Nông thôn Tây Bắc: Thay đổi tập quán chăn nuôi, phòng chống đói rét cho trâu bò - Ảnh 1.

 

Clip: Thành phố Sơn La tăng chủ động phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết huyện Mai sơn, tỉnh Sơn La đã triển khai, tuyên truyền, chủ động hỗ trợ người dân những biện pháp phòng tránh đói, rét cho gia súc. Bên cạnh đó việc thay đổi trong nhận thức và tập quán chăn nuôi của người dân cũng đã góp phần quan trọng bảo vệ đàn vật nuôi trước các đợt rét đậm rét hại.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Khắc Hòa, Trưởng Phòng nông nghiệp huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La cho biết: Trên địa bàn huyện người dân chủ yếu vẫn chăn nuôi theo hướng truyền thống, chăn thả tự do, do đó đàn trâu bò của phát triển và sinh trưởng chậm; thu nhập từ chăn nuôi đại gia súc chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương.

img
img

Thay đổi trong nhận thức và tập quán chăn nuôi của người dân cũng đã góp phần quan trọng bảo vệ đàn vật nuôi trước các đợt rét đậm rét hại. Ảnh: Văn Ngọc

Để thay đổi thói quen chăn nuôi của bà con theo hướng truyền thống, chăn thả tự nhiên huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã tích cực vận động, tuyên truyền người dân chuyển sang phương thức chăn nuôi đại gia súc theo hướng nuôi nhốt, qua đó sẽ kiểm soát được dịch bệnh, chủ động phòng chống đói rét, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm một yếu tố quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng.

Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp huyện phối hợp cùng với các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân, tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, trong đó quan tâm hướng dẫn biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại và sương muối.

img
img

Tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi, chăm sóc tốt là cách phát triển kinh tế gia đình được đánh giá cao tại vùng nông thôn Tây Bắc. Ảnh: Văn Ngọc


Theo chân cán bộ Hội Nông dân xã Cò Nòi chúng tôi đến thăm gia đình anh Lò Văn Xuân, bản Bó Hặc, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La vào đúng lúc lão nông vùng Nông thôn Tây Bắc đang cho đàn trâu ăn. Chúng tôi được tận mắt nhìn đàn trâu trong giai đoạn vỗ béo chuẩn bị xuất bán, con nào con nấy đều béo chắc.

Nhận thấy việc nuôi trâu chăn thả ngoài đồng không hiệu quả, chậm phát triển, không kiểm soát được dịch bệnh, chủ động phòng chống đói rét cho đàn trâu, cộng với đó đất đai của gia đình rộng lớn, thuận lợi cho việc trồng cỏ phục vụ chăn nuôi cùng với đó rơm rạ, lá mía của người dân thu hoạch sau mỗi vụ vứt thừa thãi, hoang phí. Với nguồn vốn của gia đình, cộng với số tiền vay từ họ hàng anh Xuân đã đầu tư xây dựng chuồng trại phát triển chăn nuôi trâu vỗ béo bằng cách nuôi nhốt chuồng.

Nông thôn Tây Bắc: Thay đổi tập quán chăn nuôi, phòng chống đói rét cho trâu bò - Ảnh 4.

Anh Lò Văn Xuân, bản Bó Hặc, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La gia cố lại chuồng trâu của gia đình. Ảnh: Văn Ngọc

Vừa nhanh tay ủ lại bao thức ăn cho đàn trâu trên 15 con trâu đen bóng đang nhai cỏ trong chuồng, anh Xuân chia sẻ: "Tôi nuôi trâu vỗ béo hình thức nhốt chuồng này được hơn 2 năm, hiện tại trang trại này có 15 con trâu, mỗi con ăn khoảng 50-60 kg cỏ/ngày. Việc nuôi trâu nhốt chuồng gia đình tôi sẽ chủ động nguồn thức ăn hàng ngày cho đàn trâu, tôi trồng thêm 0,5 ha cỏ voi và tích thêm rơm rạ, ủ cây ngô, ngọn mía trong kho làm thức ăn dự trữ. Vì vậy nguồn thức ăn cho đàn trâu luôn được bảo đảm, không lo thiếu, kể cả trong suốt mùa đông lạnh giá".

Với kỹ thuật nuôi trâu nhốt chuồng khoa học, chủ động được nguồn thức ăn, kiểm soát được dịch bệnh nên đàn trâu của gia đình lớn nhanh, cho năng suất thịt cao và bán được giá, có con bán với giá trên 60 triệu đồng.


Nông thôn Tây Bắc: Thay đổi tập quán chăn nuôi, phòng chống đói rét cho trâu bò - Ảnh 5.

 

Nhiều năm trở lại đây, chăn nuôi trâu, bò là sinh kế chính của gia đình Vừ Xuân Trịa, cũng như nhiều hộ dân ở xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Với 10 đến 15 con trâu, bò được nuôi và xuất bán mỗi năm đem lại nguồn thu ổn định để trang trải cuộc sống và nuôi các con ăn học, bà anh Trịa đã sớm có phương án bảo vệ đàn vật nuôi. Trước mỗi mùa đông, gia đình anh đều chủ động gia cố lại chuồng trại, tích trữ rơm rạ, cỏ khô làm thức ăn cho đàn gia súc trong những ngày giá rét. 

Nông thôn Tây Bắc: Thay đổi tập quán chăn nuôi, phòng chống đói rét cho trâu bò - Ảnh 6.

Ông Vừ Xuân Trịa, xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La cho đàn bò của gia đình ăn. Ảnh: Mùa Xuân


"Hôm nào trời rét đậm, tôi không thả rông mà nhốt trâu, bò và lấy cỏ cho ăn tại chuồng. Gia đình tôi cũng chuẩn bị các loại vải cũ, tấm bạt để che chắn chuồng trại, rồi đốt lửa sưởi ấm cho trâu, bò".

Ông Vừ Xuân Trịa, xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La









Xã Co Mạ là xã Vùng Cao của huyện Thuận Châu, xã hiện có 19 bản, với hơn 1.300 hộ dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông, Thái, Khơ Mú cùng sinh sống. Địa bàn rộng, đường đi vào các bản chủ yếu là đường đất, chưa được bê tông hóa nên việc tuyên truyền, vận động cho bà con chủ động phòng, chống rét cho gia súc gặp không ít những khó khăn.

img
img

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức, triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống đói, rét cho gia súc trong mùa đông; không thả gia súc nhất là những ngày giá rét, sương muối. Ảnh: Mùa Xuân


Trao đổi với phóng viên, ông Và Phỏng Sá, Phó Chủ tịch UBND xã Co Mạ, cho biết, ngay từ đầu mùa đông năm nay, xã đã xây dựng kế hoạch phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc và gửi công văn đến 19/19 trưởng bản trên địa bàn xã để chủ động triển khai tuyên truyền đến các hộ dân chăn nuôi.

Đồng thời, xã thành lập các tổ công tác bám nắm địa bàn để tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động dự trữ nguồn thức ăn, làm chuồng trại cho đàn gia súc khi nhiệt độ xuống thấp, giảm sâu.

Hiện, đàn gia súc toàn xã có  hơn 6.300 con, với đặc thù là xã vùng núi cao, khí hậu giá lạnh, người dân trong xã thường có thói quen chăn nuôi gia súc thả rông. Để hạn chế thiệt hại cho các hộ dân, xã Co Mạ đã chỉ đạo các tổ công tác xuống các bản hướng dẫn người dân làm chuồng trại để che chắn, tránh gió lùa cho gia súc, đảm bảo đủ ấm trong mùa đông.

Nông thôn Tây Bắc: Thay đổi tập quán chăn nuôi, phòng chống đói rét cho trâu bò - Ảnh 9.

Nông dân bản xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La chủ động di chuyển đàn gia súc về chuồng để phòng rét. Ảnh: Mùa Xuân

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức, triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống đói, rét cho gia súc trong mùa đông; không thả gia súc nhất là những ngày giá rét, sương muối.

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, người dân đã chuyển đổi diện tích đất nương kém hiệu quả sang trồng hơn 40 ha cỏ voi VA06 để làm nguồn thức ăn cho đàn gia súc... Cán bộ khuyến nông hướng dẫn người dân ủ chua, ủ rơm urê, kiềm hóa để tăng giá trị dinh dưỡng nguồn thức ăn; sử dụng sản phẩm trồng trọt như: ngô hạt, sắn, đậu đỗ... để bảo quản chế biến làm thức ăn; các loại quả bí đỏ, khoai lang, chuối... cũng được bà con dự trữ làm thức ăn cho gia súc.

Nông thôn Tây Bắc: Thay đổi tập quán chăn nuôi, phòng chống đói rét cho trâu bò - Ảnh 10.

Người dân bản xã Co Mạ trồng cỏ voi VA06 làm nguồn thức ăn cho đàn gia súc trong mùa rét. Ảnh: Mùa Xuân.

Để người dân chủ động phòng chống đói rét cho gia súc mùa đông, Sở NN&PTNT tỉnh Sơn La đã có văn bản yêu cầu các huyện, thành phố tập trung phổ biến kiến thức, hướng dẫn kỹ thuật cho người chăn nuôi chăm sóc nuôi dưỡng và chuẩn bị thức ăn thô, thức ăn tinh, khoáng, vitamin để tăng cường sức khỏe cho vật nuôi, đảm bảo mỗi hộ gia đình chăn nuôi trâu, bò có ít nhất một cây rơm, lượng thức ăn dự trữ đáp ứng cho trâu, bò bình quân từ 5-7kg (cỏ khô, rơm khô,...)/con/ngày trong những ngày giá rét.

Vận động các hộ chăn nuôi có chuồng nhưng chưa đảm bảo yêu cầu phòng, chống rét và các hộ chưa có chuồng khẩn trương sửa chữa, làm mới chuồng trại đảm bảo cho việc che chắn, giữ ấm cho gia súc trong mùa đông; vỗ béo gia súc gầy yếu, xuất bán gia súc đến tuổi giết thịt, không nên nuôi lưu đàn quá lâu nhằm giảm bớt khó khăn cho việc phòng chống đói, rét và hạn chế thiệt hại khi rét đậm, rét hại xảy ra; di chuyển đàn trâu, bò thả rông trong rừng về nuôi nhốt gần nhà để quản lý và chăm sóc; thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin định kỳ theo lịch và hướng dẫn của cơ quan thú y.

Thực hiện: Văn Ngọc - Duy Hải 

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem