Nhà của Pao, ngôi nhà của người dân tộc Mông đẹp như một tuyệt tác cổ xưa nằm giữa thiên nhiên hùng vĩ thuộc xã Sủng Là (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang).
Ngôi nhà được Đạo diễn Ngô Quang Hải đã tìm để làm bối cảnh cho bộ phim Chuyện của Pao. "Nhà của Pao" cũng là một trong những địa điểm không thể bỏ qua trên cung đường khám phá cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Ngôi nhà là một bức tranh thu nhỏ cuộc sống đồng bào Mông vừa hoang sơ, vừa ẩn chứa vẻ đẹp trong sáng đến lạ kỳ.
Cuộc sống nơi này vẫn vẹn nguyên bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc
Nhà của Pao trở thành một trong những địa điểm không thể bỏ qua trên cung đường khám phá cao nguyên đá Đồng Văn
Hai bên lối đi vào nhà là cánh đồng hoa dại
Nhà của Pao hiện là nơi cư ngụ của một gia đình người Mông “tứ đại đồng đường”, vẫn gần như giữ nguyên nét đẹp cổ kính, quyến rũ hòa trong không gian mênh mông, kỳ vĩ của vùng cao nguyên đá.
Không gian ngôi nhà nhìn từ ngoài cổng với tường trình, cửa gỗ, hiên đá, mái lợp ngói máng
Lối đi dẫn vào nhà Pao băng qua đồng hoa dại đầy thơ mộng, nơi ống kính của nhà quay phim đã từng lia một góc dài hình ảnh nhân vật em trai Pao lùa đàn dê về nhà trên phim.
Những bông hoa tam giác mạch trên sườn núi đá chênh vênh
Những ngày cuối thu, vườn nhà Pao ngoài những bờ rào đá, cánh cổng gỗ quen thuộc, còn có đồng hoa tam giác mạch trải đẹp như khu vườn cổ tích làm say lòng khách lạ. Ngôi nhà hai tầng cửa đóng, cửa mở, cửa khép hờ. Các gian nhà vách đất thiếu ánh sáng như lên men thời gian.
Ngôi nhà hai tầng như lên men thời gian.
Xe chúng tôi vừa tới ngõ, người lớn, người bé trong nhà đã ùa ra, vừa rụt rè bẽn lẽn lại vừa như háo hức, tò mò. Ngôi nhà hai tầng bên trong cửa đóng, cửa mở, cửa khép hờ. Các gian nhà vách đất thiếu ánh sáng như lên men thời gian.
Những đứa trẻ quần áo nhem nhuốc nhưng đẹp trong trẻo, hoang dại như những bông hoa tam giác mạch trên sườn núi đá chênh vênh. Em lớn nhất
vừa tròn 15, nhỏ nhất chỉ mới đầy năm. Cuộc sống thiếu thốn các trò chơi
cho trẻ con nhưng tiếng cười đùa vẫn giòn vang giữa khoảng sân lát bằng
đá xám.
Người già gần như chỉ nói tiếng dân tộc.
Ở đây, người già gần như chỉ nói tiếng dân tộc, còn trẻ con cũng chỉ biết chút ít tiếng Kinh đủ để hiểu du khách muốn chụp ảnh cùng hay cho quà, chia kẹo. Cuộc sống nơi này vẫn vẹn nguyên bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc: đeo gùi lấy rau, lấy củi, địu con, dệt lanh,… hiền hòa, yên bình, chịu thương chịu khó.
Trong một buổi chiều đậm sương trên cao nguyên đá, cuộc ghé thăm của chúng tôi cùng những chiếc kẹo nhỏ nhoi cũng khiến ngôi nhà vui hơn như có hội.
“Nhà Pao” vẫn còn nguyên nét đẹp cổ xưa.
Trong cơn gió chiều thu se lạnh, ghé ngồi trên ngưỡng cửa nhà Pao, nhắm mắt lại lắng tai nghe tiếng lục lạc bò từ xa xa vọng lại, tiếng vó ngựa lục cục trở về từ phiên chợ, tiếng gió động qua rèm lất phất,…như thể đang được trở lại cùng với những thước phim lung linh cùng câu chuyện thấm đẫm giá trị nhân văn về tình yêu, tình người và cuộc sống của các nhân vật trong Chuyện của Pao.