Nuôi con đặc sản leo núi đá vôi rất tài, trai Mường ở Hòa Bình thu tiền đều tay

Tuệ Linh Chủ nhật, ngày 26/02/2023 12:53 PM (GMT+7)
Nhờ xây dựng thành công mô hình nuôi con dê đặc sản leo núi đá vôi rất tài, một nông dân ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình đã có nguồn thu nhập tốt. Đó là mô hình nuôi dê của anh Bùi Văn Phương, nông dân giỏi xóm Thành Sơn, xã Cao Sơn.
Bình luận 0

Clip: Mô hình nuôi dê núi của anh Bùi Văn Phương, xóm Thành Sơn, xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Trai Mường Hòa Bình có thu nhập tốt từ nuôi dê núi

Người xây dựng thành công mô hình nuôi dê núi là anh Bùi Văn Phương, dân tộc Mường, xóm Thành Sơn, xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Trao đổi với PV Dân Việt, anh Phương chia sẻ: Năm 2006, tôi đi xuất khẩu lao động ở Malaysia. Sau 3 năm ở nước bạn, tôi chán cảnh mưu sinh nơi đất khách quê người bởi cảnh vừa xa vợ con, gia đình vừa vất vả. Do vậy, tôi quyết định trở lại quê hương để phát triển kinh tế. 

Nuôi con đặc sản leo núi rất giỏi, trai Mường Hòa Bình thu tiền điều tay - Ảnh 2.

Nhờ nuôi thành công dê núi, anh Bùi Văn Bùi Văn Phương, xóm Thành Sơn, xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình có nguồn thu nhập ổn định. Ảnh: Tuệ Linh.

Theo anh Phương, sau một thời gian tìm hiểu, năm 2014, anh quyết định phát triển kinh tế gia đình từ nuôi dê núi. 

Ban đầu, anh Phương chọn mua 5 con dê cái to khỏe, có sức đề kháng tốt. Nhờ được chăm sóc tốt, đến nay đàn dê của anh đã phát triển lên đến 40 con. Thời điểm nuôi nhiều, đàn dê của anh Phương phát triển lên gần 100 con.

Nuôi con đặc sản leo núi rất giỏi, trai Mường Hòa Bình thu tiền điều tay - Ảnh 3.

Nhờ được chăm sóc tốt và chọn con giống đảm bảo nên đàn dê của anh Phương phát triển rất tốt. Ảnh: Tuệ Linh.

Thời điểm đó, diện tích trồng cỏ của gia đình không đủ cung cấp thức ăn cho đàn dê. Qua khảo sát, anh Phương thấy đằng sau núi đá vôi dựng đứng trước nhà có một thung lũng rộng lớn. Nơi đây có rất nhiều thức ăn cho dê. Thấy vậy, anh Phương đã bỏ ra 20 triệu đồng xây cầu treo leo trên vách đá để dẫn đàn dê vượt núi tìm kiếm nguồn thức ăn. 

Tuy nhiên, sau một thời gian chăn thả, thỉnh thoảng lại mất vài con dê nên anh Phương quyết định nhốt đàn dê trong chuồng và chỉ cắt cỏ cho ăn. Vào những lúc thời gian rảnh rỗi có thời gian trông coi thì gia đình anh Phương mới cho đàn dê qua cầu vượt núi để kiếm ăn.

Nuôi con đặc sản leo núi rất giỏi, trai Mường Hòa Bình thu tiền điều tay - Ảnh 4.

Theo anh Phương, dê từ lúc đẻ đến khi xuất bán mất khoảng 10 tháng nuôi. Ảnh: Tuệ Linh.

Nói về lý do chọn nuôi dê, anh Phương cho biết: Thứ nhất, so với các vật nuôi khác thì nuôi dê mang lại lợi nhuận cao và chi phí chăn nuôi thấp, bởi dê là động vật ăn tạp, lá cây gì cũng ăn kể cả lá ngón. Thứ hai, thịt dê ngon lại ít người nuôi nên cung luôn nhỏ hơn cầu, giá dê luôn ổn định. 

Chia sẻ thêm về kỹ thuật nuôi dê núi, anh Phương cho hay: Theo kinh nghiệm nuôi dê nhiều năm của tôi, để dê sinh trưởng và phát triển tốt, khâu quan trọng là cần lựa chọn con giống chất lượng tốt. Bên cạnh đó, làm tốt công tác phòng trừ dịch bệnh, chuồng đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát, tránh nắng nóng, gió lùa. 

Nuôi con đặc sản leo núi rất giỏi, trai Mường Hòa Bình thu tiền điều tay - Ảnh 5.

Anh Phương cho dê ăn đá muối liếm để cung cấp khoáng chất và giúp dê ăn ngon miệng hơn. Ảnh: Tuệ Linh.

Mặt khác, anh Phương thường xuyên cho dê ăn đá muối liếm để bổ sung dinh dưỡng và khoáng chất, giúp dê ngon miệng và lớn nhanh.

Năm 2022, do tình hình dịch bệnh phức tạp nhưng anh Phương vẫn xuất bán được hơn 20 con dê thịt ra thị trường. Với giá bán 120.000 đồng/kg, anh Phương thu được gần 100 triệu đồng. 

Có thể khẳng định, với đức tính cần cù, dám nghĩ, dám làm, anh Phương đã biết lựa chọn con vật nuôi phù hợp với lợi thế ở địa phương; qua đó, góp phần đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem