Thứ năm, 25/04/2024

Nhập rau quả từ Trung Quốc tăng 74%

28/09/2022 5:44 AM (GMT+7)

Chỉ trong 8 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã chi gần 473 triệu USD nhập khẩu rau quả từ Trung Quốc, tăng đến 74% so với năm ngoái

Ngày 27-9, Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết ước tính giá trị nhập khẩu rau quả trong tháng 9 ước đạt 204 triệu USD, tăng 63,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã chi 1,461 tỉ USD, tăng 36,4% so với cùng kỳ 2021.

Về thị trường nhập khẩu, cập nhật đến tháng 8, Trung Quốc tiếp tục là nguồn cung số 1 với giá trị gần 473 triệu USD, tăng đến 74% so với 8 tháng đầu năm 2021, chiếm gần 38% thị phần.

Nhập rau quả từ Trung Quốc tăng 74% - Ảnh 1.

Lựu Trung Quốc bán tại một cửa hàng tiện lợi tại TP HCM

Các nguồn nhập khẩu khác cũng có tăng trưởng 2 con số trong 8 tháng đầu năm như: Úc (gần 105 triệu USD, tăng 18%; New Zealand (gần 89 triệu USD, tăng gần 25%); Campuchia (gần 46 triệu USD, tăng 50%); Nam Phi, Hàn Quốc, Ấn Độ tăng từ 45%-69%.

Đáng chú ý, Thái Lan từng là nước cung cấp rau quả số 1 Việt Nam từ năm 2019 trở về trước nay chỉ còn vị trí số 9 với giá trị 32,5 triệu USD, chiếm gần 2,6% thị phần.

Rau quả Trung Quốc, đặc biệt là quả (trái cây) đã tăng mạnh lượng nhập vào Việt Nam trong năm nay nhờ giá rẻ và chất lượng có sự cải thiện. Việc xuất khẩu sang các thị trường xa khó khăn cũng khiến lượng hàng đổ sang thị trường gần như Việt Nam nhiều hơn.

Nhập rau quả từ Trung Quốc tăng 74% - Ảnh 2.

Hành tím Trung Quốc bán tại siêu thị

Theo ghi nhận của phóng viên, hiện nay các loại trái cây như: Lựu, nho, lê, táo Trung Quốc đang rất nhiều trên thị trường TP HCM; các loại rau củ như: Cà rốt, hành tây, hành, tỏi,… cũng đang chiếm lĩnh thị trường.

Đặc biệt, gần đây rau quả Trung Quốc không chỉ được bán ở kênh chợ truyền thống, hàng rong mà bắt đầu xuất hiện tại một số siêu thị và cửa hàng tiện lợi tại TP HCM và ghi rõ thông tin về xuất xứ.

Theo Người Lao Động

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Rào cản lớn nhất hiện nay là những góc nhìn không đồng thuận với sự tồn tại của "trường chuyên, lớp chọn" từ cấp THCS. Nhưng đừng quên nhu cầu giáo dục trong một xã hội đang phát triển là rất đa dạng.

Vì sao tỉ giá chưa hạ nhiệt dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bán USD can thiệp?

Vì sao tỉ giá chưa hạ nhiệt dù Ngân hàng Nhà nước tuyên bố bán USD can thiệp?

Giá USD ở các ngân hàng thương mại tiếp tục tăng lập đỉnh mới sau thông tin Ngân hàng Nhà nước bắt đầu bán ngoại tệ can thiệp thị trường từ 19-4

Động thái lạ của đơn vị chế biến khi giá cà phê tăng phi mã

Động thái lạ của đơn vị chế biến khi giá cà phê tăng phi mã

Giá cà phê nhân đã thiết lập kỷ lục mới khi đạt mức hơn 123.000 đồng/kg. Nguyên liệu tăng giá nhưng qua khảo sát, các sản phẩm chế biến sâu phục vụ khách hàng vẫn “nằm im’.

Ế khách thuê xe tự lái chơi lễ

Ế khách thuê xe tự lái chơi lễ

Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 kéo dài 5 ngày được xem là cơ hội cho các ứng dụng (app) cho thuê xe tự lái "hốt bạc". Song thực tế, đến thời điểm này, số lượng khách đặt thuê xe mới đạt khoảng 20%, thấp hơn mức 50% trong dịp lễ này năm ngoái.

Diễn biến bất ngờ của tỷ giá sau khi Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp

Diễn biến bất ngờ của tỷ giá sau khi Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp

Dù Ngân hàng Nhà nước bán USD can thiệp thị trường, giá USD trên thị trường tự do sáng nay (20/4) vẫn tiếp tục tăng, trong khi giá USD ở các ngân hàng cũng duy trì quanh vùng đỉnh.

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Xóa ám ảnh đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Mặc dù thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã "rã đông" nhưng vẫn chưa thực sự khởi sắc bởi tâm lý nhà đầu tư chưa thoát khỏi nỗi ám ảnh. Xếp hạng tín dụng được xem là một giải pháp tăng niềm tin đầu tư, nâng bền vững thị trường.