Điển hình là hộ gia đình ông Từ Sơn Vũ sinh năm 1976, hội viên Hội Nông dân ấp Thanh Xuân, xã Mỏ Công, (huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh) là một trong những hộ ở địa phương áp dụng quy trình nuôi bò vỗ béo theo hướng chuyên nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình nuôi bò vỗ béo ở huyện Tân Biên (tỉnh Tây Ninh) đã và đang phát triển, với nhiều ưu điểm: Không tốn nhiều công chăm sóc, tận dụng thời gian nhàn rỗi và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao…
Đây là cách làm mới đang được một số hộ chăn nuôi bò trên địa bàn huyện áp dụng.
Điển hình là hộ gia đình ông Từ Sơn Vũ sinh năm 1976, hội viên Hội Nông dân ấp Thanh Xuân, xã Mỏ Công, là một trong những hộ ở địa phương áp dụng quy trình nuôi bò vỗ béo theo hướng chuyên nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao.
Theo ông Vũ cho biết, vào năm 2017, ông quyết định đầu tư hơn 50 triệu đồng chuyển đổi từ nuôi bò kéo xe sang nuôi bò theo phương thức vỗ béo rồi bán lại cho các thương lái.
Cách nuôi bò vỗ béo của ông Vũ là làm chuồng trại hợp vệ sinh, thoáng mát, sạch sẽ, phù hợp với nuôi nhốt.
Sau đó, ông tìm mua những con bê, bò gầy ốm rồi đưa về tẩy giun sán, tiêm phòng các loại vắc xin như tụ huyết trùng, lở mồm long móng và một số loại bệnh khác.
Hàng ngày ông cho bò ăn cỏ voi tươi sắt ngắn kết hợp với thức ăn tinh như cám gạo, mật đường, cám vỗ béo bò thịt, bổ sung vitamin, làm vệ sinh cho bò và dọn chuồng trại sạch sẽ. Hiện khu chuồng trại khép kín của gia đình ông có diện tích hơn 700 mét vuông, với 0,7 ha cỏ voi áp dụng hệ thống tưới tự động.
Mỗi năm ông Vũ có thể nuôi nhiều lứa bò, khâu chọn bò giống rất quan trọng nên chọn giống bò lai, thường giống này con đực phát triển nhanh hơn con cái nên chọn con có thân hình cân đối, nhanh nhẹn.
Mua bò giống không được chọn những con quá già vì bò già thì mức phát triển không cao.
Đàn bò của gia đình ông Vũ hiện nay có 25 con bò đực thuộc các giống bò lai Sind, bò Pháp, bò vàng ta…bằng phương pháp cho ăn thức hỗn hợp.
Từ những con bò gầy trơ xương, chỉ sau 4, 5 tháng chăm sóc mỗi con bò tăng thêm trọng lượng lên đến khoảng 160-170 kg.
Bình quân mỗi năm ông Vũ xuất chuồng từ 2 đến 3 lứa bò vỗ béo, mỗi lứa khoảng từ 5 đến 10 con; trừ toàn bộ chi phí ông thu lãi từ 150 triệu đến 200 triệu đồng/năm.
Ông Trần Thanh Trí- Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỏ Công, huyện Tân Biên (Tây Ninh) cho biết, việc nuôi bò vỗ béo có nhiều ưu điểm như tiết kiệm được thời gian nuôi, không mất công chăn thả, khả năng thu hồi vốn nhanh.
Theo ông Trí, nếu nuôi bò vỗ béo theo phương thức nuôi nhốt hoàn toàn, người nuôi cần chủ động diện tích trồng cỏ voi; đồng thời tận dụng thêm nguồn phụ phẩm từ nông nghiệp để bổ sung thức ăn cho đàn bò.
Nuôi bò vỗ béo là mô hình đang mang lại nguồn thu khá cho người nông dân nên cần được hỗ trợ để phát triển.
Thời gian tới, xác Mỏ Công (huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh) xác định chăn nuôi là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn nên sẽ tích cực vận động, tuyên truyền và hướng dẫn kỹ thuật giúp người dân mạnh dạn áp dụng, nhân rộng mô hình nuôi bò vỗ béo.
Từ mô hình nuôi bò vỗ béo gióp phần tăng năng suất, nâng cao chất lượng gia súc thương phẩm, phát triển kinh tế từ mô hình chăn nuôi bò vỗ béo cho các hộ nông dân trên địa bàn.