Tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng từ 1/1/2022

Thùy Anh Thứ ba, ngày 07/12/2021 16:26 PM (GMT+7)
Kể từ ngày 1/1/2022 lương hưu và trợ cấp xã hội hàng tháng của người nghỉ hưu được tăng thêm 7,4%. Những người có mức lương hưu thấp sẽ được tăng lên bằng mức 2.500.000 đồng/tháng.
Bình luận 0

Sau nhiều lần bàn thảo, cân nhắc, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 108/2021/NĐ-CP ngày 7/12/2021 điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng. Theo đó, kể từ ngày 1/1/2022, mức lương hưu, trợ cấp hàng tháng được điều chỉnh tăng thêm 7,4%.

Tăng lương hưu cho người có mức lương hưu dưới 2.500.000 đồng/tháng

Khoản 1 Điều 1 Nghị định trên nêu rõ: Điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng đối với các đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng trước ngày 1/1/2022, bao gồm:

Cán bộ, công chức, công nhân, viên chức và người lao động (kể cả người có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người nghỉ hưu từ quỹ bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An chuyển sang theo Quyết định số 41/2009/QĐ-TTg ngày 16/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển bảo hiểm xã hội nông dân Nghệ An sang bảo hiểm xã hội tự nguyện); quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu hàng tháng.

Tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp thêm 7,4%/tháng - Ảnh 1.

Người hưởng lương hưu có mức lương thấp hơn mức 2.500.000 đồng/tháng sẽ được tăng lương từ 1/1/2022. Ảnh: Tuẫn Hữu

Cán bộ xã, phường, thị trấn quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Nghị định số 34. 

 Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định của pháp luật; người đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 4/8/2000 về việc trợ cấp cho những người đã hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 206-CP ngày 30/5/1979 của Hội đồng Chính phủ về chính sách đối với công nhân mới giải phóng làm nghề nặng nhọc, có hại sức khỏe nay già yếu phải thôi việc.

Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 130-CP ngày 20/6/1975 và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng về việc sửa đổi, bổ sung một số chính sách, chế độ đối với cán bộ xã, phường.

"Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp xã hội cho những người có lương hưu thấp thể hiện quyết tâm chính trị cao của Chính phủ trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn".

Ông Bùi Sỹ Lợi - Nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của quốc hội

Quân nhân đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 6/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ).

Công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương.  

Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 9/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

Tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng thêm 7,4% - Ảnh 3.

Ngân sách tăng lương hưu và trợ cấp xã hội được lấy từ nguồn nhà nước và nguồn từ quỹ BHXH. Ảnh: Hữu Tuấn.

Khoản 2 Điều 1 Nghị định nêu rõ: Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này nghỉ hưu trước ngày 1/1/1995 sau khi thực hiện điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này mà có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng dưới 2.500.000 đồng/tháng.

Mức điều chỉnh tăng lương hưu, trợ cấp hàng tháng 

Từ ngày 1/1/2022 điều chỉnh tăng thêm 7,4% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 12/2021 đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 nêu trên.

Từ ngày 1/1/2022, điều chỉnh tăng thêm đối với các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1. Cụ thể như sau: Tăng thêm 200.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng từ 2.300.000 đồng/người/tháng trở xuống; tăng lên bằng 2.500.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng từ 2.300.000 đồng/người/tháng đến dưới 2.500.000 đồng/người/tháng.

Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng sau khi điều chỉnh là căn cứ để tính điều chỉnh lương hưu, trợ cấp ở những lần điều chỉnh tiếp theo.

Nguồn kinh phí thực hiện tăng lương hưu

Nguồn kinh phí thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 1 Nghị định này được lấy từ ngân sách nhà nước với với các đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trước ngày 1/1/1995; hưởng trợ cấp hàng tháng  với một số đối tượng.

Quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm đối với các đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội từ ngày 1/10/1995 trở đi, kể cả đối tượng đang hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng theo: Nghị định số 92/2009/NĐ-CP.

Nghị định 108/2021/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20/1/2022. Các quy định tại Nghị định này được thực hiện từ ngày 1/1/2022.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem