Nông dân Việt Nam xuất sắc 2022 với triết lý làm kinh tế "kiềng ba chân" - Ảnh 1.

img

ăm lần bảy lượt bị dịch bệnh hỏi thăm, rồi lại đến bão giá, anh Hoàng Văn Khánh vẫn giữ được trang trại chăn nuôi lợn bình yên vượt sóng gió. Cũng có lúc chục tỷ đồng ra đi sau một cái chp mắt nhưng hơn 20 năm qua, nghề chăn nuôi đã mang lại cho anh nhiều thành quả.

Về làng hỏi thăm nhà anh, nhiều người bảo anh giờ "chăn nuôi ít, ăn đất nhiều", sự thật như thế nào?

- (Cười) Mọi người trêu đùa thế thôi! Tôi vẫn chăn nuôi nhiều lợn và trồng bưởi Diễn, cây ăn quả khác...

Về đất, hiện tôi cũng có trên dưới 10 mảnh nằm ở các nơi trong và ngoài huyện. Đây là tài sản do tôi tích góp từ tiền mấy năm chăn nuôi lợn, trồng trọt.

Mới đây, tôi mới đầu tư mua thêm 2 mảnh ở 2 dự án, mỗi mảnh trên chục tỷ đồng để dành.

Hiện, nhiều người chăn nuôi lợn thua lỗ nặng nề, có hộ mất nhà, mất đất vì lợn, vì sao anh vẫn thu lãi nhiều thế?

- Tôi chỉ học hết cấp 1 xong về nhà xoay đủ nghề kiếm sống. Đến 2001 lập gia đình, sau đó tách ra ở riêng. Bố mẹ thuần nông, rất nghèo nên không có tài sản gì cho con. Vợ chồng tôi chỉ có hai "bàn tay trắng" lập nghiệp.

Để có vốn, thời gian đầu chúng tôi phải vay lãi ngoài (tín dụng đen) 1 triệu đồng lấy tiền dựng nhà tạm và mua giống lợn về nuôi. Năm đầu nuôi có lời trả được hết nợ.

Đến năm 2004, tôi lại vay 20 triệu đồng để mở rộng trại và tăng quy mô đàn lợn. Năm đó tôi chăn nuôi có lời khá. Năm 2005, vợ chồng tôi quyết định thuê lại 1ha đất đầm trũng, tính làm ăn lớn hơn. Chúng tôi dùng 1 mẫu (3.600m2) để đào ao thả cá, diện tích còn lại dùng để trồng cam, bưởi và làm trại nuôi khoảng 200 con lợn nái, thịt. Từ năm 2005 đến 2007, tôi chăn nuôi, trồng trọt đều rất gặp thời. Lứa lợn nào xuất chuồng cũng có lãi.

Tuy nhiên đến khoảng tháng 5/2007, dịch tai xanh trên lợn bùng phát mạnh ở khắp nơi, lúc đó trong chuồng của gia đình tôi có khoảng 200 con, đều từ 80-90kg/con nhưng vẫn phải bán để trả hết tiền cám, giữ lại mấy chục triệu đồng để vào đàn tiếp.

Thời điểm đó, bà con ai cũng có tâm lý bán tháo đàn lợn để thoát dịch và gỡ gạc nên giá lợn xuống rất thấp. Đi ngược lại số đông, tôi liều mua thêm 200 con lợn choai khoảng 20kg/con chỉ hết khoảng 50 triệu đồng.

Ngày đấy, giá cám rẻ chỉ khoảng gần 4.000 đồng/kg. Đúng là "liều ăn nhiều", lứa lợn này tôi đưa về nuôi gột thêm vài tháng khi xuất được giá 40.000 đồng/kg, lãi khoảng trên 2 triệu đồng/con. Tổng cả lứa lợn tính ra lãi gần nửa tỷ đồng.

Nghề chăn nuôi lợn này mỗi người một kiểu, cũng gian nan nhưng nhiều khi mình biết chớp thời cơ hoặc liều đi ngược hướng lại ăn to nhưng cũng có người "vỡ mộng" vì lợn.

Tiếp đà thắng, năm 2008, tôi lại cắm "sổ đỏ" (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) vay ngân hàng 200 triệu đồng. Có tiền, tôi gây dựng ngay được 50 con nái siêu (nái siêu nạc).

Từ năm 2008 đến 2011, tôi luôn duy trì đàn nái và thịt khoảng gần 300 con/lứa. Hầu như lứa lợn nào xuất chuồng, trại cũng có lãi. Dù đến năm 2011, dịch lở mồm long móng bùng phát mạnh nhưng tôi vẫn bám trụ lại được.

Lúc đó, các trang trại, nông hộ nuôi lợn ở các nơi chết la liệt, nguồn cung thiếu hụt, giá lợn hơi tăng đến trên 70.000 đồng/kg gia đình tôi vẫn có hàng xuất chuồng, thu lãi đều đều 1 năm vài tỷ đồng.

Năm 2012, tôi xây thêm khoảng 1.000m2 chuồng và gây được khoảng 150 nái, đến năm 2013, đàn nái của tôi tăng lên 200 con và đàn lợn thịt trong chuồng luôn duy trì vài trăm con đến cả nghìn con/lứa.

Từ năm 2014 đến 2016, nghề chăn nuôi lợn ở Việt Nam rất thịnh, mỗi năm tôi thu lãi vài tỷ đồng là chuyện bình thường.

Nông dân Việt Nam xuất sắc 2022 với triết lý làm kinh tế "kiềng ba chân" - Ảnh 3.

Nhưng chắc hẳn, việc chăn nuôi lợn không phải lúc nào cũng "suôn sẻ" như vậy?

- Đến đầu năm 2017, giá lợn hơi bất ngờ lao dốc không phanh, có thời điểm vượt quá đáy khoảng 15.000 đồng/kg. Dù tôi đã được một doanh nghiệp cám chia sẻ thông tin dự báo giá lợn giảm nhưng tôi vẫn không thể cầm cự được, phải bán chạy lợn thịt cắt lỗ nhanh nhưng thời điểm đó tôi cũng lỗ khoảng 10 tỷ đồng. Thực sự choáng váng. Sau này bình tâm tôi mới nhận ra phải dự báo được thị trường ở tầm nhìn xa một chút. Bởi thời điểm năm 2015, do giá rét nên ở Trung Quốc lợn bị chết nhiều dẫn đến nhu cầu nhập hàng từ Việt Nam tăng. Thấy giá lợn hơi tăng, bà con ồ ạt tăng đàn "nóng" dẫn đến nguồn cung tăng đột biến nên khi đến đỉnh giá sẽ giảm sâu.

Lúc đó vợ chồng tôi trở tay không kịp nên cũng khá sốc. Tuy vậy, do chúng tôi đã chủ động được nguồn vốn lãi trước đó khoảng 6 tỷ đồng để chăm lo, giữ được đàn nái nên sau đợt khủng hoảng, trại vẫn giữ được 200 đầu nái.

Có nguồn lực, vợ chồng tôi lại khôi phục đàn thịt khá nhanh đuổi kịp theo giá lợn tăng. Từ giữa năm 2008 đến cuối năm xuất bán lợn thịt, chúng tôi gần như thu hồi được khoản lỗ từ đợt bão giá.

Lần thất bại nhớ đời nhất đối với tôi có lẽ là vào tháng 7/2019, khi đó trại của tôi là cơ sở chăn nuôi bị dịch tả lợn châu Phi cuối cùng của huyện. Toàn bộ trang trại gần như bị xóa sổ, ước tính thiệt hại khoảng gần chục tỷ đồng.

Bị thiệt hại nặng như vậy, vì sao anh vẫn hồi phục, tái đàn chăn nuôi nhanh trở lại được?

- Tôi không đầu tư tất tay, đưa hết vốn vào chăn nuôi lợn như các trang trại, nông hộ khác mà tôi làm kinh tế theo kiểu "kiềng ba chân". Tức là vừa chăn nuôi kết hợp với trồng trọt và đầu tư thêm vào mua đất để dành khi có biến, gia đình tôi vẫn có chỗ dựa vững chắc mà không bị phá sản.

Đơn cử như trong thời điểm chăn nuôi lợn thịnh nhất từ năm 2014 đến 2016, mỗi năm tôi nuôi lợn lời ra khoảng vài tỷ đồng và đều tìm mua đất. Đến 2019 khi trại bị dịch xóa sổ, chúng tôi nghỉ nuôi khoảng 1 năm để sát khuẩn cách ly, chuồng trại, đến tháng 6/2020, tôi bán một vài mảnh đất đi lại có vốn lớn để tái đàn ngay.

Bắt đầu chăn nuôi trở lại, chúng tôi làm chuyên nghiệp hơn. Để có con hậu bị chuẩn, tôi phải về tận trạm nghiên cứu và phát triển giống lợn hạt ở Tam Điệp, Ninh Bình chọn mua 100 con loại chất lượng cao đưa về trại chuồng kín công nghệ cao nuôi.

Sau khoảng 2 tháng, trại bắt đầu cho phối giống, 6 tháng sau đã có lợn con và gây, khai thác đàn thịt ngay được trong năm 2021. Từ đó đến giờ mỗi tháng chúng tôi vẫn xuất chuồng đều đều khoảng 200 con, mỗi năm thu về vài tỷ đồng.


Nông dân Việt Nam xuất sắc 2022 với triết lý làm kinh tế "kiềng ba chân" - Ảnh 5.

Nông dân Việt Nam xuất sắc 2022 với triết lý làm kinh tế "kiềng ba chân" - Ảnh 5.

Đảm bảo an toàn sinh học tuyệt đối là cách anh Hoàng Văn Khánh bảo vệ đàn lợn thoát khỏi dch bệnh, nhất là dịch tả lợn châu Phi.

Hiện, dịch tả lợn châu Phi vẫn bùng phát ở nhiều nơi, anh có cách gì để bảo vệ đàn lợn của mình an toàn, hiệu qu?

- Hiện nay, quy mô chuồng nuôi của trại có thể lên đến vài nghìn con lợn thịt/lứa nhưng tôi không đầu tư tất tay vào nuôi hết công suất mà nuôi gối chuồng. Cứ chuồng trước xuất đi lại chuyển sang nuôi chuồng sau. Với cách này, chúng tôi vừa có thể cách ly chuồng, vừa có thời gian sát khuẩn và nếu có thiệt hại cũng không quá lớn.

Trong chăn nuôi, chúng tôi cũng xây dựng quy trình sát trùng, cách ly nghiêm ngặt. Các công nhân, kỹ thuật phải 3 cùng tại trại (cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc), thực phẩm cung cấp cho công nhân cũng được tăng gia tại trang trại.

Bên cạnh đó, khâu đầu vào như thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi... cũng được kiểm soát nghiêm ngặt. Các xe cám muốn vào trại phải qua nhiều khâu sát trùng xe, người khuân vác cám cũng phải được thay quần áo, tắm sát trùng cách ly đủ thời gian mới được vào trại. Riêng về thuốc thú y, chúng tôi cũng nhập tại các đơn vị lớn có hóa đơn, số lô có chất lượng rõ ràng.

Qua tham quan trang trại, thấy anh có cách ngăn ruồi, muỗi, chuột vào trại như dựng rào tôn xung quanh trại, dùng màn che các giàn làm mát trước chuồng... rất khác với các trại khác. Ý tưởng độc đáo này do anh tự sáng tạo ra hay học hỏi ở đâu rồi đưa về áp dụng vào trại?

- Trước đây, trang trại của tôi cũng khốn khổ vì chuột phá hoại bưởi đặc sản. Có vụ chuột ăn vài nghìn quả bưởi, thiệt hại đến vài trăm triệu đồng. Nghiêm trọng hơn, chúng còn mang theo nguồn bệnh dịch từ bên ngoài vào trại khiến đàn vật nuôi liên tục bị đe dọa.

Thời gian đầu chúng tôi khốn đốn vì không tìm được cách diệt chuột. Có ngày đánh thuốc, chuột chết la liệt khắp nơi nhưng trại vẫn còn chuột. Từ một vài con chúng lại sinh sôi nẩy nở ra cả đàn kéo vào phá trại.

Sau nhiều năm nghiên cứu và đi nhiều trại học tập kinh nghiệm thấy bà con cũng xây tường gạch để ngăn chuột nhưng cũng không mấy hiệu quả. Năm 2009, tôi mới nghĩ ra cách làm rào tôn bóng dựng xung quanh trại tiêu tốn hàng trăm triệu đồng nhưng thấy rất hiệu quả, trại sạch chuột ngay.

Đối với muỗi, tôi áp dụng cách chống muỗi như đối với người. Tức là dùng màn chất lượng cao che kín các tấm làm mát, các cửa muỗi có thể lọt vào. Đến nay, chuột, muỗi... đều không thể lọt vào trại.

Nông dân Việt Nam xuất sắc 2022 với triết lý làm kinh tế "kiềng ba chân" - Ảnh 6.

Hiện, giá thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y liên tục tăng cao, anh có cách gì để để giảm giá thành chăn nuôi, đảm bảo trang trại luôn có lãi?

- Từ đầu năm đến nay, riêng giá thức ăn chăn nuôi đã tăng đến gần 20 lần, đây là mức tăng kỷ lục chưa từng có khiến người chăn nuôi khốn đốn, nhiều trang trại, nông hộ phải giảm đàn hoặc treo chuồng.

Tuy nhiên, trang trại của đình tôi vẫn duy trì và có lãi. Thứ nhất do chúng tôi liên kết với các trang trại, doanh nghiệp nhập thức ăn chăn nuôi từ nhà máy, thuốc từ các doanh nghiệp, không qua trung gian nên cũng giảm được khá nhiều chi phí, vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất. Thứ 2 chúng tôi luôn chủ động được con giống, áp dụng chăn nuôi công nghệ cao nên giảm được hao hụt. Đây cũng là cách để giảm giá thành chăn nuôi hiệu quả trong chăn nuôi lợn hiện nay.

Nông dân Việt Nam xuất sắc 2022 với triết lý làm kinh tế "kiềng ba chân" - Ảnh 7.

Cụ thể, giá thành chăn nuôi lợn của anh hiện nay như thế nào?

- Đến nay, chi phí chăn nuôi của tôi gồm chi phí sản xuất lợn giống khoảng 1,2 triệu đồng/con loại trên 7 -8kg. Tiền mua thuốc thú y, vaccine các loại 250.000 đồng/con. Chi phí nhân công 150.000 đồng/con; tiền điện, nước khoảng 80.000 – 100.000 đồng/con.

Lãi suất ngân hàng 50.000 đồng/con; khấu hao chuồng trại 400.000 đồng/con. Hao hụt do dịch bệnh, lợn ốm yếu khoảng 5% doanh thu.

Trong đó, tiền cám là nhiều nhất. Giá một bao cám rẻ nhất hiện cũng 300.000 đồng/bao 25kg (giá trước khi tăng khoảng 250.000 đồng/bao); đắt nhất là cám dành cho lợn mới cai sữa, tập ăn 700.000 đồng/bao (trước là 300.000-400.000 đồng/bao). Để nuôi được 1 con lợn tạ, trại của tôi trung bình tiêu tốn 10 - 11 bao cám, khoảng 3,6-3,8 triệu đồng.

Tổng chi phí chăn nuôi lợn của tôi khoảng 6 triệu đồng/tạ lợn. Với giá thị trường hiện tại khoảng gần 70.000 đồng, gia đình có lãi khoảng trên dưới 1 triệu đồng/con lợn trên 1,2 tạ.

Anh nhìn nhận như thế nào về bức tranh chăn nuôi lợn của nông dân Việt Nam hiện tại, đặc biệt là trong chăn nuôi nông hộ?

- Nói về chăn nuôi lợn thì phía nông hộ là kẻ yếu thế, dễ bị tổn thương nhất. Trước đây, nước ta chủ yếu là chăn nuôi nông hộ, có gia đình có của ăn, của để, xây nhà, mua xe cũng nhờ lợn. Tuy nhiên từ năm 2017 đến nay, khủng hoảng, bão giá, dịch bệnh nhiều, nhất là dịch tả lợn châu Phi đã dần dần hạ gục gần hết người nuôi nông hộ.

Một số hộ còn sót lại sau đợt dịch tả đến giờ lại dính giá thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y... tăng phi mã, bà con như bị "đánh bồi" thêm đòn chí mạng. Hiện thị phần chăn nuôi lợn đều đang rơi vào tay các doanh nghiệp FDI (doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam), vì các "ông lớn" này có nhiều tiền, công nghệ cao.

Anh có hiến kế giải pháp gì để phục hồi chăn nuôi nông hộ?

- Quan điểm của tôi là vẫn phải duy trì chăn nuôi nông hộ. Vì đối tượng nông hộ này rất đông lên đến hàng chục triệu người, đa phần là người ngoài độ tuổi lao động, nếu không dựa vào chăn nuôi thì bà con sẽ dễ tái nghèo, ảnh hưởng đến an sinh toàn xã hội.

Theo tôi Nhà nước, nhất là Bộ NNPTNT phải có giải pháp hỗ trợ cụ thể, ngân hàng có thể hỗ trợ khoanh, giãn nợ và cho vay mới giúp các đối tượng yếu thế này có cơ hội vươn lên, vượt qua khó khăn và trở lại chăn nuôi, có thu nhập ổn định.

Chăn nuôi lợn hiện giờ khó khăn hơn vì nhiều dịch bệnh, nhất là dịch tả lợn châu Phi. Khi chưa có vaccine thì người nuôi bắt buộc phải áp dụng giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học thông qua việc áp dụng giải pháp chăn nuôi an toàn thông qua các nguyên tắc cách ly, kiểm soát đầu vào, ra và vệ sinh làm sạch; khử trùng..., từ đó có thể hạn chế được dịch bệnh rất hiệu quả mà không phải tiêu tốn nhiều chi phí.

Để có đầu ra ổn định cho sản phẩm và giảm chi phí đầu vào, theo tôi bà con phải liên kết với nhau thông qua các nhóm mạng xã hội hoặc vào hợp tác xã để mua được thức ăn chăn nuôi, thuốc thu ý với giá gốc từ nhà máy.

Trong khi làm kinh tế, chúng ta cũng không nên "bỏ hết trứng vào một giỏ" mà nên đầu tư thêm nhiều kênh khác như trồng trọt, nuôi cá... để không may gặp rủi ro sẽ không bị phá sản.

Nông dân Việt Nam xuất sắc 2022 với triết lý làm kinh tế "kiềng ba chân" - Ảnh 8.

Anh có dự định gì mới trong tương lai?

- Sắp tới và cho đến khi về già, còn sức tôi vẫn sẽ gắn bó với nghề chăn nuôi lợn và trồng cây ăn quả. Nhưng chúng tôi sẽ ngày càng nâng cấp, đưa thêm các công nghệ hiện đại vào phục vụ sản xuất.

Nông dân Việt Nam xuất sắc 2022 với triết lý làm kinh tế "kiềng ba chân" - Ảnh 9.

Đến nay, trong các chuồng chúng tôi đã lắp đạt được hệ thống camera giám sát, hệ thống nước tự động... sắp tới chúng tôi sẽ đầu tư dây chuyền đưa cám vào chuồng tự động để thay thế sức người, vừa nhằm giảm thiểu rủi ro dịch bệnh.

Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt cho các diện tích cây ăn quả, bưởi đặc sản tại trang trại. Chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện trang trại chăn nuôi, trồng trọt để đạt chứng nhận sản xuất hữu cơ, trang trại kiểu mẫu.

Vợ và các con có ủng hộ anh tiếp tục gắn bó với chăn nuôi không?

- Chăn nuôi lợn là nghề rất vất vả nhưng đổi lại chúng tôi cũng được nhiều. Từ nhà to, xe ô tô đến đất đai... đều nhờ chăn nuôi lợn. Vợ tôi vẫn kiên trì cùng chồng gắn bó với nghề. 3 con của tôi (1 trai, 2 gái) đều đã lớn, cháu cả hiện đang học chuyên ngành kinh tế tại một trường đại học ở Hà Nội, cháu thứ 2 cũng vừa thi tốt nghiệp được điểm khá cao. Con trai út của tôi đang học năm cuối cấp 2. Các cháu đều ngoan và chăm học, một mặt cũng rất ủng hộ bố mẹ tiếp tục chăn nuôi.

Vợ chồng tôi ít học nhưng vẫn mong muốn đầu tư cho các con học cao và tùy ý thích lựa chọn tương lai, nghề nghiệp. Chúng tôi không ép buộc con phải theo nghề của bố mẹ nhưng nếu các cháu có hướng về chăn nuôi cũng tốt.

Khi học lên cao có trình độ về chăn nuôi, các con cũng sẽ có kiến thức, áp dụng được nhiều công nghệ mới vào chăn nuôi sẽ hiệu quả hơn cách nuôi truyền thống.

Được bình chọn là nông dân Việt Nam xuất sắc 2022, anh có suy nghĩ, cảm nhận như thế nào?

- Khi biết mình được chọn là nông dân Việt Nam xuất sắc 2022, tôi và mọi người trong gia đình đều rất vui, thấy vinh dự và tự hào.

Bản thân tôi cũng thấy rất mừng vì thành quả lao động của mình trong nhiều năm qua được Nhà nước ghi nhận, tôn vinh.

Sau đợt tôn vinh này, tôi xin hứa sẽ tiếp tục phấn đấu chăn nuôi hiệu quả hơn, làm kinh tế tốt hơn vừa giúp mọi người khó, nghèo ở địa phương vượt lên cùng làm giàu.

Xin cảm ơn anh!

Nông dân Việt Nam xuất sắc 2022 với triết lý làm kinh tế "kiềng ba chân" - Ảnh 10.

 

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem