Thứ sáu, 29/03/2024

Thu hút FDI: Tăng sự hiện diện của các tập đoàn lớn

17/06/2022 6:00 PM (GMT+7)

5 tháng đầu năm 2022, so với cùng kỳ năm 2021, thu hút FDI của Việt Nam thấp hơn 16,3%, nguyên nhân do vốn FDI đăng ký mới vào Việt Nam giảm.


"Việt Nam hoàn toàn có khả năng thu hút được những tập đoàn lớn thuộc Top 500 thế giới nếu biết tận dụng và phát huy tốt những lợi thế đang có" - ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài – chia sẻ trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương.

Kết quả thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 5 tháng đầu năm cho thấy, Việt Nam thu hút được 11,7 tỷ USD, bằng 83,7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó nguyên nhân là do vốn FDI đăng ký mới giảm mạnh. Xin ông cho biết đánh giá về kết quả trên?

Thu hút FDI: Tăng sự hiện diện của các tập đoàn lớn - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài


5 tháng đầu năm, so với cùng kỳ năm 2021, thu hút FDI của Việt Nam thấp hơn 16,3%, nguyên nhân do vốn FDI đăng ký mới vào Việt Nam giảm. Cụ thể, có 578 dự án FDI đăng ký mới vào Việt Nam trong 5 tháng với tổng vốn đăng ký đạt 4,12 tỷ USD, giảm 5,7% về số dự án và giảm 53,4% về tổng vốn đăng ký, khiến tổng vốn FDI vào Việt Nam giảm.

Việc dòng vốn FDI đăng ký mới giảm, theo tôi, điều này phụ thuộc rất nhiều vào khảo sát ban đầu của nhà đầu tư. Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến việc đi lại của nhà đầu tư trong việc sang Việt Nam khảo sát để tìm hiểu, triển khai dự án.

Ngoài ra, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nguyên nhân thu hút FDI của Việt Nam trong những tháng đầu năm giảm hơn so với cùng thời điểm năm 2021 là bởi, năm 2021 Việt Nam thu hút được nhiều dự án FDI có quy mô lớn trên 100 triệu USD. Riêng các dự án này đã chiếm tới 70,9% tổng vốn đăng ký mới của 5 tháng năm 2021. Còn 5 tháng đầu năm 2022, chỉ có một số ít dự án đầu tư có quy mô vốn trên 100 triệu USD và chỉ chiếm 46% tổng vốn đầu tư của 5 tháng năm 2022.

Bên cạnh dòng vốn FDI đăng ký mới vào Việt Nam giảm trong 5 tháng đầu năm, thì dòng vốn FDI đăng ký tăng thêm, vốn góp mua cổ phần và vốn giải ngân lại tăng khá tích cực. Với kết quả trên, liệu thu hút FDI của Việt Nam trong năm 2022 có đạt được kết quả trên 31 tỷ USD như năm 2021 không, thưa ông?

Đúng như vậy, trong khi dòng vốn FDI đăng ký mới vào Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2022 giảm hơn 53,4% so với cùng kỳ năm trước thì vốn điều chỉnh lại tăng 45,4%; vốn góp mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tăng 51,6% và đặc biệt, dòng vốn FDI giải ngân vẫn đạt 7,71 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2021, đó là những điểm tích cực của bức tranh FDI 5 tháng.

Thu hút FDI: Tăng sự hiện diện của các tập đoàn lớn - Ảnh 2.

Việt Nam thu hút được nhiều dự án FDI có quy mô lớn


Trong khi đó, dòng vốn giải ngân mới thực sự là "thước đo" đánh giá hiệu quả dòng vốn FDI. Còn dòng vốn đăng ký tăng thêm, tăng mạnh cũng chứng tỏ các nhà đầu tư nước ngoài đang đánh giá rất cao và tin tưởng vào sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam.

Thêm nữa, mặc dù kết quả thu hút FDI 5 tháng đầu năm thấp hơn so với cùng kỳ, nhưng theo tôi, điều đó cũng chưa nói lên được điều gì, càng không thể khẳng định được rằng, thu hút FDI cả năm sẽ kém hơn năm trước.

Chính phủ vừa ký Quyết định số 667/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030. Trong đó đặt mục tiêu thu hút được những tập đoàn thuộc Top 500 thế giới do Tạp chí Fortune xếp hạng, sẽ hiện diện và hoạt động tại Việt Nam. Theo ông, mục tiêu này có khả thi?

Những tập đoàn lớn trên thế giới luôn có yêu cầu rất khắt khe về công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực và về sự minh bạch trong thể chế, chính sách và môi trường đầu tư, kinh doanh. Nhưng theo tôi, với những gì Việt Nam đã thể hiện trong thời gian qua, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội để thu hút được những tập đoàn thuộc Top 500 thế giới.

Xin cảm ơn ông!


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cổ phiếu LPB có thông tin gì mà "ngược sóng" thị trường phiên sáng nay?

Cổ phiếu LPB có thông tin gì mà "ngược sóng" thị trường phiên sáng nay?

Tạm đóng cửa phiên sáng nay (29/3), cổ phiếu LPB của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (HoSE: LPB) tăng gần 3%, lên 17.400 đồng/CP, trong khi đó, các mã cổ phiếu ngân hàng khác đều "rực lửa" như VCB, BID, CTG, MBB, TCB...

Hệ thống giao dịch của VNDirect dự kiến hoạt động trở lại vào 1/4?

Hệ thống giao dịch của VNDirect dự kiến hoạt động trở lại vào 1/4?

Sáng nay (29/3), VNDirect thông báo đã thực hiện thông luồng giao dịch thành công trên môi trường giả lập vào 21 giờ ngày hôm qua 28/3.

Bình Dương sẵn sàng cho nhà đầu tư Úc đến kinh doanh

Bình Dương sẵn sàng cho nhà đầu tư Úc đến kinh doanh

Đoàn công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh Bình Dương đang có mặt tại Úc để quảng bá và giới thiệu cơ hội đầu tư tại tỉnh đến các hiệp hội doanh nghiệp, nhà đầu tư và các tổ chức ở nước Úc. Tỉnh cam kết hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư ở mức tốt nhất có thể trong sản xuất kinh doanh.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (29/3): Mảng cho vay ký quỹ sẽ giúp Chứng khoán HSC tăng thêm thị phần?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (29/3): Mảng cho vay ký quỹ sẽ giúp Chứng khoán HSC tăng thêm thị phần?

Tính đến 31/12/2023, dư nợ cho vay ký quỹ của HSC đạt hơn 12.135 tỷ đồng, tăng 64% so với cùng kỳ. MSVN cho biết sự vận hành của hệ thống KRX kỳ vọng sẽ hỗ trợ tăng thanh khoản giao dịch và tăng giá của các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, sẽ giúp cho mảng môi giới và ký quỹ của HSC được cải thiện.

Lần đầu "chia tiền" sau 1 thập kỷ, cổ phiếu Techcombank hút dòng tiền cá mập hơn 1.455 tỷ đồng

Lần đầu "chia tiền" sau 1 thập kỷ, cổ phiếu Techcombank hút dòng tiền cá mập hơn 1.455 tỷ đồng

Chính sách chia cổ tức và phát hành cổ phiếu thưởng của Techcombank trình cổ đông là một sự thay đổi lớn của Techcombank sau 10 năm liên tiếp giữ lại lợi nhuận để củng cổ nền tảng vốn, phát triển kinh doanh.

VNDirect bị "tấn công" và lời cảnh báo nóng của chuyên gia

VNDirect bị "tấn công" và lời cảnh báo nóng của chuyên gia

Chuyên gia lưu ý, tất cả các công ty chứng khoán khác dù công nghệ có mạnh cỡ nào vẫn dễ gặp phải tình huống tương tự VNDirect nếu nhân viên của họ thiếu ý thức, mất cảnh giác với các đường link "lạ".