Thứ sáu, 29/03/2024

"Ông lớn" ngành thép tăng cường tự chủ trong nước khi nhu cầu thế giới giảm

28/11/2022 7:30 AM (GMT+7)

Trước dự báo nhu cầu thép toàn cầu sẽ giảm, nhu cầu yếu hơn và mức dư cung cao ở thị trường trong nước, "ông lớn" ngành thép Hòa Phát tập trung phát triển, chủ động sản xuất trong nước.

Thế giới sụt giảm sản lượng

Số liệu của Hiệp hội Thép Thế giới (World Steel) cho biết, sản lượng thép thô của 64 quốc gia trong tháng 10/2022 ở mức 147,3 triệu tấn, tính chung 10 tháng đầu năm 2022, sản lượng thép thô toàn cầu đạt gần 1.552,7 triệu tấn, giảm 3,9% so với cùng kỳ.

Hiệp hội Thép Thế giới dự báo nhu cầu thép toàn cầu năm 2022 dự kiến giảm 2,3% xuống còn 1.797 triệu tấn, sau đó phục hồi nhẹ 1% vào năm 2023 lên gần 1.815 triệu tấn.

"Ông lớn" ngành thép tăng cường tự chủ trong nước khi nhu cầu thế giới giảm - Ảnh 1.

Giá năng lượng cao, lãi suất tăng và nhu cầu giảm đã dẫn đến hoạt động của các ngành sử dụng thép chậm lại. Ảnh minh họa

Cụ thể, sản lượng thép trong tháng 10 của ở châu Á đạt 107,3 triệu tấn, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Sau 10 tháng, khu vực này sản xuất được 1.145 triệu tấn, giảm 2,1% so với cùng kỳ.

Sản lượng thép thô Trung Quốc trong tháng 10 đạt 80 triệu tấn, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng đầu năm, sản lượng thép thô của Trung Quốc đạt 861 triệu tấn, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Tương tự, các nước Trung Đông có sự tăng trưởng về sản lượng với 4 triệu tấn, tăng 6,7%. Châu Phi cũng ghi nhận tăng 2,3% trong tháng 10, ở mức 1,4 triệu tấn.

Cũng trong tháng 10/2022, khu vực EU đã sản xuất 11,3 triệu tấn thép thô, giảm 17,5%. Tính chung 10 tháng đầu năm, khu vực này sản xuất được 117 triệu tấn, giảm 9,2%.

Trong khi đó, Nga và các nước trong khu vực CIS đạt 6,7 triệu tấn, giảm tới 23,7%. Lượng thép trong giai đoạn 10 tháng đạt 72,6 triệu tấn, giảm 19% so với cùng kỳ năm 2021 trong bối cảnh xung đột giữa Nga và Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Tại khu vực Bắc Mỹ, trong tháng 9, sản lượng thép thô đạt 9,2 triệu tấn, giảm 7,7%. Trong khi đó, sản lượng thép thô ở Nam Mỹ trong trong tháng này đạt 3,7 triệu tấn, giảm 3,2% so với cùng tháng năm trước.

Tập trung tự chủ trong nước

Với "ông lớn" Hòa Phát, đại diện Tập đoàn cho biết, hiện đang tập trung phát triển các sản phẩm có nguyên liệu đầu vào từ thép cuộn chất lượng cao và thép cuộn cán nóng (HRC).

Điều này giúp cho ngành công nghiệp cơ khí chế tạo Việt Nam giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài, chủ động nguyên liệu sản xuất ngay tại thị trường trong nước, đảm bảo chất lượng đầu vào, giảm chi phí lưu kho…

Hiện tại, Thép Hòa Phát Dung Quất đã sản xuất thành công thép cuộn làm tanh lốp xe ô tô mác thép SWRH82A, SWRH 72A. Sợi thép làm tanh lốp ô tô có đường kính rất nhỏ 0,2-0,78mm.

"Ông lớn" ngành thép tăng cường tự chủ trong nước khi nhu cầu thế giới giảm - Ảnh 2.

Đến nay, Hòa Phát chính là doanh nghiệp thép đầu tiên và duy nhất của Việt Nam có đủ tiềm lực sản xuất được HRC, góp phần giúp thị trường thép Việt bớt phụ thuộc vào hàng nhập khẩu. Ảnh: Hòa Phát

Đặc biệt, ngay sau khi sản xuất thành công sản phẩm mới, công ty đã nhận được đơn hàng trên 3000 tấn/tháng từ đối tác. Ngoài ra, Hòa Phát đang tối ưu và cải thiện công nghệ để cung cấp dòng thép cuộn chất lượng cao phục vụ sản xuất đinh vít và nhiều loại thép cơ khí chế tạo khác.

Theo đó, thép cuộn cán nóng được dùng làm nguyên liệu sản xuất các loại ống thép, tôn lợp và các sản phẩm đặc thù khác như vỏ container… sản phẩm có độ dày thông dụng từ 1,2mm - 14mm kích thước từ 1,2m - 1,5m, với các mác thép SAE, SS400, SPHC, SPHT. Sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe như ASTM (Mỹ), JIS (Nhật Bản) và GB/T (Anh).

Từ khi cho ra cuộn HRC đầu tiên tháng 5/2020 đến nay, Hòa Phát đã sản xuất khoảng 5,6 triệu tấn. 10 tháng đầu năm, Tập đoàn đã sản xuất và cung cấp cho thị trường 2,3 triệu tấn, tăng 9% so với cùng kỳ, chủ yếu đáp ứng thị trường trong nước. Con số này tương đương 43,9% HRC được sản xuất tại Việt Nam từ đầu năm đến nay.

Với HRC, Hòa Phát tự chủ nguyên liệu đầu vào cho sản xuất ống thép, tôn mạ, vỏ container, thép hình, thép công nghiệp, cung cấp sản phẩm chất lượng cao với giá thành cạnh tranh cho các nhà máy cơ khí chế tạo khác tại Việt Nam.

Theo Kinh tế & Đô thị

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Công ty chứng khoán cần cả kiếm và khiên

Công ty chứng khoán cần cả kiếm và khiên

Công ty chứng khoán (CTCK) bị sự cố hệ thống công nghệ thông tin thi thoảng vẫn xảy ra trên thị trường chứng khoán, tuy nhiên, thường sớm được khắc phục trong phiên.

Chứng khoán tháng 4 và mùa họp đại hội đồng cổ đông

Chứng khoán tháng 4 và mùa họp đại hội đồng cổ đông

Rung lắc mạnh trong tháng 3 khi đón nhận các thông tin tốt xấu đan xen, diễn biến thị trường chứng khoán trong tháng 4 liệu sẽ ra sao?

Ít hãng bay nhưng lại cạnh tranh khốc liệt!

Ít hãng bay nhưng lại cạnh tranh khốc liệt!

Trong khi hành khách ngày càng phải trả chi phí cao hơn để đi máy bay, các hãng hàng không vẫn tiếp tục thua lỗ mà gần nhất là câu chuyện Pacific Airlines

“Ông trùm” gia vị tiết lộ bí quyết giúp Dh Foods có mặt ở hơn 10 quốc gia

“Ông trùm” gia vị tiết lộ bí quyết giúp Dh Foods có mặt ở hơn 10 quốc gia

Nhờ kiên trì tiêu chí sản phẩm sạch, không dùng nguyên liệu nhân tạo, Dh Foods không những đứng vững tại thị trường gia vị Việt Nam mà còn tiến sâu vào thị trường quốc tế.

Gói "đầu tư giáo dục" hay chiêu "lấy mỡ nó rán nó"?

Gói "đầu tư giáo dục" hay chiêu "lấy mỡ nó rán nó"?

Chiêu huy động vốn từ phụ huynh học sinh để chủ đầu tư một số trường tư thục lấy đó làm vốn kinh doanh – chiêu này không mới. Tuy nhiên, nó được khoác lên bằng những cái tên mỹ miều như "gói đầu tư giáo dục" hay "học phí 0 đồng".

Kiếm tiền thật từ thị trường carbon

Kiếm tiền thật từ thị trường carbon

Chuyện tín chỉ carbon và giao dịch carbon đem lại tiền tươi thóc thật là có thật: Ngân hàng Thế giới (WB) hôm nay 21/3 công bố đã chi trả 51,5 triệu USD cho Việt Nam.