Tập trung chăm sóc cây ăn quả phục vụ thị trường xuất khẩu
30/03/2025 19:08 GMT +7
Hiện nay, phần lớn các loại cây ăn quả trên địa bàn tỉnh Sơn La đang trong giai đoạn ra hoa, đậu quả; các HTX tập trung chăm sóc, tạo ra sản phẩm tốt nhất.
- Sơn La: Còn khoảng trên 2.000 hộ nghèo, cận nghèo có nhu cầu hỗ trợ kinh phí để làm nhà ở
- Nông dân Sơn La tạo đột phá trong sản xuất nông nghiệp
- Đoàn kiểm tra 1911 của Bộ Chính trị thông qua dự thảo kết quả kiểm tra đối với Tỉnh ủy Sơn La
Tập chung chăm sóc cây ăn ăn quả
Yên Châu là một trong những huyện có diện tích cây ăn quả lớn của tỉnh Sơn La. Thời điểm này, các diện tích cây ăn quả đang trong giai đoạn ra hoa, đậu quả; các HTX và hộ sản xuất nông nghiệp tập trung chăm sóc mùa vụ mới.
Quy trình sản xuất an toàn được đặt lên hàng đầu, nhất là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón nằm trong danh mục cho phép của các nước nhập khẩu. Ông Hà Văn Sơn, Giám đốc HTX Nông sản an toàn Chiềng Hặc, xã Chiềng Hặc (Yên Châu, Sơn La) cho biết: HTX có 25 ha xoài, trong đó, 14,5 ha xoài được cấp chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và được công nhận là vùng xoài công nghệ cao. Ngoài diện tích xoài của các thành viên, HTX còn liên kết với 64 hộ trồng xoài trên địa bàn, với tổng diện tích gần 160 ha xoài.

Thời điểm này, HTX đang tích cực phổ biến, hướng dẫn các hộ thành viên cũng như các hộ liên kết sản xuất với HTX chủ động chăm sóc, cắt tỉa hoa, loại bỏ các cành trội, cành vượt và các cành sâu bệnh, đảm bảo nước tưới cho cây. Đặc biệt, chúng tôi cũng xác định rõ các vùng trồng xoài xuất khẩu, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo danh mục cho phép của các nước nhập khẩu và tuân thủ nghiêm ngặt thời gian cách ly. Đây là yếu tố then chốt, đảm bảo chất lượng, an toàn của sản phẩm, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
Ông Vũ Hải Yến, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Yên Châu cho biết: Cuối năm 2024, hơn 300 ha xoài tại các bản Nà Ngà, Huổi Sét, Huổi Mong và Văng Lùng của xã Chiềng Hặc được công nhận là vùng trồng xoài ứng dụng công nghệ cao. Năm 2024, huyện Yên Châu đã xuất khẩu khoảng 4.000 tấn xoài, mang lại giá trị ước tính 1,3 triệu USD, tương đương trên 33 tỷ đồng.
Bước vào vụ xoài năm 2025, để đạt kết quả cao hơn năm 2024, Phòng đang tham mưu, đề xuất với UBND huyện hỗ trợ túi bao trái và tem nhãn truy xuất nguồn gốc cho quả xoài các hộ sản xuất, HTX, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu.

Chất lượng cây ăn quả đáp ướng nhu cầu xuất khẩu
Còn tại huyện Sông Mã (Sơn La) đang có 7.760 ha nhãn, trong đó, hơn 900 ha là nhãn rải vụ, còn lại là nhãn chính vụ. Để cây trồng, sinh trưởng và phát triển, huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, các HTX tăng cường quản lý các mã số vùng trồng đã được cấp phép; tiếp tục rà soát, bổ sung cấp mã vùng trồng mới; quản lý chặt quy trình sản xuất nông nghiệp an toàn (VietGAP, GlobalGAP,…).
Phối hợp với các cơ quan chuyên môn tập trung tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực kỹ thuật chăm sóc, bón phân các loại cây trồng cho các hợp tác xã và nhân dân trên địa bàn huyện.

Ông Nguyễn Tiến Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Sông Mã, cho biết: Huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn khuyến cáo bà con chủ động nắm bắt diễn biến thời tiết để có biện pháp xử lý sâu bệnh kịp thời, tránh ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng quả. Đồng thời, tuyên truyền người trồng nhãn nêu cao ý thức, trách nhiệm trong thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, nghiêm cấm sử dụng chất kích thích, chất cấm trong quá trình chăm sóc.
Phấn đấu năm 2025, xuất khẩu 6.500 tấn nhãn quả sang thị trường các nước Trung Quốc, Mỹ, Úc, EU, Vương Quốc Anh...

Khẳng định thương hiệu, năm 2024, nông sản tỉnh Sơn La tiếp tục đạt mục tiêu xuất khẩu đề ra, gồm: Chè 8.900 tấn, trị giá 21,9 triệu USD; cà phê 31.700 tấn, giá trị trên 88,77 triệu USD; sắn 100.000 tấn, trị giá trên 36,8 triệu USD; xoài quả tươi 7/600 tấn, giá trị trên 1,8 triệu USD; chuối quả tươi 7.200 tấn, giá trị 2,1 triệu USD...
Thời gian tới, các sở, ban, ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; rà soát, đánh giá cấp mã số vùng trồng; thu hút đầu tư chế biến sâu.
Đồng thời, tăng tỷ lệ diện tích sản xuất được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP và các tiêu chuẩn tương đương; tiếp tục thực hiện công tác quản lý, giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói; phối hợp ký kết các hiệp định xuất nhập khẩu, đảm bảo đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm để mở rộng đường cho nông sản Sơn La xuất khẩu.
Tags:
Quy định mới về thời gian hoạt động xe vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh Sơn La
Theo quy định mới của UBND tỉnh Sơn La, xe vệ sinh môi trường hoạt động trong đô thị vào các khung giờ từ 6 giờ - 8 giờ và từ 16 giờ 30 phút đến 19 giờ hàng ngày; xe ô tô chở vật liệu xây dựng được phép hoạt động trong đô thị vào tất cả thời gian trong ngày.
Bất động sản Sơn La khởi sắc trở lại
Sự kiện thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La) tổ chức đấu giá quyền sử dụng 60 lô đất tại các khu quy hoạch dân cư đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân, khách hàng, trong đó có khách hàng ở thành phố, các huyện trên địa bàn tỉnh và cả tỉnh khác... Qua đó, cho thấy thị trường bất động sản nơi đây đang khởi sắc trở lại.
Thanh niên Sơn La gửi tiền tiết kiệm, chung tay vì người nghèo
Sau 5 năm triển khai ngày hội "Gửi tiền tiết kiệm – Vì tương lai xanh" do Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Sơn La khởi xướng, chương trình gửi tiết kiệm "Chung tay vì người nghèo" đã mở được 6.153 sổ tiết kiệm làm nguồn vốn vay cho thanh niên, người nghèo và các đối tượng chính sách.