Phóng điện, thay đổi giới tính hay đánh hơi mùi máu là một số khả năng của những loài cá
Phóng điện, thay đổi giới tính hay đánh hơi mùi máu là một số khả năng của những loài cá này.
Cá phổi châu Phi có thể sống không cần nước trong khoảng một năm. Khi cảm thấy mình đang ở trong tình huống nguy hiểm đến tính mạng, cá phổi sẽ tiết ra một cái kén chất nhầy và đào sâu tới 22 cm dưới lớp đất.
Trong tình trạng này, nó hút không khí vào phổi thông qua một ống thở gắn sẵn dẫn lên bề mặt và dựa vào nước mưa để thở. Loài cá này có dạng phổi thô sơ, giúp chúng tiếp nhận oxy trực tiếp từ không khí.
Cá chình điện (hay còn gọi là lươn điện) có thể tạo ra dòng điện từ 600 đến 800 V. Lượng điện này đủ để giết một con ngựa. Vũ khí này giúp chúng chống lại kẻ thù và săn mồi. Nếu du khách bị giật điện, bạn có thể bỏng da hoặc có nguy cơ chết đuối.
Cá mặt quỷ (còn có tên cá đá) là loài cá độc nhất trên thế giới. Nếu bị cá mặt quỷ đốt, bạn có thể sốc, tê liệt, khó chịu, buồn nôn, đổ mồ hôi, mê sảng, sốt, sốc tim, suy hô hấp và thậm chí tử vong nếu không được điều trị bằng thuốc kháng nọc độc trong vòng vài giờ.
Nếu bạn sống sót, các triệu chứng có thể kéo dài, từ vài ngày đến vài tuần và quá trình hồi phục hoàn toàn có thể mất nhiều tháng.
Cá mập voi (cá nhám voi) sử dụng 4.000 chiếc răng để ăn chay. Với trọng lượng hơn 25 tấn, cá mập voi là loài cá lớn thứ 2 trên thế giới.
Thức ăn của nó chủ yếu bao gồm sinh vật phù du, thực vật và tảo. Cá mập voi có hơn 4.000 răng, nhưng đó là bộ lọc thu thập thức ăn thông qua kỹ thuật "lọc dòng chảy chéo", tương tự một số loài lớp cá xương và cá voi tấm sừng hàm.
Cá hề có khả năng thay đổi giới tính. Chúng luân phiên giữa giới tính đực và cái tại một số thời điểm trong cuộc đời.
Tất cả cá thể sinh ra đều là giống đực, nhưng một số con biến thành cái trong quá trình lưỡng tính tuần tự. Cá hề có cả hai cơ quan sinh sản nam và nữ, một số con đực thực hiện quá trình chuyển đổi nếu con cái đầu đàn chết.
Cá mập trắng có thể "đánh hơi" mùi máu. Lỗ mũi của nó nằm dưới mõm, chỉ dùng để ngửi mà không phải để thở và có khả năng phát hiện lượng nhỏ hợp chất khác nhau trong nước.
Chúng có thể phát hiện máu cách xa khoảng 5 km và xác định một giọt nhỏ trong cái xô gần 100l.
Cá hồi Sockeye sử dụng từ trường để điều hướng. Cá hồi là loài cá ngược sông để đẻ. Chúng sinh ra tại vùng nước ngọt, di cư ra biển, sau đó quay lại nước ngọt để sinh sản.
Bằng cách phát hiện các biến thể nhỏ trong từ trường của Trái Đất, loài cá này di chuyển hàng nghìn kilomet để ngược sông, trở về nơi sinh ra.
Cá toothfish ở Nam Cực có dòng máu kháng đông. Bơi qua vùng cực băng giá (có thể xuống dưới -2ºC), cá toothfish tạo ra glycoprotein chống đông độc đáo, có thể giữ cho máu của chúng không bị đông.