TTVH Online

Chợ phiên Pà Cò cứ họp lúc nào là đông lúc đấy, từ rất sớm đến khi mặt trời lên đỉnh núi

Phong Cầm 09/07/2023 17:00 GMT+7

Được họp mỗi tuần một lần vào ngày chủ nhật, chợ phiên Pà Cò (xã Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình) không chỉ là nơi trao đổi hàng hóa mà còn là điểm gặp gỡ, kết bạn, giao lưu văn hóa của đồng bào người Mông ở 3 xã Hang Kia, Pà Cò (huyện Mai Châu) và Loóng Luông (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La).

Các gian hàng ở chợ phiên Pà Cò khá đơn giản, chỉ là cái bàn gỗ, ít dây hay thanh gỗ dài vắt ngang vắt dọc treo sản phẩm, thậm chí là mảnh vải ni lông trải giữa nền gạch, nhưng khách mua vẫn cứ kéo tới nườm nượp, chật cứng vòng trong, vòng ngoài. Chợ phiên Pà Cò giống như bức tranh thu nhỏ về đời sống sinh hoạt của đồng bào Mông. Đó chính là sự đơn sơ, mộc mạc, sự cần cù của đồng bào ở rẻo cao Tây Bắc nhưng được kết tinh trong lao động ở nơi còn nhiều khó khăn và thiên nhiên khắc nghiệt.

Chợ phiên Pà Cò cứ họp lúc nào là đông lúc đấy, từ rất sớm đến khi mặt trời lên đỉnh núi - Ảnh 1.

Chợ Pà Cò bắt đầu họp từ rất sớm (khoảng 6 giờ sáng) và thường tan khi mặt trời lên đến đỉnh núi.

Chợ phiên Pà Cò cứ họp lúc nào là đông lúc đấy, từ rất sớm đến khi mặt trời lên đỉnh núi - Ảnh 2.

Chợ phiên Pà Cò còn bán vật dụng hằng ngày phục vụ đời sống sinh hoạt của đồng bào Mông.

Chợ phiên Pà Cò cứ họp lúc nào là đông lúc đấy, từ rất sớm đến khi mặt trời lên đỉnh núi - Ảnh 3.

Sản phẩm thổ cẩm khi đã hoàn thiện đều được trang trí với hoa văn, họa tiết khác nhau.

Chợ phiên Pà Cò cứ họp lúc nào là đông lúc đấy, từ rất sớm đến khi mặt trời lên đỉnh núi - Ảnh 4.

Nổi bật trong bức tranh tuyệt sắc là nét riêng biệt về trang phục sặc sỡ màu sắc của người Mông.

Hồng Phúc
Bản quyền © Báo điện tử Thể thao & Văn hóa - TTXVN