhận thấy cây lê Tai Nung đã được nghiên cứu và trồng thử nghiệm thành công tại Trung tâm giống rau quả huyện Bắc Hà, đây là dạng cây ăn quả lâu năm cây trồng một lần có thể cho chu kỳ thu hoạch từ 30 - 40 năm. 

Lê Tai Nung là giống cây ăn quả ôn đới có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh, phù hợp với nhiều loại đất đai khác nhau. Với điều kiện khí hậu ở Tả Ngài Chồ cũng rất thích hợp để trồng loại cây ăn quả này nên anh đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng truyền thống sang trồng cây lê Tai Nung trên diện tích đất của gia đình và tận dụng các vốn vay của ngân hàng để xây dựng một mô hình “Trồng lê Tai Nung bằng phương pháp hữu cơ”.

Trồng thứ cây đầu năm ngắm như cây cảnh, mùa thu hái trái đặc sản, đồi nhà anh nông dân Lào Cai đẹp mê tơi - Ảnh 5.

Trồng thứ cây đầu năm ngắm như cây cảnh, mùa thu hái trái đặc sản, đồi nhà anh nông dân Lào Cai đẹp mê tơi - Ảnh 6.

Trồng thứ cây đầu năm ngắm như cây cảnh, mùa thu hái trái đặc sản, đồi nhà anh nông dân Lào Cai đẹp mê tơi - Ảnh 7.

Anh Thào Seo Lìn hướng dẫn kỹ thuật trồng lê Tai Nung cho đoàn viên thanh niên.

Đến nay, gia đình đã trồng được gần 2 nghìn cây lê Tai Nung với diện tích gần 3ha trong đó gần 1 nghìn cây đã cho thu hoạch quả vụ đầu tiên với trên hai tấn quả.

Vì được trồng và chăm sóc theo phương pháp hữu cơ cùng với áp dụng khoa học kỹ thuật như: vít cành, tỉa quả, bọc quả nên sản phẩm tạo ra được người tiêu dùng ưa chuộng, quả to, mã đẹp, mọng nước. 

Dù thị trường tiêu thụ các loại nông sản đang gặp khó do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng quả lê của gia đình vẫn đều đặn nhận các đơn đặt hàng cả trong và ngoài tỉnh Lào Cai. Với giá lê Tai Nung tại thị trường giao động từ 25.000 đồng đến 50.000 đồng/kg tùy loại quả, mùa lê vừa qua sau khi trừ tất cả chi phí gia đình đã thu về gần 50 triệu đồng.

Trồng thứ cây đầu năm ngắm như cây cảnh, mùa thu hái trái đặc sản, đồi nhà anh nông dân Lào Cai đẹp mê tơi - Ảnh 8.

Trồng thứ cây đầu năm ngắm như cây cảnh, mùa thu hái trái đặc sản, đồi nhà anh nông dân Lào Cai đẹp mê tơi - Ảnh 9.

Anh Lìn trồng thêm hoa anh đào để phục vụ du lịch

Trồng thứ cây đầu năm ngắm như cây cảnh, mùa thu hái trái đặc sản, đồi nhà anh nông dân Lào Cai đẹp mê tơi - Ảnh 10.

Từ việc chăn nuôi lợn cũng đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh Lìn

Bên cạnh cây lê, gia đình anh Lìn cũng mạnh dạn trồng quýt, hoa anh đào với dự định vừa phát triển kinh tế gắn với du lịch sinh thái. 

Cùng với đó, hàng năm gia đình còn chăn nuổi từ 20 đến 30 con lợn thịt, với tổng nguồn thu nhập ổn định từ 80-100 triệu đồng mỗi năm. 

Không dừng lại ở đó, chàng thanh niên năng động này đang dự định tiếp tục mở rộng diện tích trồng một số loại cây ăn quả ôn đới như đào, mận trong thời gian tới.  Bằng sự sáng tạo và khát khao lập thân, lập nghiệp, mà người thanh niên dân tộc Mông Thào Seo Lìn đã có những bước đi vững chắc hơn; đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế tại địa phương. Là một tấm gương sáng để các bạn trẻ học tập và noi theo.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem