Tháng 4 là mùa cây cảnh này nở hoa, những bông hoa vàng rực, nhụy tím múa lên trong gió giống như ngàn bướm bay.
Tháng 4 buông xuống cũng là lúc cây cảnh này phủ kín một màu vàng rực rỡ. Nơi nào có nó sẽ thu hút rất nhiều người đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh: Cây bún.
Ở Việt Nam, có nhiều vùng có cây bún như Lào Cai, Yên Bái, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Bìn, Quảng Trị và 1 số tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung Bộ.
Có 1 số cây bún nổi tiếng, đã trở thành "danh lam thắng cảnh" như cây bún ở đường Đình Thôn (Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội) có tuổi đời hơn 300 năm.
Hay cây bún ở bờ sông Kiến Giang (bến sông thôn Tuy Lộc, xã Lộc Thuỷ, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình), cũng phải có niên đại hàng trăm năm. Mỗi mùa hoa, cây bún này đều thu hút rất nhiều người tới chụp ảnh.
Loài cây này có nguồn gốc từ Châu Á (Campuchia, Ấn Độ, Đông Dương, Nhật Bản, Lào, Malaysia, Myanmar, Papua New Guinea, Philippines, Thái Lan, Việt Nam) và Thái Bình Dương. Tên khoa học của nó là Crateva religiosa G.Forst thuộc chi Crateva, họ Capparaceae.
Trong tự nhiên, chúng mọc trong các khu rừng thường xanh, thường dọc theo bờ các dòng nước, từ mực nước biển lên đến độ cao khoảng 700 m.
Cây cảnh này có rất nhiều tên gọi, tùy theo từng nước mà có tên gọi khác nhau. Cây bún trong tiếng Anh gọi là Garlic pear, Sacred barma, Sacred garlic Pear, Templeplant... Tiếng Trung gọi là yu mu (gỗ cá) hay tiếng Nhật gọi là Ggyo-boku (Japan)...
Ở Việt Nam, cây bún còn được gọi là cây bún nước, bún thiêu, bún lợ, màn màn hay bạch hoa.
Cây cảnh này là cây thân gỗ phân nhánh, sớm rụng lá, cao 3-15 m, có thân, đường kính lên tới khoảng 40 cm, vỏ nhăn nheo màu xám.
Cụm hoa hình chùm ở đầu ngọn, trên cuống dài 2-6 cm, mang 10-25 hoa, đường kính 5-7 cm, giàu mật hoa, màu trắng hoặc kem vào ngày đầu tiên, có xu hướng màu vàng cam vào ngày thứ hai và ngày cuối cùng khi nở hoa.
Quả là loại quả mọng hình trứng màu xám, có vỏ ngoài bằng gỗ, dài 6-10 cm và đường kính 4-7 cm, chứa nhiều hạt hình elip hơi dẹt, dài 1,5 cm và rộng 0,5 cm, nằm trong cùi màu vàng có vỏ ngoài màu vàng và có mùi tỏi nồng nặc. Đó là lý do tên tiếng Anh của loài cây này có 1 chữ "tỏi" (Galic pear (tỏi lê).
Tiếng Trung gọi cây cảnh này là yo mu (ngư mộc - gỗ cá) là vì cây cảnh này thường mọc lên ven bờ sông, bờ biển nước lợ, người dân thường dùng gỗ của cây này chế tác làm phao câu cá, nên gọi nó là cây "ngư mộc".
Cây cảnh này là một loài cây rụng lá, mọc lá trước rồi nở hoa 4, có cây nở muộn sẽ sang cả tháng 5. Vào tháng 4 này, cây bún nở rất nhiều hoa, hoa nhiều hơn lá, cả cây cao lớn tràn ngập sắc vàng.
Khi cây mới ở trạng thái ra nụ và hé cánh, cánh hoa có màu trắng như tuyết nhưng vài ngày sẽ chuyển sang màu vàng nhạt, hanh hao như ánh nắng nhẹ của mùa xuân.
Những sợi nhụy dài màu tím như những xúc tu của con bướm, cùng với những cánh vàng chấp chới trong gió, giống như ngàn bướm bay trong mùa xuân, tạo nên cảnh tuyệt đẹp.
Loài hoa này cũng thu hút rất nhiều loài ong, bướm bay qua các bông hoa để lấy mật. Quả bún tròn như quả trứng gà nhỏ và chín vào vào mùa thu.
Cây cảnh này không chỉ là một loại cây duyên dáng mà còn chứa đầy kho báu, có thể ăn, thưởng thức và chữa bệnh.
Món ăn làm từ mầm cây bún nước được cho là món dân dã, gợi nhớ hương vị quê nhà. Mọi người có thể hái mầm câ, chần qua nước rồi xào cùng với thịt hoặc cá.
Mùi thơm của mầm bún và thịt được kết hợp hoàn hảo, cho bạn dư vị của sông, núi và những cánh rừng hoang dã.
Cây cảnh này giống như thiếu nữ xinh đẹp giữa chốn hoang dã, lại giống như "tiểu tiên y" dạo chơi giữa núi rừng, có thể hỗ trợ chữa bệnh.
Trong Đông y, rễ cây bún có thể tác dụng hỗ trợ trong điều trị bệnh gan, tiêu ẩm, tăng cường lá lách, nuôi dưỡng dạ dày, thanh nhiệt, giải độc. Vỏ của quả bún trị rối loạn tiết niệu, đau và nóng rát khi bị tiểu rắt rất tốt,.
Ngoài ra, các bộ phận khác của cây bún cũng có nhiều công dụng như gỗ có thể dùng làm nhạc cụ, đồ mộc, quả có chứa alkaloid có thể dùng làm chất kết dính, vỏ có thể dùng làm thuốc nhuộm.
Với nhiều tác dụng, người xưa cho rằng, trồng cây bún trước và sau nhà sẽ không sợ ốm, đói. Do đó, trong phong thủy, người ta tin rằng cây cảnh này có thể xua đuổi tà ma, hấp thụ tai họa, bảo vệ sự an toàn cho gia đình và sự nghiệp.
Cây cảnh này có tên "Ngư mộc", là cây phong thủy tốt lành, trong đó "Ngư" tượng trưng cho làm ăn dư dả, sự giàu có và sung túc, "Mộc" tượng trưng cho sự sống và sức sống.
Màu hoa trắng - vàng của chúng cũng được xem như "cây vàng cây bạc" trồng trước nhà có tác dụng thu hút tài lộc.
Khi trồng cây cảnh này ở ngoài sân vườn có thể điều chỉnh hào quang trong nhà, hấp thụ tài lộc, mang lại phước lành và may mắn cho gia đình.
Cây cảnh này cũng được ưa chuộng làm cây bóng mát và điều hòa không khí nhờ kích thước cao lớn, tán rộng, nên có thể thanh lọc không khí, hạn chế khói bụi, khí độc hại.
Cây cảnh này được đánh giá là loài cây rất phù hợp với các công trình công cộng, ít có thời gian chăm sóc như công viên, khuôn viên và các khu sân vườn rộng. Đây là cây cảnh dễ trồng, ít phải chăm sóc nhưng lại nở hoa rất đẹp.
Cây cảnh này có thể trồng ở vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm, nơi có ánh nắng đầy đủ hoặc bóng râm nhẹ và không đặc biệt quan tâm đến đất, miễn là thoát nước. Do đó, nó thích hợp trồng ở nhiều vùng ở nước ta.
Cây cảnh này có khả năng sinh trưởng rất tốt trong điều kiện nhiều ánh sáng và vùng đất ẩm, nhất là khí hậu nước ta rất phù hợp cho loại cây này phát triển.
Vì vậy, việc trồng và chăm sóc cây bún khá đơn giản không yêu cầu cao về kỹ thuật, chỉ cần đảm bảo các điều kiện các yếu tố dưới đây như:
Yếu tố đất trồng phải đảm bảo đủ dinh dưỡng và có độ ẩm cao, với các vùng đất nghèo chất dinh dưỡng thì khi trồng cây cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như phân chuồng hoai mục, phân lân,...
Cần trồng cây tại những vị trí có nhiều ánh sáng mặt trời, thoáng đãng thì cây mới phát triển tốt cho nhiều hoa đẹp.
Nếu trồng cây tại những vị trí ít ánh sáng cây thường còi cọc không nở nhiều hoa. Ngoài ra cây có kích thước lớn nên bạn cần trồng tại những không gian rộng rãi cho cây phát triển sau này.
Tuy là một loại cây ưa ẩm nhưng cũng nên hạn chế tưới nước cho cây khi mới trồng, chỉ nên tưới khi thấy đất đã khô hoàn toàn.
Tưới một lượng nước vừa đủ vào sáng sớm hoặc chiều tối vào gốc cây là chủ yếu khoảng 3 lần một tuần, đối với cây trưởng lớn hơn có thể giãn dần.
Cần thường xuyên phát quang cỏ dại xung quanh gốc cây làm cho đất tơi xốp để cây có thể hấp thụ dưỡng chất tốt nhất. Khi cây phát triển ổn định thì không cần phải chăm sóc nhiều, chỉ cần quan sát thấy cây thiếu gì thì bổ sung đó.
Bạn có thích cây cảnh may mắn "không lo đói, không sợ bệnh" này không, nếu thích hãy trồng ngay để con cháu được hưởng bóng mát và hoa đẹp nhé!