Quảng Nam: Được "bơm" vốn ưu đãi, người dân Đại Lộc mạnh dạn tự tạo việc làm, nâng cao thu nhập

Trần Hậu - Đoàn Hồng Thứ bảy, ngày 12/11/2022 05:31 AM (GMT+7)
Thời gian qua, “bức tranh” kinh tế - xã hội của huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều đổi thay ấn tượng. Kết quả đó, có sự đóng góp rất lớn của hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn. Nhiều hộ vay vốn đã tự tạo việc làm, tạo thêm việc làm, qua đó nâng cao thu nhập.
Bình luận 0

Nâng cao chất lượng hoạt động

Ông Đặng Văn Kỳ - Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc cho biết, những năm qua các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn huyện đã được triển khai kịp thời, có hiệu quả đến các đối tượng thụ hưởng, đã đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân, góp phần quan trọng vào việc thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra về giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội.

Quảng Nam: Được "bơm" vốn ưu đãi - người dân Đại Lộc mạnh dạn phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập - Ảnh 1.

Vốn tín dụng chính sách "bệ phóng" để người dân huyện Đại Lộc (Quảng Nam) đổi đời. Ảnh: T.H.

Từ đầu năm đến nay, Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đại Lộc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng; Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đại Lộc đã kịp thời phân giao, điều chỉnh nguồn vốn cho các xã/thị trấn và giao chỉ tiêu huy động vốn.

Quảng Nam: Được "bơm" vốn ưu đãi - người dân Đại Lộc mạnh dạn phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập - Ảnh 2.

Cán bộ Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đại Lộc luôn tận tình chỉ dẫn, hỗ trợ người dân các thủ tục vay vốn. Ảnh: T.H.

Tổng nguồn vốn đến 31/10/2022 là 396.948 triệu đồng, nguồn vốn Trung ương chuyển về là 316.364 triệu đồng, tăng 17.883 triệu đồng so với đầu năm; nguồn vốn huy động tại địa phương được Trung ương cấp bù lãi suất là 61.099 triệu đồng. Trong đó, tiết kiệm thông qua tổ là 29.105 triệu đồng, tăng 8.377 triệu đồng so với đầu năm, đạt 335% kế hoạch.

Nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư tại địa phương là 19.485 triệu đồng, tăng 4.050 triệu đồng so với đầu năm, đạt 100% kế hoạch. Trong đó, nguồn vốn nhận ủy thác tỉnh 15.971 triệu đồng, nguồn vốn nhận ủy thác huyện 3.514 triệu đồng.

Quảng Nam: Được "bơm" vốn ưu đãi - người dân Đại Lộc mạnh dạn phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập - Ảnh 3.

Với sự hỗ trợ của các cấp, ngành chất lượng hoạt động tín dụng chính sách của huyện Đại Lộc ngày một nâng cao, đáp ứng được sự kỳ vọng của người dân. Ảnh: T.H.

Ông Lê Tấn Hùng, Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đại Lộc cho biết, trong 10 tháng qua, phòng giao dịch đã triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; đồng thời chủ động tập trung huy động nguồn lực để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh của hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác, nâng cao chất lượng cuộc sống góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tăng trưởng dư nợ khá; quản lý nguồn vốn tốt, giữ vững chất lượng tín dụng.

Quảng Nam: Được "bơm" vốn ưu đãi - người dân Đại Lộc mạnh dạn phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập - Ảnh 4.

Người dân rất hài lòng khi đến với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đại Lộc. Ảnh: T.H.

Nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục đầu tư đúng đối tượng và có hiệu quả. Thông qua nguồn vốn tín dụng chính sách góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện giai đoạn 2016-2020 từ 2,68% xuống còn 1,97%, đã có 1.184 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, phục vụ an sinh xã hội.

Vốn tín dụng đã tạo việc làm cho 553 lao động, 13 lao động đi xuất khẩu nước ngoài, xây dựng 1.848 công trình nước sạch, công trình vệ sinh....

"Điểm tựa" cho người dân đổi đời

Ông Hùng cho biết thêm, nhận thức được lợi ích của các chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đại Lộc đã khai thác tối đa những lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn, giảm tỷ lệ hộ nghèo và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện.

Quảng Nam: Được "bơm" vốn ưu đãi - người dân Đại Lộc mạnh dạn phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập - Ảnh 5.

Được vay vốn ưu đãi, anh Nguyễn Yên ở xã Đại Quảng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam đã mở được xưởng mộc, tự tạo việc làm cho thu nhập ổn định. Ảnh: T.H.

Tiêu biểu như gia đình ông Phan Văn Đông thuộc hộ nghèo ở thôn Tây Lễ, xã Đại Thạnh. Được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đại Lộc với số tiền 50 triệu đồng, theo nguồn vốn giải quyết việc làm để phát triển mô hình nuôi bò, nuôi dê mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp xóa đói giảm nghèo. Nhờ vậy, ông Đông đã xây dựng được ngôi nhà mới khang trang, các con được ăn học đàng hoàng. 

Không chỉ gia đình ông Đông mà nhiều gia đình khó khăn khác trên địa bàn huyện được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đại Lộc như anh Nguyễn Yên thôn Mỹ An, xã Đại Quang bị tai nạn lao động mất đi một chân, nhờ nguồn vay vốn sản xuất kinh doanh 90 triệu đồng để mua sắm máy móc phát triển nghề mộc, từ đó thoát nghèo và từng bước vươn lên làm giàu chính đáng.

Quảng Nam: Được "bơm" vốn ưu đãi - người dân Đại Lộc mạnh dạn phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập - Ảnh 6.

Hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Đại Lộc ổn định cuộc sống nhờ vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để phát triển kinh tế. Ảnh: T.H.

Đam mê trồng nấm bào ngư tím (nấm sò tím), chàng kỹ sư trẻ Nguyễn Sư Dũng trú thôn Tân Hà, xã Đại Lãnh đã mạnh dạn vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đại Lộc 90 triệu đồng, tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm, đồng thời chế tạo những công cụ hỗ trợ để cơ giới hóa các quy trình sản xuất nấm thu lợi nhuận kinh tế cao.

Quảng Nam: Được "bơm" vốn ưu đãi - người dân Đại Lộc mạnh dạn phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập - Ảnh 7.

Anh Nguyễn Sư Dũng ở xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc đã xây dựng được mô hình trồng nấm bào ngư tím. Mô hình kinh tế này đã giúp cho anh Dũng thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Ảnh: T.H.

Quảng Nam: Được "bơm" vốn ưu đãi - người dân Đại Lộc mạnh dạn phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập - Ảnh 8.

Ngoài làm kinh tế giỏi, anh Dũng còn giải quyết việc làm thường xuyên cho 4 lao động tại địa phương. Ảnh: T.H.

Đến nay, nhà xưởng trồng nấm rộng 600m2, gồm 2 xưởng ươm và 4 xưởng trồng nấm, giải quyết việc làm thường xuyên cho 4 lao động. Trung bình mỗi ngày cơ sở sản xuất nấm của anh Dũng cung cấp ra thị trường 25-30kg nấm bào ngư tím. Với giá hiện nay dao động từ 60.000-100.000 đồng/1kg đã đem lại nguồn thu ổn định cho gia đình anh Dũng.

Anh Dũng chia sẻ thêm, để có được cơ ngơi như ngày hôm nay anh nhận được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương, các hội đoàn thể. Đặc biệt, là nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đại Lộc đã tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho anh mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất.

Với những thành quả đã đạt được sau 20 năm hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Đại Lộc cho thấy, nguồn vốn tín dụng chính sách ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong việc thực hiện tốt các chương trình, phục vụ tốt nhu cầu vay vốn của nhân dân, trở thành "điểm tựa" vững chắc, tạo tiền đề cũng như động lực quan trọng giúp người dân trên địa bàn huyện vươn lên ổn định cuộc sống.

"Trong thời gian tới, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đại Lộc sẽ tiếp tục bám xác định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để tiếp vốn cho người dân phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm để góp phần tăng thu nhập, và trở thành "bệ phóng" cho người dân đổi đời…", ông Lê Tấn Hùng, Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Đại Lộc nói.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem