Nghề ấp trứng vịt lộn ở thôn Đào Đặng ngày càng phát triển
Thôn Đào Đặng, xã Trung Nghĩa, thành phố Hưng Yên có nghề ấp trứng vịt lộn từ những năm 1960. Mặc dù thị trường trứng vịt lộn luôn gặp nhiều biến động thách thức, nhưng những người làm nghề ở đây vần khắc phục được mọi khó khăn, duy trì ấp trứng đạt thu nhập cao ổn định.
Ông Cao Đăng Trường, cán bộ Thú y xã Trung Nghĩa cho biết: Để nghề ấp trứng vịt lộn phát triển bền vững, các hộ dân thôn Đào Đặng đã thường xuyên đổi mới quy trình công nghệ ấp trứng, đảm bảo sản phẩm đầu ra luôn đạt chất lượng cao. Đồng thời đầu tư thêm máy ấp trứng, gia tăng sản lượng trứng xuất lò, qua đó thu lãi theo số lượng.
Một số hộ dân còn chăn nuôi thêm vịt đẻ kết hợp với ấp trứng vịt lộn để hạ giá thành sản phẩm... Nhờ vậy, trứng vịt lộn xuất ra của địa phương luôn có tính cạnh tranh cao trên thị trường, được người tiêu dùng tin cậy.
Theo đó, đến nay toàn thôn Đào Đặng đã duy trì và phát triển được hơn 30 hộ gia đình chuyên nghề ấp trứng vịt lộn, mỗi năm cung ứng ra thị trường 50 - 60 triệu quả trứng lộn các loại, doanh thu gần 200 tỉ đồng, lợi nhuận 13 đến 15 tỉ đồng. Nhờ chuyên nghề ấp trứng vịt lộn, mà hầu hết các gia đình đều làm được nhà cao tầng kiên cố và duy trì được mức sống cao hàng ngày.
Gia đình anh Trần Đăng Triệu, là một trong số hộ chuyên ấp trứng vịt lộn của thôn Đào Đặng cho hay: Nhà anh có 3 máy ấp trứng hoạt động liên tục 24/24 giờ trong ngày và trong suốt năm. Trung bình cứ 5 ngày gia đình lại cho xuất lò 10.000 - 15.000 quả trứng vịt lộn, trừ chi phí điện năng và khấu hao máy ấp vẫn còn lãi được 9 - 12 triệu đồng/tháng.
Toàn bộ lượng trứng vịt lộn sản xuất ra đều được thương lái đến nhà mua gom hết. Các tỉnh, thành tiêu thụ nhiều trứng vịt lộn là Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hà Nội...
Người dân thành thạo quy trình ấp trứng vịt lộn
Kinh nghiệm ấp trứng luôn được thu nhập cao của gia đình anh Triệu là: Thu mua trứng “lụa” từ các cơ sở chăn nuôi vịt đẻ có uy tín. Sau đưa vào máy ấp 5 ngày dùng đèn soi (chuyên dụng) để loại bỏ kịp thời các quả trứng không phôi. Đảm báo tất cả lượng trứng đến tay người tiêu dùng đều đã lộn đúng yêu cầu kỹ thuật.
Do nghề ấp trứng vịt lộn thôn Đào Đặng phát triển ổn định, đã kéo theo ngành chăn nuôi vịt đẻ của địa phương ngày thêm phát triển.
Tại thời điểm, xã Trung Nghĩa đang có gần 50 hộ gia đình chuyên chăn nuôi vịt đẻ. Tổng lượng vịt nuôi thường xuyên đạt hơn 40.000 con. Trung bình mỗi ngày địa phương này sản xuất được 30 - 35 nghìn quả trứng vịt lụa các loại. Hầu hết đều được đưa vào các lò ấp trứng lộn ở thôn Đào Đặng. Tống thu nhập hàng năm từ ngành chăn nuôi vịt toàn xã ước đạt 6 -7 tỉ đồng.
Soi trứng để loại bỏ quả không phôi trước khi ấp
Theo ông Hân, để đàn vịt nuôi luôn đạt tỷ lệ đẻ trứng cao (80 - 85%) và đủ điều kiện kỹ thuật đưa vào lò ấp, các gia đình chăn vịt ở đây đã thực hiện: Chọn nuôi giống vịt siêu trứng. Đảm bảo tỷ lệ nuôi đực/cái tối thiểu là 1/10. Mua cám ăn cho vịt từ các nhà máy sản xuất có uy tín cao như Cám vịt Bình Phước. Và tuân thủ chặt chẽ quy trình chăn vịt an toàn sinh học.
Chuồng trại có thường làm khá đơn giản, nhưng luôn thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Quản lý đàn chặt đàn vịt không để tự do ra bên ngoài. Vaxcin phòng bệnh cho vịt đúng lịch hướng dẫn của ngành thú y. Định kỳ 15 ngày/1 lần rắc vôi tiêu độc khử trùng chuồng trại và khu vực chăn nuôi. 10 ngày/1 lần cho vịt ăn thêm thuốc bổ gan và kháng sinh phòng tiêu chảy...