Thứ bảy, 20/04/2024

Thủ tướng yêu cầu sớm tháo gỡ khó khăn cho những dự án hạ tầng giao thông

05/07/2022 5:51 AM (GMT+7)

Ngày 4/7, tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các dự án hạ tầng giao thông.

Các dự án hạ tầng giao thông đang đáp ứng tiến độ

Các dự án giao thông được thảo luận gồm có dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 và giai đoạn 2021 - 2025.

Trong đó, có dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội; đường vành đai 3 vùng TP.Hồ Chí Minh, sân bay quốc tế Long Thành.

Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ khó khăn cho những dự án hạ tầng giao thông? - Ảnh 1.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ảnh: VGP

Thông tin về các dự án hạ tầng giao thông, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, quan điểm chỉ đạo nhất quán của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là phải đổi mới tư duy, phương thức, cách làm, bám sát quy định pháp luật, tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các công việc liên quan; tuyệt đối không được để xảy ra sai phạm, tiêu cực.

Cùng với đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có các chỉ đạo, các giải pháp để tháo gỡ các khó khăn trong quá trình triển khai dự án, như thành lập Ban Chỉ đạo của Chính phủ trực tiếp chỉ đạo các dự án giao thông quan trọng quốc gia.

Đồng thời, thực hiện giao ban định kỳ, kiểm tra hiện trường, trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc, có giải pháp kịp thời để đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, triển khai thi công các dự án.

Chính phủ kịp thời ban hành 2 Nghị quyết về việc áp dụng cơ chế đặc thù bảo đảm nguồn vật liệu thi công; chỉ đạo Bộ GTVT và các địa phương trong việc bảo đảm nguồn vật liệu cho các dự án sắp triển khai, đặc biệt là dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.

Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, xử lý các vấn đề liên quan đến thủ tục cấp phép khai thác các mỏ làm vật liệu xây dựng cho các dự án giao thông quan trọng quốc gia.

Về tiến độ các dự án, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng: "Tiến độ các dự án giao thông quan trọng quốc gia cơ bản bám sát yêu cầu của Quốc hội và Chính phủ".

Với các dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, đầu năm 2022, đoạn Cao Bồ - Mai Sơn đã đưa vào khai thác; 4 dự án thành phần với chiều dài 361,47 km dự kiến hoàn thành năm 2022; 4 dự án thành phần 3 với chiều dài 148,39 km dự kiến hoàn thành năm 2023; 2 dự án thành phần 4 với chiều dài 127,8 km dự kiến hoàn thành năm 2024.

Riêng 4 dự án có yêu cầu hoàn thành trong năm 2022 (Mai Sơn - Quốc lộ 45, Cam Lộ - La Sơn, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây), đến nay sản lượng trung bình đạt 61,3%.

Bên cạnh các dự án nêu trên, dự án sân bay Long Thành còn chậm trong công tác giải phóng mặt bằng, thi công san nền khu vực nhà ga.

Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ khó khăn cho những dự án hạ tầng giao thông? - Ảnh 2.

Dự án sân bay Long Thành đang được triển khai. Ảnh: Thế Anh

Giá vật liệu ảnh hưởng tới tiến độ các dự án hạ tầng giao thông

Nêu ra khó khăn đối với các dự án giao thông trọng điểm, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho hay, trong thời gian qua còn có một số khó khăn, vướng mắc gây ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án như về giải phóng mặt bằng, nguồn vật liệu đắp nền đường; giá nhiên, nguyên, vật liệu thời gian qua có biến động lớn.

Ngoài ra, thời tiết có diễn biến bất thường, mưa nhiều và đến sớm hơn thường lệ ảnh hưởng đến tiến độ thi công; năng lực của một số chủ đầu tư/ban quản lý dự án còn hạn chế, chưa đồng đều, chưa đáp ứng yêu cầu của dự án…

Với các dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 vừa được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ triển khai Nghị quyết của Quốc hội về các dự án này, đề nghị phân cấp cho các địa phương làm cơ quan chủ quản để có cơ sở triển khai các bước tiếp theo đáp ứng tiến độ yêu cầu.

Tiến độ triển khai các nhiệm vụ được giao, trong đó có việc triển khai dự án đường vành đai 3 TP.HCM và dự án vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội vừa được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư cũng được các địa phương đặc biệt quan tâm.

Đánh giá về tiến độ các dự án, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, việc triển khai các dự án giao thông trọng điểm quốc gia là thực hiện nhiệm vụ đột phá chiến lược mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã chỉ rõ.

Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư; thúc đẩy mạnh việc giải phóng mặt bằng, trong đó vai trò quan trọng của chính quyền địa phương; bố trí vốn đủ để thực hiện các dự án và giải ngân hiệu quả các nguồn vốn.

Cùng với những nội dung nêu trên, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục phối hợp rà soát, nếu còn vướng mắc thì tháo gỡ ngay để có các mỏ, đủ nguyên vật liệu cho các dự án.

Thủ tướng cũng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phối hợp nghiên cứu khai thác các công trình lưỡng dụng như các sân bay Thành Sơn (Ninh Thuận), Nà Sản (Sơn La)...

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vì sao xu hướng tăng giá thuê bất động sản công nghiệp khó dừng?

Vì sao xu hướng tăng giá thuê bất động sản công nghiệp khó dừng?

Giá thuê đất công nghiệp được trong ba năm tới được dự báo tăng liên tục ở cả phía Nam và phía Bắc nhờ triển vọng tốt trong phân khúc này vì Việt Nam tiếp tục là địa chỉ đầu tư của các công ty đa quốc gia.

Có nên làm tủ bếp cao kịch trần?

Có nên làm tủ bếp cao kịch trần?

Với nhiều người, bếp là linh hồn, là trái tim của ngôi nhà, nơi gia chủ thể hiện tình yêu với ẩm thực và sự quan tâm, vun vén tới các thành viên trong gia đình. Trong đó, tủ bếp đóng một vai trò thiết thực trong không gian - nơi tạo ra những món ăn ngon tạo nên sự gắn gia đình.

Từ 1/5, tỉnh Bình Dương sẽ có 5 thành phố, nhiều nhất cả nước

Từ 1/5, tỉnh Bình Dương sẽ có 5 thành phố, nhiều nhất cả nước

Sau khi thị xã Bến Cát trở thành TP Bến Cát, Bình Dương sẽ có tổng cộng 5 thành phố và là tỉnh có nhiều thành phố nhất cả nước.

Trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 4 dự án nhà ở tại TP Thủ Đức

Trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 4 dự án nhà ở tại TP Thủ Đức

UBND TP Thủ Đức (TP.HCM) đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đối với 4 dự án và điều chỉnh chủ trương đầu tư 2 dự án nhà ở với tổng vốn đầu tư 6.860 tỉ đồng.

Bình Dương sẽ dời nhiều trụ sở công ty khỏi khu công nghiệp Bình Đường

Bình Dương sẽ dời nhiều trụ sở công ty khỏi khu công nghiệp Bình Đường

Đa số các công ty trong khu công nghiệp Bình Đường (tỉnh Bình Dương) mong muốn tiếp tục tham gia chuyển đổi công năng phát triển thương mại và dịch vụ của khu công nghiệp.

Khởi động dự án khu đô thị có vốn đầu tư 1 tỷ USD ở Bình Dương

Khởi động dự án khu đô thị có vốn đầu tư 1 tỷ USD ở Bình Dương

UBND tỉnh Bình Dương đã trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án bất động sản Khu đô thị Một Thế Giới cho Tập đoàn Kim Oanh (Kim Oanh Group). Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD