Trách nhiệm vụ phá rừng pơ mu Vườn quốc gia Hoàng Liên qua góc nhìn pháp lý

Việt Sáng Thứ hai, ngày 10/05/2021 08:44 AM (GMT+7)
Theo luật sư, hành vi chặt, cưa các cây gỗ quý như pơ mu từ Vườn quốc gia Hoàng Liên sau đó mang ra ngoài để bán thương mại thu lợi phải được xác định là hành vi phá rừng.
Bình luận 0

Liên quan đến việc phá rừng pơ mu cổ thụ ở vùng lõi của Vườn Quốc gia Hoàng Liên mà Báo Điện tử Dân Việt phản ánh, UBND tỉnh Lào Cai vừa có văn bản số 1797/UBND-NLN giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra, xác minh, xử lý vi phạm về khai thác rừng tại Vườn quốc gia Hoàng Liên.

pwo mu.jpg

Gỗ được đưa ra khỏi cửa rừng.

Văn bản nêu rõ, để làm rõ trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng; đồng thời xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm khai thác rừng trái pháp luật tại Vườn quốc gia Hoàng Liên theo nội dung của Báo Dân Việt điện tử phản ánh.

Trách nhiệm vụ phá rừng pơ mu Vườn quốc gia Hoàng Liên qua góc nhìn pháp lý - Ảnh 2.

Văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Lào Cai

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo: Công an tỉnh Lào Cai chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND thị xã Sa Pa và các đơn vị liên quan tiến hành điều tra xác minh làm rõ trách nhiệm, sai phạm của các đối tượng khai thác rừng trái pháp luật tại Vườn quốc gia Hoàng Liên, xử lý theo qui định của pháp luật.

Kết quả điều tra, xác minh báo cáo UBND tỉnh Lào Cai trước ngày 30/6/2021.

Trao đổi với phóng viên Dân Việt, luật sư Quách Thành Lực - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội phân tính rõ pháp lý xung quanh vụ việc này.

Luật sư Lực cho biết, hành vi một số cá nhân xâm nhập trái phép vào rừng thực hiện hành vi chặt, cưa các cây gỗ quý như Pơ mu sau đó mang ra ngoài để bán thương mại thu lợi bất chính cần được xác định là hành vi phá rừng.

pơ mu.jpg

Hình ảnh phá rừng pơ mu phóng viên Dân Việt ghi nhận được.

"Hành vi này có dấu hiệu cấu thành tội hủy hoại rừng theo quy định tại điều 243 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Hành vi phá rừng đặc dụng có diện tích 5.000 mét vuông (m2) trở lên khi bị truy tố xét xử thì có thể phải chịu phạt tù đến 15 năm", Luật sư Lực nói.

Theo vị Luật sư, trong vụ việc này, lãnh đạo Vườn Quốc gia Hoàng Liên, Hạt Kiểm lâm Hoàng Liên, Hạt Kiểm lâm thị xã Sa Pa là những cá nhân, tổ chức có trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng, có nghĩa vụ phát hiện, đấu tranh xử lý với hành vi phá rừng, khai thác gỗ rừng trái phép.

Ai chịu trách nhiệm vụ phá rừng pơ mu Vườn quốc gia Hoàng Liên? - Ảnh 4.

Luật sư Quách Thành Lực - Đoàn LS thành phố Hà Nội.

"Như những gì Báo Dân Việt ghi nhận thì việc phá rừng diễn ra trong một thời gian dài, số lượng người tham gia đông đảo, các đối tượng sử dụng cưa máy, vận chuyển công khai số lượng gỗ lớn ra khỏi rừng, tập kết buôn bán công khai.

Người dân sinh sống trên địa bàn bằng quan sát thường ngày đều nhận biết được điều đó.  Như vậy đặt ra câu hỏi có hay không cá nhân giữ chức vụ đã đồng lõa tiếp tay, "đi đêm" với các nhóm đối tượng phá rừng cần phải được điều tra làm rõ.

Nếu không phát hiện được dấu hiệu đồng phạm thì cũng cần phải xem xét dấu hiệu rõ ràng của hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 360 Bộ luật Hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Ngoài ra các cơ quan hành chính từ cấp xã, huyện, cơ quan chuyên trách cũng cần phải thấy được trách nhiệm của mình", vị luật sư nói.

Điều 360 Bộ luật Hình sự 2015 về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng:

1. Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 179, 308 và 376 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.

Hoặc tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp theo điều 179 Bộ luật Hình sự.

1. Người nào có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, vì thiếu trách nhiệm mà để mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

Cùng quan điểm, luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng văn phòng Luật Tinh Thông Luật thông tin, dựa vào bảng xếp hạng về nhóm gỗ Việt Nam, gỗ pơ mu được xếp vào nhóm IIA, nằm trong nhóm những loại thực vật rừng hạn chế khai thác sử dụng.

ls bình.jpg

Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng văn phòng LS Tinh Thông Luật.

"Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản được quy định tại điều 232 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. 

Tùy theo khối lượng gỗ bị khai thác trái phép mà có mức hình phạt tương ứng, mức thấp nhất phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Mức cao nhất thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm", ông Bình nói.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem