Nằm trong bảng vàng những loại cây cảnh được yêu thích và trồng nhiều nhất trong nhà, kim ngân là loại cây cảnh phong thủy không hề khó trồng nếu biết bệnh đúng 2 "nỗi sợ" của cây.
Loại cây cảnh kỳ cục, sợ nhiều nước, sợ nhiều nắng, năm thì mười họa tưới cho tí cây sẽ xanh mơn mởn, đâm chồi, nảy lộc được nhắc tới ở trên chính là cây cảnh kim ngân.
Trong cái tên kim ngân thì “ngân” có nghĩa là ngân lượng, tiền bạc nên cây cảnh kim ngân thường gắn với sự may mắn, mong cầu sự trù phú trong cuộc sống. Tên tiếng anh của cây là Pachira Money Tree cũng liên quan tới tiền bạc.
Mọi người yêu thích và chuộng cây cảnh kim ngân phần lớn cũng vì vẻ đẹp, dễ trồng và ý nghĩa tiền tài mà loại cây cảnh này mang lại. Thế nhưng trồng cây cảnh kim ngân này thế nào để lá cây không bị mềm và vàng úa, cây tốt bời bời, giúp người trồng phát tài phát lộc. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tất tần tật về cách trồng cây kim ngân sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về loại cây cảnh này.
Kim ngân là loài cây cảnh bóng râm, ưa ánh sáng yếu vì vậy khi trồng trong nhà vẫn có thể phát triển tốt. Cây cảnh kim ngân có 2 dạng:
Một là, cây trồng trong chậu cây cảnh nhỏ hoặc bình thủy sinh. Thân cây xoắn vào nhau, lá xanh và mọc xum xuê khoảng 5 - 7 lá một cành.
Thứ hai là, cây ngoài tự nhiên. Cây kim ngân ở ngoài tự nhiên có thể cao tới 18m, cây có thể ra hoa và kết trái.
Cây kim ngân sẽ ra hoa khi được trồng trong tự nhiên, với điều kiện thời tiết phù hợp. Hoa kim ngân khá to, mọc đơn, có màu trắng hoặc đỏ. Trong phong thủy, cây cảnh kim ngân nở hoa cũng đồng nghĩa với việc tài lộc, may mắn đang gõ cửa nhà bạn.
Cây cảnh kim ngân có thân là loại thân gỗ nhỏ, chắc chắn, dẻo dai. Phần thân có thể cuộn xoắn lại với nhau, vì có độ dẻo dai nên phần thân cây rất dễ tạo hình. Lá cây to, khi trưởng thành các nhánh lá có thể xòe rộng bằng một bàn tay, lá có màu xanh tươi tốt quanh năm.
Cây cảnh kim ngân thường nở hoa từ tháng 4 đến tháng 11, hoa của kim ngân có màu kem và có hương thơm dịu nhẹ. Cây có thể ra quả, quả của câu hình trứng, khi chín sẽ có màu nâu nhạt.
Theo ý nghĩa phong thủy, cây cảnh kim ngân có dáng vững trãi hiên ngang, thân bện xoắn vào nhau tượng trưng cho sự đoàn kết, vững vàng trước sóng gió. Lá cây xum xuê xanh tốt vượng phong thủy tiền bạc, hàm chứa sức sống mãnh liệt.
Chính vì thế mà người ta cho rằng khi đặt cây cảnh kim ngân trong nhà, cạnh những nơi tiếp xúc hoặc liên quan tới tiền thì sẽ càng mang lại nhiều may mắn, tiền tài cho gia chủ.
Có thể bạn không biết, số cây cảnh kim ngân trồng trong chậu cũng mang nhiều ý nghĩa:
Chậu trồng 1 cây duy nhất, thân cây phải to và mập mạp. Đó là thế đứng vững vàng, kiên định.
Chậu trồng 3 cây, tết lại với nhau mang ý nghĩa bền chặt song hành của phúc - lộc - thọ.
Chậu trồng 5 cây, biểu tượng 5 yếu tố trên hòa hợp, song hành.
Đây là một phần vô cùng quan trọng để cây kim ngân có thể đi cùng với bạn qua nhiều năm tháng. Để cây có thể khỏe mạnh, người trồng cần chú ý những yếu tố dưới đây.
Các nhánh của cây cảnh kim ngân rất to và có một cái bụng phình ra gần gốc. Điều này sẽ thấy rõ hơn ở những chậu cây nhỏ. Chính vì đặc điểm này mà hình dạng của nó đẹp hơn và các nhánh gốc to khiến cây sống tốt hơn. Cây cảnh này có khả năng chịu hạn được, nhưng lại sợ nước tưới quá nhiều, đất ẩm và tích tụ nước thời gian dài sẽ khiến rễ thối, bị hư hại, và lá sẽ chuyển sang màu vàng, khô héo.
Khi trồng cây, hãy sử dụng đất dinh dưỡng tơi xốp, thoáng khí hoặc đất mùn, được trộn tốt nhất với 20% đá perlite hoặc cát thô để đảm bảo tính thấm của đất trồng trong chậu. Tốt nhất là thay thế đất trồng trong chậu mới vào mùa xuân hoặc mùa thu hàng năm. Các chậu cây cảnh không nên quá lớn, đủ không gian cho hệ thống rễ phát triển là được.
Không có ánh nắng mặt trời và các loại thực vật sẽ không phát tốt, nhưng một số loại cây cảnh lại không thích ánh sáng nhiều, ánh sáng nắng càng mạnh thì càng không tốt, và kim ngân cũng là một trong số cây cảnh không ưa ánh nắng nhiều.
Cây kim ngân đặc biệt sợ phơi nắng và sự phát triển của nó không cần ánh sáng nhiều. Nó thích môi trường với ánh sáng rực rỡ hoặc loạn thị (ánh sáng vừa và mát), để có thể đáp ứng nhu cầu cơ bản cho sự phát triển của cây.
Nên dùng phân ủ hữu cơ, dạng dung dịch hoặc dạng túi trà, người trồng cũng có thể sử dụng phân dành cho cây bonsai cũng được.
Cây kim ngân xảy ra tình trạng vàng lá là dấu hiệu của việc tưới nước quá nhiều, vì vậy người chăm sóc nên để cho đất ráo nước rồi mới tưới lần kế tiếp, tưới liên tục trong tình trạng lá bị vàng sẽ làm tình hình ngày càng tồi tệ.
Trong trường nếu không đủ độ ẩm thì lá cây kim ngân sẽ chuyển sang màu nâu, cần phải tăng độ ẩm lên, đồng thời cũng phải cung cấp đủ nước cho cây. Loài cây này phản ứng khá nhạy khi nhiệt độ xung quanh bị thay đổi đột ngột vì vậy khi chăm sóc cây cần phải cực kỳ lưu ý.
Nếu bạn di chuyển chậu kim ngân quá thường xuyên thì xảy ra tình trạng rụng lá. Trong trường hợp khi mới mua cây về mà bị rụng nhiều lá thì gia chủ cũng không cần phải lo lắng, bởi đây chỉ là dấu hiệu của việc bị di chuyển mà thôi.